Cập nhật lúc 20:30, Thứ Bảy, 09/10/2010 (GMT+7)
Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, VietNamNet đăng lại lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi năm 2008, đề nghị lấy lại tên Thăng Long cho Hà Nội.
Thời gian qua, trong dư luận, có một số gợi ý, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nên trả lại tên Thăng Long cho Hà Nội.
Trong lá thư gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự của Hội cho rằng, "đây là một vấn đề lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần nghiên cứu, tổ chức một cuộc hội thảo để chính thức có ý kiến đề nghị với Đảng, Nhà nước, với TP.Hà Nội".
"Thời gian lấy lại tên Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới là thời điểm hợp lý nhất, đúng lúc nhất, thời điểm nghìn năm có một".
Ông bộc bạch: "Cái tên Thăng Long rất đẹp, vừa có bề dày lịch sử nghìn năm vừa là biểu tượng đầy sức sống, thể hiện ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam. Về cảm xúc tôi rất ủng hộ việc đổi tên, nhưng về lý trí thì tôi chưa thật tự tin để đưa ra chính kiến về vấn đề này, và rất mong được dư luận chia sẻ ".
Lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam |
- Lan Phương
Chủ Nhật, 10/10/2010 - 00:01
(Dân trí) - Nghi lễ rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên đài lửa vào 7h55 sáng nay sẽ mở màn cho chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
>> Điều chỉnh phương án bắn pháo hoa nghệ thuật tại SVĐ Mỹ Đình
>> “Ngủ đêm” bên bờ Hồ chờ đón Đại lễ
>> Cấm xe nhiều tuyến đường phục vụ Lễ diễu binh
Nối tiếp Nghi lễ rước đuốc và thắp lửa, Lễ chào cờ bắt đầu vào lúc 8h trong tiếng hát của toàn bộ mọi người có mặt tại quảng trường cùng 21 loạt đại bác. Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đọc diễn văn kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ngay sau ca khúc ngợi ca Hà Nội (do khối đứng của Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình thể hiện), Lễ diễu binh bắt đầu với sự trình diễn của 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu mang dòng chữ “kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Phía dưới mặt đất, khối nghi trượng bắt đầu tiến vào lễ đài, đi đầu là xe mang biểu tượng quốc huy, xe mang ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc...
Máy bay mang cờ tổ quốc (Ảnh: Hữu Nghị)
Lực lượng diễu binh gồm 15 khối với sự tham gia của 12.000 người (trong tổng số 31.000 người diễu binh, diễu hành) bao gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ nam, nữ.
Phần diễu hành có 17 khối tham gia, bắt đầu bằng khối Hà Nội với xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới… 1.000 em thiếu nhi sẽ kết thúc chương trình với màn trình diễn thả chim bồ câu và bóng bay.
Theo ông Tô Văn Động, Chánh Văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chương trình nhằm biểu dương lực lượng, đặc biệt là những thành tựu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, vinh danh Thủ đô văn hiến, Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, qua đó thể hiện lòng tự hào và khối đoàn kết của toàn dân tộc.
Theo lộ trình, đoàn diễu binh bắt đầu từ đường Hùng Vương chia làm hai rồi đi theo các tuyến đường phố: Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Nhà hát lớn và Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Deawoo. Ở những tuyến đường có đoàn diễu binh đi qua, người dân có thể đứng hai bên đường để theo dõi tại chỗ.
Người dân có thể xem diễu binh tại đường phố đoàn đi qua (Ảnh: Hữu Nghị)
Toàn bộ chương trình cũng được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình để người dân trên toàn quốc có thể theo dõi. Ngoài ra, sẽ có 20 màn hình lớn được lắp đặt tại các vị trí công cộng của Thủ đô để phục vụ người dân và khách du lịch.
Từ ngày 9/10, nhiều người từ các tỉnh lân cận đã đổ về Hà Nội để được chứng kiến ngày Lễ chính của Đại lễ, nhất là màn diễu binh quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Không ít gia đình trên các tuyến phố có đoàn diễu binh đi qua đã trở thành nơi tá túc của người thân từ nơi khác đến “phục” lễ diễu binh. Với một số người dân tỉnh lẻ không có điều kiện, các địa điểm công cộng là lựa chọn để ngủ trong khoảng thời gian chờ đợi trời sáng.
Để đảm bảo cho Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành, Thành phố cấm toàn bộ các phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên, phù hiệu bảo vệ) hoạt động từ 20h ngày 9/10 đến 12h ngày 10/10 trên các tuyến phố: Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ - Chùa Một Cột - Độc Lập - Ông Ích Khiêm - Bà Huyện Thanh Quan - Tôn Thất Đàn - Nguyễn Cảnh Chân - Bắc Sơn - Mai Xuân Thưởng - Lê Hồng Phong - đường Thanh Niên - Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Liễu Giai); Thụy Khuê - Quán Thánh - Phan Đình Phùng - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Hoàng Diệu - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - các tuyến phố xung quanh Quảng trường Cách mạng tháng 8 - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Yên Phụ - công viên Bách Thảo.
Kim Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét