>> Ấn Độ - Trung Quốc 'so găng'
Từ lâu, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ với việc xuất khẩu hơn 40 tỷ USD vũ khí sang quốc gia Nam Á từ những năm 1960.
Trong nhiều thập kỷ sau đó, họ cung cấp cho Ấn Độ 70% lượng vũ khí nước này nhập khẩu và tất nhiên, hiện không ai khác ngoài người Nga là những chuyên gia xuất sắc nhất trong việc sửa chữa, bảo dưỡng… các vũ khí do chính họ sản xuất, khi chúng bước vào “tuổi xế chiều”.
Ấn Độ là khách hàng lớn của vũ khí Nga.Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, gần đây quan hệ quốc phòng song phương xảy ra nhiều rạn nứt mà điển hình là vụ Moscow tăng giá, chậm chuyển giao tàu sân bay Admiral Gorshkov cho New Delhi...
Do đó, có thể coi hai hợp đồng mới được thông báo hôm qua là chất xúc tác, hàn gắn rạn nứt và củng cố quan hệ song quốc phòng song phương. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định, đây là hai dự án hợp tác lớn trong 10 năm tới và chúng chứng tỏ quan hệ tốt đẹp, truyền thống Nga-Ấn.
Và nhiều khả năng, sau hai hợp đồng trên, Ấn Độ có thể mua của Nga thêm 270 máy bay chiến đấu Sukhoi trị giá 12 tỷ USD và 126 máy bay khác trị giá 12 tỷ USD cũng của Moscow.
Bản dự thảo hợp đồng trên có thể được chính thức ký khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (trái) thăm Ấn Độ vào cuối năm. |
Thủ tướng Putin khẳng định máy bay thế hệ thứ 5 T-50 của họ hơn hẳn đối thủ F-22 của Mỹ về độ linh hoạt, vũ khí và tầm hoạt động mà chỉ rẻ bằng 1/3; đồng thời có thể hoạt động từ 30 - 35 năm nếu được nâng cấp. |
Và theo nhiều chuyên gia, giá máy bay Nga bán cho Ấn Độ chỉ khoảng 100 triệu USD một chiếc, trong khi giá một chiếc F-35 khoảng 150 triệu USD, còn F-22 phải lên trên 250 triệu USD một chiếc.
So với nhiều máy bay cùng loại, phi cơ Nga rẻ hơn. Ảnh minh họa. |
Về phía Nga, nước này sẵn sàng hợp tác nghiên cứu, bán cho Ấn Độ nhiều vũ khí hiện đại nhất của mình bởi họ tin New Delhi sẽ không làm nhái vũ khí của họ như Trung Quốc.
Hiện Nga cáo buộc Trung Quốc làm nhái nhiều máy bay, tàu ngầm, tàu chiến nổi, tên lửa…. Nhiều vũ khí, khí tài có thiết kế, hình thức…giống hệt vũ khí của Nga và chỉ khác là nhiều thiết bị bị bên trong được gắn mác Made in China…
Đồng thời, Nga cũng muốn thúc đẩy quan hệ song phương với Ấn Độ lên tầm cao mới bởi hiện hai bên đang tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề của quốc tế và khu vực như chống khủng bố, tấn công nạn sản xuất thuốc phiện, chống bọn Hồi giáo cực đoan…
Một nguyên nhân cũng rất quan trọng khiến cả Ấn Độ và Nga đều đặt quyết tâm, hy vọng cao vào thương vụ vũ khí này chính là Trung Quốc.
Theo Los Angeles Times, Nga rất lo lắng trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Dù hai nước gần đây giải quyết xong nhiều tranh chấp biên giới, nhưng việc kinh tế Bắc Kinh lớn mạnh, gia tăng ảnh hưởng khiến Moscow lo ngại, nhất là ở vùng Viễn Đông giàu tài nguyên nhưng thưa dân của Nga.
Và một biện pháp hữu hiệu mà Nga theo đuổi là tăng cường sức mạnh cho đối thủ của Trung Quốc, tức Ấn Độ. Với lập trường đó, song song với các biện pháp tăng cường trao đổi chính trị, mua bán, đối thoại quân sự…Thủ tướng Vladimir Putin đang muốn nâng kim ngạch thương mại song phương từ 8 tỷ USD hiện nay lên mức 20 tỷ USD trước năm 2016.
Về phía Ấn Độ, mục đích của họ cũng tương tự. Ấn Độ thông báo việc hai nước mua bán máy bay thế hệ thứ 5 của Nga chỉ một ngày sau khi đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony bày tỏ sự lo ngại về những hàng xóm đang tăng cường sức mạnh quân sự nhanh chóng hôm 6/10.
Khi đó, ông tuyên bố: “Nhiều quốc gia đang tăng cường đe dọa sự toàn vẹn, thống nhất của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng và chuẩn bị đối phó mọi lúc mọi nơi”.
Theo Indian Express, Trung Quốc vừa triển khai nhiều tên lửa, xây thêm cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ và theo một số nguồn tin, họ còn xây thêm các công trình tại phần lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Còn Los Angeles Times đưa tin, Trung Quốc còn tăng cường bán vũ khí, xây cơ sở hạ tầng quân sự ở Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, những quốc gia xung quanh Ấn Độ.
Còn Chuẩn tướng đã nghỉ hưu Rahul Bhonsle cho biết: “Hiện Trung Quốc chưa ở Ấn Độ Dương nhưng chẳng biết điều gì sẽ xảy ra trong 15 năm nữa. Họ đã và đang chứng tỏ sức mạnh ở Thái Bình Dương nên từ giờ chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng ở Ấn Độ Dương”.
Với việc lợi ích của hai nước hội tụ như trên, không quá khó hiểu khi Ấn Độ ký với Nga hợp vũ khí lớn nhất trong lịch sử của họ từ trước tới nay. Như Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định, đây là hai dự án hợp tác lớn trong 10 năm tới và chúng chứng tỏ quan hệ tốt đẹp, truyền thống Nga-Ấn, mở ra nhiều hơn nữa sự hợp tác quốc phòng.
nóng sẵn sàng bùng nổ.
Sau một thời gian phát triển kinh tế “nhanh chóng mặt”, thực lực của Ấn Độ và Trung Quốc được nâng cao đáng kể. Và để tương xứng với sức mạnh kinh tế đó, hai nước đều muốn tìm kiếm vị thế mới, thị trường mới, nguồn năng lượng mới... và mở rộng ảnh hưởng của mình.
Ấn Độ - Trung Quốc "so găng". |
Điểm nóng kinh tế và an ninh quốc gia
Hai nước có nhiều va chạm nhưng nổi bật nhất vẫn là những vấn đề liên quan tới kinh tế và an ninh quốc gia.
Điển hình là tranh chấp biên giới dài hàng nghìn km giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết từ năm 1962 và cái "ung" này thỉnh thoảng lại trở trứng, khiến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đau tím tái
Tranh chấp biên giới từng khiến hai nước đánh nhau. |
Và ngay cả lĩnh vực thương mại song phương, dù có tốc độ phát triển nhanh nhất giữa các nền kinh tế mới nổi, cũng tồn tại việc thiếu tin cậy lẫn nhau. Đã vậy, chúng còn liên tục xuất hiện thêm rạn nứt về các khoản cho vay đa phương, thỏa thuận hạt nhân dân sự Ấn Độ - Mỹ...
Rõ ràng, quan hệ song phương tiềm ẩn nhiều bất đồng lớn tới mức Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Ấn Độ là Bharat Verma phải cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công Ấn Độ trước 2012 để dạy nước này bài học cuối cùng, cũng như đảm bảo vị trí thống lĩnh tại châu Á.
Trung Quốc ra tay trước
Tuy chưa tấn công Ấn Độ như lời tiên đoán của ông Bharat Verma nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, Bắc Kinh đã ra tay trước. Và một trong những biện pháp giới cầm quyền nước này đưa ra chính là bao vây Ấn Độ, tạo lập vành đai bao vây trước khi New Delhi kịp lớn mạnh, vượt tầm kiểm soát.
Đối tác đầu tiên mà Bắc Kinh chọn chính là Sri Lanka bởi nước này vừa là nơi nắm giữ các tuyến đường vận tải tàu biển quan trọng, vận chuyển dầu của thế giới, vừa coi Ấn Độ là đối thủ.
Trung Quốc tăng cường bao vây Ấn Độ. Ảnh minh họa. |
Sau khi giúp Chính phủ Sri Lanka trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao và viện trợ hàng tỷ USD để họ đánh bại lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil, Trung Quốc được lại quả không ít. Đó là việc quốc đảo này cho Bắc Kinh sử dụng cảng nước sâu ở Hambantota, qua đó kiểm soát được nhiều tuyến đường vận chuyển huyết mạch trên biển, có ý nghĩa sống còn với Ấn Độ.
Không dừng lại, Trung Quốc còn dựng lên lá chắn ở phía Tây Nam, ngăn chặn ý định Đông tiến của Ấn Độ bằng cách lôi kéo Myanmar, biến nước này thành đồng minh thân cận nhất. Bằng chứng là Bắc Kinh liên tục thúc đẩy thương mại song phương, trở thành đối tác buôn bán lớn nhất của Naypyidaw, liên tục bảo vệ nước này tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sở thương mại, các căn cứ hải quân...
Đổi lại, Trung Quốc được phép khai thác mỏ khí tự nhiên của Myanmar với giá hữu nghị, cũng như từng bước tiếp cận những nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu lửa, khí đốt, than đá, thiếc, đồng, uranium, gỗ, thủy điện). Điều này vừa có lợi cho Trung Quốc, vừa kết lấy lòng Myanmar và quan trọng hơn, cắt đi một nguồn cung nguyên, nhiên liệu cho nhu cầu kinh tế Ấn Độ; cũng như lấy đi của Ấn Độ một đồng minh trong vùng đệm an ninh.
Myanmar trở thành đồng minh, lá chắn cho Trung Quốc. |
Một nước khác cũng được Trung Quốc tận dụng là "kẻ thù" của Ấn Độ: Pakistan. Bằng cách giúp đỡ tài chính, kỹ thuật vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân... cho Islamabad, Bắc Kinh được phép xây dựng một căn cứ hải quân lớn, trạm giám sát ở Gwadar và một bến cảng ở Pasni.
Đã vậy, với việc giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh đã giúp kẻ thù của kẻ thù, khiến Ấn Độ phải chia lửa đối phó Pakistan ở phía Tây, không thể dồn sức cho cuộc cạnh tranh với Trung Quốc ở phía Bắc, Đông và Nam.
Xét trên bình diện toàn khu vực xung quanh Ấn Độ, Trung Quốc còn âm thầm lôi kéo Nepal, Bangladesh... tạo thế bao vây Ấn Độ trên đất liền. Và với hàng loạt hải cảng, căn cứ hải quân ở các nước thân thiết với Trung Quốc dọc theo Ấn Độ Dương, Bắc Kinh tạo thành vành đai trên biển.
Vành đai (màu đen) bao vây Ấn Độ. |
Có thể nói, Trung Quốc đã đi trước một bước, bao vây thành công Ấn Độ, hoàn toàn có cơ sở để kìm chế được cường quốc này.
Ấn Độ không ngồi yên
Trước sự uy hiếp của Trung Quốc, Ấn Độ cũng không chịu khoanh tay ngồi nhìn. Ngoài việc tự lực phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga, ASEAN...tạo thế cân bằng chiến lược, nước này còn tập trung tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony từng tuyên bố trước nhiều tướng lĩnh cấp cao: “Chúng tôi sẽ cung cấp bất cứ những gì các bạn muốn, miễn là đảm bảo lợi ích quốc gia”.
Ấn Độ tích cực đầu tư cho quốc phòng. |
Với lập trường như vậy, Ấn Độ mở rộng lực lượng hải quân và tới nay, với 155 tàu chiến, Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới. Nhưng điều này chưa khiến New Delhi yên tâm nên nước này dự tính bổ sung thêm ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, ba tàu sân bay vào kho vũ khí của mình trước năm 2015. Và hôm qua, nước này hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, trở thành nước thứ 6 trên thế giới có thể tự sản xuất loại vũ khí này.
Ngoài ra, theo Trung tâm Phân tích và Công nghệ, Ấn Độ đã đặt mua 90 máy bay Su-30MKI, sắp tới là 126 máy bay đa chức năng trị giá hơn 10 tỷ USD, cũng như cùng Nga thúc đẩy hợp tác quân sự, nổi bật là việc hai nước cùng nhau nghiên cứu máy bay thế hệ thứ 5.
Ấn Độ còn ký với Nga một hợp đồng nâng cấp 70 máy bay MiG-29 đang được triển khai tại quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ đang mua rất nhiều máy bay hiện đại. Ảnh minh họa. |
Chuẩn bị, đầu tư... nhiều như vậy nên Ấn Độ có cơ sở để tự tin hơn. Tháng 6 vừa qua, New Delhi thông báo việc triển khai hai sư đoàn với 50.000 - 60.000 binh sĩ dọc biên giới của bang Arunachal Pradesh, giáp Trung Quốc. Ngoài binh sĩ, Ấn Độ cũng triển khai thêm nhiều khí tài khác tại khu vực tranh chấp như đại bác 155mm, trực thăng, cùng nhiều thiết bị bay không người lái khác. Vài ngày sau, bốn máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MIK cũng đỗ xuống căn cứ không quân tại bang này.
Rõ ràng, sau nhiều thập kỷ thua kém người láng giềng Trung Quốc, một Ấn Độ mạnh hơn về kinh tế, bạo dạn hơn, sẵn sàng chịu chơi hơn với Trung Quốc.
Ấn Độ đạt nhiều tiến bộ về tên lửa. |
Theo các nhà các nhà phân tích, không ai trong số hai nước muốn gây chiến tranh bởi họ đều có vũ khí hạt nhân, khi giao chiến thì hậu quả là vô cùng lớn, đôi bên đều bị thương nặng, thậm chí hủy diệt lẫn nhau. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng xảy ra những xung đột, va chạm nhỏ lẻ trong sự kiềm chế, đặc biệt tại vùng biên giới tranh chấp ở bang Arunachal Pradesh.
Dù hai nước ký hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh dọc biên giới chung dài 3.500km năm 1962, duy trì hòa bình dọc khu vực tranh chấp và cam kết tìm giải pháp chính trị cho vấn đề này nhưng công việc tiến triển rất ít. Tới tháng 5, Không quân Ấn Độ cảnh báo, Trung Quốc là mối nguy lớn hơn cả Pakistan bởi họ không biết gì nhiều về tiềm lực quân sự của Bắc Kinh. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét