Ngăn chặn tham nhũng trong giáo dục

CAND.COM:
8:38, 12/10/2010




Ngày 11/10, tại Hà Nội, Tổ chức quốc tế Trung tâm Tài nguyên phòng, chống tham nhũng và UNICEF phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo U4 về chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam.

Hội thảo U4 đã công bố một kết quả khảo sát mới thực hiện, trong đó khảo sát 605 phụ huynh và 236 giáo viên ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM về tình trạng tuyển sinh đầu cấp, trong đó tỷ lệ học sinh trái tuyến khoảng 20%, với lý do cơ bản nhất là: chất lượng trường, gần nhà, và trường điểm.

60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến và 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến. 38% phụ huynh có con học trái tuyến, và 5% phụ huynh có con học đúng tuyến thừa nhận có chi nhờ người xin cho con vào trường.

Về tâm lý phụ huynh: Việc tuyển sinh đầu cấp là gánh nặng tâm lý cho 42% phụ huynh và gánh nặng thời gian cho 26% số phụ huynh và có tới 70% số phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường.

Trước tình trạng đó, Bộ GD&ĐT đề ra một số giải pháp đối phó với tình trạng tham nhũng, trong đó có công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng; rà soát và ban hành các văn bản chỉ đạo của ngành về phòng, chống tham nhũng.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đã hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo hướng tăng khung hình phạt tiền để đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong giáo dục. Bộ cũng đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về phòng chống tham nhũng


T.Phương

Hà Nội Mới: Qua khảo sát tham nhũng trong giáo dục tại Việt Nam:
12/10/2010 07:03

(HNM) - Xác định nguyên nhân và tác hại của các hình thức tham nhũng phổ biến trong ngành giáo dục, nhấn mạnh tới những đặc trưng của Việt Nam, đó là mục đích chính của cuộc hội thảo "Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam: con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình". Hội thảo do tổ chức quốc tế Trung tâm Tài nguyên phòng, chống tham nhũng và UNICEF tổ chức với sự tham gia của đại diện Bộ GD-ĐT.

Hành vi "mờ" - "Chuyện bình thường" với 70% số phụ huynh

Phụ huynh luôn chấp nhận xin học cho con bằng mọi giá tại các trường có cơ sở vật chất tốt. Ảnh: Huyền Linh

Tại hội thảo, Công ty Tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting) đã công bố kết quả cuộc khảo sát, thực hiện dưới sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ, tiến hành tháng 5-2010. Những nghiên cứu của nhóm T&C Consulting tập trung khảo sát thực trạng 3 hiện tượng ẩn chứa nguy cơ tham nhũng là: tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm và thu phí ngoài quy định. Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng nhóm nghiên cứu lý giải: 3 hiện tượng này được lựa chọn bởi đó là những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn về mặt xã hội, được dư luận phản ánh nhiều thời gian qua.

Dựa trên kết quả từ 850 phiếu khảo sát giáo viên và phụ huynh của 3 địa phương là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các chuyên gia cho biết: Trong tuyển sinh đầu cấp, có 60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến và 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến. Khi vào trường, phụ huynh dù đúng hay trái tuyến, thường phải chi nhiều khoản khác nhau. Điều mà các nhà nghiên cứu muốn lưu ý là: "Có tới 70% số phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường và người quen của họ đều làm như thế".

Khi được đề nghị đưa ra lời khuyên, có hơn 47% số phụ huynh có ý "chi thêm tiền để xin học trái tuyến là phù hợp", hơn 61% khẳng định "kể cả trường đúng tuyến, nếu tốt, thì việc bỏ thêm chi phí xin học là chấp nhận được". Mặc dù gọi các hiện tượng tiềm ẩn tham nhũng kể trên, về cơ bản, là tham nhũng "nhỏ", song đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng thái độ chấp nhận các khoản chi đang ảnh hưởng nặng nề tới xã hội và làm cản trở công cuộc phòng, chống tham nhũng.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh thu nhập thấp, từ góc độ giáo viên, sự chấp nhận của xã hội đối với các hành vi "mờ" chính là một sức ép thúc đẩy các dạng tham nhũng. Ngoài ra, họ còn chịu sức ép của đồng nghiệp vì "mọi người như thế cả - mình phản đối sẽ bị cô lập". Đó cũng là điều mà các chuyên gia của UNICEF muốn nhấn mạnh. Ông Muriel Poisson, đại diện của Viện Quốc tế về kế hoạch hóa giáo dục (IIEP) minh họa cho những hiện tượng "tiềm ẩn tham nhũng" nhưng lại được nhiều người Việt Nam cho là bình thường bằng một gợi ý: "Khi giáo viên nhận từ học sinh hộp bánh có trị giá bằng một ngày lương, đó có phải là hành vi tham nhũng hay không?".

Về phía phụ huynh, sự "bình thường hóa" các hiện tượng kể trên một phần bởi quan niệm quá nặng nề về các chỉ số bề nổi như điểm số, trường điểm trong khi lại mất niềm tin ở một số khía cạnh của hệ thống đào tạo chính thống. Cuối cùng, họ tham gia vào vòng luẩn quẩn: vừa là chủ thể, vừa là nạn nhân của sức ép tham nhũng.

Cạnh tranh bằng văn hóa


Đại diện nhóm nghiên cứu của T&C Consulting cho rằng cần phải tạo ra sức ép xã hội đối với nhà trường bằng cách để cho phụ huynh "chấm điểm" trường dựa trên tiêu chí tuân thủ các chính sách tuyển sinh, thu phí, dạy - học thêm. Điều đó tạo điều kiện cho các trường cạnh tranh, không chỉ về chuyên môn mà cả về văn hóa. Về phía phụ huynh, họ cần được tuyên truyền về mặt trái của "chạy trường". Chẳng hạn, cần có các nghiên cứu để chỉ ra liệu việc học thêm có tốt hơn cho học sinh hay không? Phụ huynh cũng cần phải nắm vững các chính sách liên quan tới giáo dục. Bởi có nhiều người thậm chí không nắm được con mình học đúng tuyến là ở đâu. Đặc biệt, các chuyên gia đánh giá cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, ví dụ như Hội Phụ nữ với con số minh họa: 80% số người có thể trả lời nội dung các phiếu điều tra là những bà mẹ.

Cũng tại hội thảo, Phó Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Văn Tại không phủ nhận rằng hình thức và quy mô những hiện tượng tiêu cực liên quan tới tuyển sinh đầu cấp, dạy - học thêm, thu phí trái quy định đang xảy ra ở tất cả cấp học. Ông cho biết thêm, còn có một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao như: tuyển sinh, tuyển dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, thành lập cơ sở giáo dục, cấp phép mở mã ngành đào tạo, phân bổ kinh phí, quản lý các nguồn thu, dạy thêm, học thêm... Những lĩnh vực nói trên hiện đã được Bộ chú trọng, thể hiện ở việc cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các văn bản quy định cụ thể…

Trong hai ngày tới, các đại biểu sẽ tiếp tục chia sẻ quan niệm, kiến thức và công cụ đối phó với tham những trong lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu cuối cùng là các bên có liên quan sẽ cùng cam kết và hành động để xây dựng một chương trình đáp ứng nhu cầu về chống tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam.

Thúy Quỳnh

Thứ Ba, 12/10/2010 - 06:26

(Dân trí)- Ba vấn đề tham nhũng nổi bật nhất trong giáo dục là tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định đã được “vạch” ra tại hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/10.

Hội thảo có chủ đề “Con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình”, do tổ chức quốc tế Trung tâm tài nguyên phòng chống tham nhũng và UNICEF tổ chức.

Phụ huynh tiếp tay cho tham nhũng

Hội thảo đã đưa ra kết quả khảo sát của Công ty tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting) thực hiện dưới sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ, tiến hành tháng 5/2010 tập trung vào ba vấn đề: tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định. 200 phụ huynh Hà Nội, 205 phụ huynh ở Đà Nẵng, 200 phụ huynh ở TPHCM được phát phiếu hỏi.

Về vấn đề học trái tuyến có khoảng 20% số học sinh học trái tuyến. Tỷ lệ này ở Hà Nội: khoảng 30%), Đà Nẵng: 15-22%, TPHCM: 10-15%. Có nhiều lý do phụ huynh chọn trường trái tuyến cho con: chất lượng đào tạo, tuyển thẳng, gần nhà, trường điểm, chi phí phù hợp. Để đạt được thuận lợi trên 60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến; 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến.

Về các khoản chi vào trường: Khi vào trường (đúng hoặc trái tuyến) phụ huynh thường phải chi nhiều khoản khác nhau như: Đóng góp xây dựng trường, mua thiết bị lớp học, bồi dưỡng thầy/cô lớp năng khiếu/xin vào lớp chọn...; 38% phụ huynh có con học trái tuyến, và 5% phụ huynh có con học đúng tuyến thừa nhận có chi nhờ người xin cho con vào trường. Có tới 70% số phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường - và người quen của họ đều làm thế.

Đối với các khoản phí ở trường, phụ huynh và giáo viên đều thừa nhận phụ huynh phải đóng nhiều khoản phí khác nhau (cả trong và ngoài quy định). Ví dụ: học phí, đóng góp xây dựng trường, các quỹ của trường, quỹ lớp, quỹ hội phụ huynh, đồng phục, SGK. Các khoản phí ngoài quy định được hợp pháp hóa, chủ yếu thông qua "tự nguyện" hoặc quỹ phụ huynh.

Về học thêm, qua khảo sát do nhà trường tổ chức: 44%; do thầy cô dạy thêm riêng: 49%; do cơ quan ngoài tổ chức: 36%; trung bình 3,6 buổi/tuần với chi phí 470 ngàn đồng/tháng cho 1 cháu. Giáo viên có tham gia dạy thêm: Thu nhập từ dạy thêm trung bình 1,9 triệu/tháng - so với mức lương trung bình là 2,5 triệu đồng/tháng, trung bình dạy thêm 3 buổi/tuần. Phụ huynh thừa nhận việc dạy thêm là bình thường và mọi người quen đều cho con học thêm: 82-85%

Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ, các dạng tham nhũng được nghiên cứu trên về cơ bản - là tham nhũng "nhỏ" nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn - gần như tới mọi gia đình và để lại hậu quả xã hội là khá nặng nề.

Về yếu tố thúc đẩy các dạng tham nhũng trên về góc độ phụ huynh,Thanh tra Chính phủ cho rằng do phụ huynh còn quá nặng về các chỉ số bề nổi của học tập; niềm tin trường điểm, học thêm giúp trẻ phát triển tốt hơn; niềm tin về đào tạo chính thống bị lung lay ở một số khía cạnh như học chính thống không đủ kiến thức cơ bản; học thêm/đóng các khoản phí ngoài quy định. Đặc biệt, vòng luẩn quẩn của sự lan tỏa xã hội và phụ huynh cảm nhận sức ép tham gia - sau đó khuyên các phụ huynh khác - tạo sức ép lớn hơn.

Về góc độ giáo viên do sức ép về thu nhập; Sự chấp nhận của xã hội đối với các hành vi "mờ" như dạy thêm, thu thêm các khoản phí, giúp đỡ người quen vào trường; Sức ép của đồng nghiệp đối với các hành vi "mờ" với suy nghĩ "Mọi người thế cả - mình phản đối sẽ bị cô lập".

Về phía nhà trường: Hiệu quả/tác động của chính sách liên quan; sức ép xã hội; sức ép từ văn hóa của nhà trường.

Phụ huynh đã chấp nhận chi nhiều khoản cho con học trái tuyến.

Giải pháp nào để đối phó với nạn tham nhũng giáo dục?

Thanh tra Chính phủ đã đưa ra giải pháp phòng chống là tạo sức ép xã hội đối với nhà trường như Hệ thống đánh giá/xếp hạng thường xuyên các trường (phụ huynh "chấm điểm" các trường); các trường cạnh tranh không chỉ về chuyên môn mà cả về "văn hóa". Thông tin tuyên truyền cho phụ huynh, giáo viên và các trường về hình thức tham nhũng trên.

Thanh tra Chính phủ khẳng định, các sai phạm xảy ra trong lĩnh vực giáo dục mặc dù là cá biệt song lại gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm chất tốt đẹp vốn có của người thầy, cán bộ quản lý ngành, tạo nên vật cản cho quá trình phát triển của giáo dục nước nhà.
Tại hội thảo, đại diện Bộ GD-ĐT ông Phạm Văn Tại, Phó Chánh tra Bộ đã đưa ra 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong giáo dục.

Thứ nhất là việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và đề ra các giải pháp về phòng chống tham nhũng ở một số cơ sở giáo dục còn chưa đầy đủ, cụ thể; Thứ hai, đời sống của đa số giáo viên đang còn rất khó khăn, mức lương thấp. Một bộ phận nhà giáo, cán bộ trong ngành trình độ quản lý còn hạn chế, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện còn thấp; thứ ba, hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi đang đặt ra đối với giáo dục; thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nhất là thanh tra để phòng ngừa và phát hiện tham nhũng; thiếu một cơ chế giám sát đảm bảo tính công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nhiều hiện tượng tham nhũng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, làm cho tham nhũng vẫn diễn ra.

Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số giải pháp đối phó với tình trạng tham nhũng như công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng; rà soát và ban hành các văn bản chỉ đạo của ngành về phòng, chống tham nhũng ở một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao như: tuyển sinh, tuyển dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, thành lập cơ sở giáo dục, cấp phép mở mã ngành đào tạo, phân bổ kinh phí, quản lý các nguồn thu, dạy thêm, học thêm... tăng khung hình phạt tiền để đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong giáo dục; triển khai các cuộc vận động lớn trong ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về phòng chống tham nhũng.

Ông Tại cho biết, ngành giáo dục cũng đang triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhà trường. Đồng thời thực hiện 4 kiểm tra: kiểm tra mức chi cho giáo dục từ ngân sách địa phương; kiểm tra việc thu và sử dụng học phí; kiểm tra sử dụng ngân sách cho giáo dục; kiểm tra việc thực hiện kiên cố hóa trường, lớp và xây nhà công vụ.

Một số biểu hiện tham nhũng vẫn đang xẩy ra trong dạy thêm, học thêm; tuyển sinh đầu cấp, trái tuyến, tình trạng lạm thu trong nhà trường… Những tiêu cực, những biểu hiện tham nhũng trong ngành sẽ được Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tập trung khắc phục - ông Tại cho hay.

Trước đó, tại buổi Đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục lần thứ 7 do Thanh tra Chính phủ, Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức cuối tháng 5/2010, Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman nhận định: "Hàng năm, tham nhũng đã làm Việt Nam mất đi khoảng từ 1 - 2% tăng trưởng GDP. Việt Nam có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng hệ thống luật pháp, đặc biệt là Luật Phòng chống tham nhũng, nhưng những cam kết đó mới chỉ thể hiện trên giấy tờ. Tuy nhiên, những cam kết thực sự chỉ bắt đầu từ việc mỗi chúng ta - dù ở cương vị nào trong xã hội - đều phải là tấm gương điển hình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống".

Trả lời câu hỏi “Có thể chống được tham nhũng trong giáo dục không?”, đại sứ cho biết: "Chúng ta có thể, nếu chúng ta có quyết tâm mạnh mẽ, có mong muốn và cam kết vững chắc, thể chế mạnh mẽ và phù hợp với những hành động cụ thể như điều tra, xét xử và các biện pháp trừng phạt".

Hồng Hạnh

thanh ngoc
(10/12/2010 10:02:00 AM)
Cấm giáo viên dạy thêm là chưa phù hợp, vì mọi người, mọi ngành đều làm thêm đó thôi. Đơn cử như các bác sĩ, họ vẫn được làm thêm, sao lại cấm dạy thêm? Các bác sĩ vẫn lĩnh lương hành chính, phụ cấp trực, lại vẫn được khám chữa bệnh tại nhà. Trong khi đó lại cấm giáo viên dạy thêm?
Nguyễn Mai Phương
(10/12/2010 10:01:00 AM)
Con tôi học ở trường Mầm non CH, cũng có những khoản thu vượt quá các khoản chi như: thu tiền bảo vệ là 30 triệu đồng/năm, trong khi trả cho bảo vệ là 18 triệu/năm, vậy còn dư là 12 triệu. Chúng tôi cũng có ý kiến lên nhà trường, nhưng rồi tiền cũng vẫn phải nộp để cho con học. Đó mới chỉ là tiền bảo vệ, còn nhiều khoản chi mà tôi thấy không hợp lý. Vậy tôi đề nghị Bộ GD ĐT thanh tra, kiểm tra tất cả các trường trên cả nước về việc thu, chi và có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng trong giáo dục.
Lãnh đạo trẻ
(10/12/2010 9:59:00 AM)
Mới đây tôi có cô em tốt nghiệp đại học Sư phạm với tấm bằng loại giỏi, muốn nộp hồ sơ về công tác tại Thái Bình. Nhưng qua tiếp xúc với một số cán bộ giáo viên đã vào biên chế của tỉnh, tôi được biết: với điều kiện như vậy, nếu muốn đươc phải kèm theo một khoản phí lót tay cho các lãnh đạo khoảng 50.000.000đ. Còn việc muốn xin về dạy ở trường nào đó thì tính sau. Một cán bộ lãnh đạo một trường cấp 2 ở huyện Vũ Thư còn nói: đó là còn rẻ, chứ với 50.000.000 VNĐ thì ở vị trí như của anh ta thì tôi không bao giờ mua được... Phải chăng ngay từ lúc mới vào nghề, một "nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề", em tôi đã được dạy cho cách kiếm tiền như vậy?! Đến thầy cô muốn mang sức trẻ và trí tuệ của mình ra để cống hiến cho công cuộc xây dựng Tổ quốc cũng lại phải chạy chọt, xin cho như vậy nữa chăng?! Bao nhiêu ước mơ hoài bão, phấn đấu hết mình trong những năm học Đại học, không lẽ lúc này thành con số "0"??? Thật buồn cho cái cách quản lý của ngành giáo dục nươc nhà!... Đã đến lúc cần thêm nhiều biện pháp cứng rắn để tiêu diệt hết những quan tham chỉ biết đục khoét, vơ vét từ nhân viên cấp dưới như vậy!...
thanhdaiminh
(10/12/2010 9:59:00 AM)
Vấn đề bài viết nói ra là rất chính xác, tuy nhiên để hành động và hành động như thế nào mới là điều cần phải xem xét. Tôi thấy nhiều chủ trương, biện pháp đưa ra thì tốt nhưng đến khi thực hiện thì chẳng đâu vào đâu. Các khoản thu của nhà trường vào mỗi đầu năm học mới, thử hỏi các vị là phụ huynh xem có ai dám trả lời là không đồng ý không??? Nhà trường muốn thu nhưng không muốn vi phạm, thì đẩy sang các khoản thu của Hội cha mẹ phụ huynh học sinh. Thử hỏi rằng có đại diện phụ huynh nhà trường nào dám không đồng ý với các khoản thu của Ban Giám hiệu đề ra không???...
Kiến châm
(10/12/2010 9:56:00 AM)
Tôi thấy đây là vấn đề đã rất và quá nóng trong giáo dục, mà trước đến nay báo chí dư luận nói nhiều nhưng kết quả thì rất thấp. Đặc biệt ở các địa phương, đâu đâu tôi cũng thấy. Vì gia đình tôi là giáo viên và bạn của chúng tôi làm nghề giáo nhiều. Ta biết trong chất lượng giáo dục, đóng vai trò quyết định là con người. Vậy thì cụ thể từ việc tuyển chọn 1 giáo viên vào đã đúng quy trình để chọn đức, chon tài chưa? Nghe nói không có quan hệ thì không vào được đâu. Thi giáo viên giỏi cũng cần xem lại. Tôi thấy cần có nhiều cơ quan liên quan phải có trách nhiệm trong việc này. Ví dụ: Thành Ủy xét tuyển dụng kí duyệt thì cũng cần có trách nhiệm với phòng GDĐT, cần làm mạnh và triệt dứt nọc tham nhũng. Nếu làm ngược lại thì tham nhũng, tiêu cực càng phát mạnh.

h
(10/12/2010 9:54:00 AM)
Học thêm? Vấn đề đó bây giờ không chỉ ở thành thị, mà cả nông thông cũng xảy ra rất nhiều. Trên lớp thầy cô dạy qua loa, chỉ quan tâm đến những học sinh đi học thêm tại nhà cô. Thử hỏi có phụ huynh nào dám không cho con đi học nhà cô?
Nam
(10/12/2010 9:53:00 AM)
BUỒN CHO CÁC VỊ CHỈ BIẾT NÓI NGƯỜI KHÁC. THẾ NGÀNH CỦA CÁC VÌ THI THẾ NÀO NHỈ, SỐNG BẰNG TIỀN LƯƠNG HAY BẰNG CÁCH NÀO MÀ MUA XE ĐẸP, XÂY NHÀ TO? KHÔNG PHẢI CHỈ NGÀNH GD, MÀ LÀ TÌNH HÌNH CHUNG MÀ THÔI. NẾU TRÔNG CẬY VÀO ĐỒNG LƯƠNG THÌ ĐẾN GIÀ CÁC VỊ MỚI MUA ĐẤT XÂY NHÀ CHO MÌNH ĐƯỢC, AI CŨNG VẬY THÔI...NGƯỜI TA KIẾM TIỀN BẰNG MÔ HÔI CÔNG SỨC, TRÍ TUỆ BỎ RA THÌ BẢO THAM NHŨNG, CÒN ĂN TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC THÌ LÀ GÌ ĐẤY. HÙM,CÁC VỊ THỬ ĐI DẠY XEM MỚI BIẾT SƯỚNG HAY KHỔ, ĐỨNG NGOÀI NÓI THÌ DỄ.
nguyễn trường long
(10/12/2010 9:53:00 AM)
Tôi thấy tình trạng học thêm quá nhiều của học sinh hiện nay đang làm các cháu không còn thời gian để nghiên cứu, suy nghĩ và tiếp thu các kiến thức được học. Các thầy cô đã sử dụng hết thời gian để kiếm tiền nên bắt các cháu hoc thêm mỗi ngày 2 ca. Trong các buổi học thêm chỉ đọc, chữa bài tập. Trong khi các cháu không có thời gian làm bài ở nhà nên không tiếp thu được gì cả. Thậm chí cũng không biết thầy cô đang dạy cái gì. Tôi thấy nếu tình trạng này kéo dài thì thế hệ con em của chúng ta sẽ mai một dần và yếu kém cả về thể chất lẫn kiến thức.
k56toan
(10/12/2010 9:52:00 AM)
Tôi chỉ xin nói về việc dạy thêm như thế này. 1. Con người sinh ra không phải ai cũng thông minh như nhau, nên tiếp thu từng người khác nhau. Những em đi học thêm phần đông là kiến thức không chắc. Học thêm không có gì sai cả, nếu giáo viên không lạm dụng nó (ví dụ học thêm thì điểm mới cao, mới có được đề kiểm tra trước...) 2. Chương trình trên lớp theo phân phối không bao giờ đủ để dạy thêm những kiến thức khó và hay (chưa kể tới việc HS có hiểu bài trong SGK hay không). 3. Giáo viên thường được gọi là nghề bán cháo phổi kiếm tiền, lương thấp quá. Yêu nghề, muốn nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu chuyên đề khó cũng chẳng có thời gian, vì còn phải nghĩ tới việc nuôi sống chính bản thân mình (nói gì tới nuôi gia đình) => lương cơ bản tối thiểu chừng nào đạt 4.2, tôi nghĩ tình hình dạy thêm sẽ "đỡ đi". 4. Thời gian gần đây tình hình tuyển giáo viên linh tinh quá. Các vị quyết thì quyết hẳn đi, bỏ biên chế là bỏ, chứ đừng để từng nơi như thế này, nơi bỏ nơi không (dân ta vẫn còn thích cho con mình vào biên chế nhà nước, họ nghĩ thế ổn định lâu dài).
hongminh
(10/12/2010 9:49:00 AM)
Tôi cũng thấy rất bức xúc. Tôi có 1 cháu học lớp 5 và 1 cháu học mẫu giáo. Hai cháu học công lập như nhau mà cháu mẫu giáo luôn luôn đóng tiền ăn hơn chị cháu, tháng thì 2 ngày, tháng thì 1 ngày. Không hiểu vì sao vậy? Đi đóng tiền thì phải nhanh ra ngoài, còn cho người khác đóng, không được hỏi? Quỹ đầu năm đóng 800 ngàn. Tháng 30 ngày thì thừa 1 ngày, tháng 31 ngày thì thừa 2 ngày, tháng nào cũng phải đóng 23 ngày tiền ăn là sao?

Nguyễn Minh Xuân
(10/12/2010 9:46:00 AM)
Sao lại gọi việc dạy thêm của giáo viên là tham nhũng? Họ phải bỏ mồ hôi công sức thực sự để đổi lấy mấy đồng công, có đâu như một số cán bộ quản lý chỉ cần "giúp" một vụ nào đó mà được "trả công" tới hàng tỷ đồng hoặc cả triệu USD? Một con số mà những nhà giáo cự phách cũng không bao giờ mơ thấy. Tôi cho rằng muốn chống tham nhũng thì phải bắt đầu từ những người có chức, có quyền mới đúng. Còn việc dạy thêm, học thêm là một quyền lợi chính đáng, nên được coi trọng vì nó có lợi cho xã hội. Cũng xin nói thêm chỉ con các gia đình nghèo mới học trong các lớp đông học sinh, còn con cái các gia đình giàu có thì học gia sư với chi phí bằng cả lớp/buổi. Chắc chẳng ai muốn con mình học thua bè bạn, nên chỉ có cách cho đi học thêm mà thôi.
hồ văn Tèn
(10/12/2010 9:44:00 AM)
Cho hỏi tại sao học sinh lớp 1 mới đi học lại phải đóng tiền mua laptop cho cô giáo, vô lý quá? Đi họp phụ huynh lại không cho mọi người ghi chép nội dung những khoản tiền đóng góp.
Hoàng Ngọc Sỹ
(10/12/2010 9:43:00 AM)
Tại sao Bộ GDĐT không quy định các khoản thu chi ở cấp tiểu học, THCS, THPT như quy định bậc CĐ, ĐH. Phải đóng những khoản nào, nêu cụ thể. Tôi cũng có em gái năm nay lên lớp 10, chi phí phải đóng đầu năm học lên tới gần 1.500.000đ. Trong khi đó chưa tính học thêm.
nguoi cung kho
(10/12/2010 9:42:00 AM)
Tôi có 2 con đang theo học, 1 cháu học lớp 8 và 1 cháu vào lớp 1. Nói là phụ huynh tiếp tay cho nhà trường, nhưng đó là cực chẳng đã. Đi họp phụ huynh thì hội trưởng đã thảo luận qua với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường rồi, thậm chí còn ứng trước các khoản đóng góp ngoài lề rồi thu lại của cha mẹ HS sau. Đến nước đó chẳng lẽ lại không nộp? Nếu không nộp thì thương con không biết con mình ở lớp sẽ bị đối xử ra sao nữa. Ngoài ra nói đến chuyện học thêm, chúng ta phải thật sự nhìn nhận lại vấn đề này của ngành giáo dục. Không cho con đi học thì sợ... Và có lẽ con cũng chẳng biết được những kiến thức cơ bản nhất ở trường lớp, vì chương trình được dạy ở trên lớp quá là qua loa và đại khái. Nếu chúng ta kiểm tra việc soạn giáo án, dự giờ thì tất nhiên việc này là quá ổn rồi. Nhưng sau những tiết đó thì sao, chỉ có học sinh và thày cô giáo là biết rõ nhất. (Tuy nhiên vấn đề này không phải là toàn diện và với toàn bộ các giáo viên). Tôi đưa ra ý kiến để các bậc phụ huynh tham khảo xem tôi nói việc này có thật hay không, hay là phiến diện quá.
nghuyễn việt tiến
(10/12/2010 9:40:00 AM)
Chống tham nhũng ư? không khó cũng không dễ, nếu quyết tâm thì sẽ làm được! Để làm được triệt để thì phải chống tham nhũng từ Bộ GDĐT xuống tới các trường học. Tôi có nghe một vị nguyên nhà báo đã nghỉ hưu nói về chống tham nhũng, rằng "các việc khác thì phải làm từ dưới làm lên, riêng tham nhũng phải làm từ trên làm xuống". Các bạn thấy có đúng không? vì làm càng to thì điều kiện và cơ hội tham nhũng càng nhiều. Còn về các trường thanh tra ư? có khi đoàn thanh tra đó cũng tham nhũng luôn!!!!!!!!!!!!!

thanh
(10/12/2010 9:40:00 AM)
Ngành giáo dục được coi là một nền tảng của đất nước, vậy mà sâu mọt như vậy thì mỗi công dân chúng ta hãy tự hỏi: càng về sau sẽ đi về đâu. Riêng tôi cảm thấy rất thất vọng.
Mr minhthu
(10/12/2010 9:35:00 AM)
Phải chăng chương trình giáo dục quá nặng tải đối với học sinh, hay do nhu cầu lợi nhuận của thầy cô. Đối với mức lương của các thầy cô mới ra trường không đủ, nên tìm cách dạy thêm kiếm tiền ngoài? Còn học sinh, phải chăng trên lớp không đủ thời gian tiếp thu kiến thức, nên học thêm là cách hữu hiệu chăng? Tôi thấy nhiều nơi các thầy cô mưu sinh lợi vì nhuận nhiều hơn là tâm huyết đào tạo nhân tài. Học sinh thì lo nắng nếu không học thêm sẽ bị thầy cô soi mói đủ điều, chỉ có một số ít học thêm để trao dồi kiến thức cho mình.
Cao Xuân Diệp
(10/12/2010 9:32:00 AM)
Hội thảo đã bắt được 03 mạch "nhỏ" của tham nhũng trong ngành Giáo dục. Mạch chính, bệnh chính của tham nhũng này là ở đâu?! Có thể là quá không, khi nói tham nhũng trầm kha của ngành giáo dục nước ta là làm lãng phí nhân lực, tài lực của dân tộc? Những cải cách nóng vội, những "bổ" chức quyền với những văn bằng, những chạy theo vẻ bề ngoài vật chất phù phiếm của lối sống "văn minh", những sản phẩm được dán mác "son đỏ" với chất lượng tri thức 0%... Những mạch ngầm này có khó điểm tên hơn 03 "tham nhũng nhỏ" kia không?! Đừng vội nói rằng: tham nhũng cũng ăn vào bắt mạch.
thuy
(10/12/2010 9:30:00 AM)
Thầy cô mở lớp học thêm mà các em học sinh không đến học, thì chắc chắn các em đó bị thầy cô nhớ mặt và kết quả học tập sẽ không bao giờ được tốt cho dù em đó có cố gắng đến mấy. Vậy nên cha mẹ nào cũng phải cho con đi học thêm để vui lòng thầy cô, để con mình không bị thầy cô nhớ tên như vậy. Rất mong các ban ngành cố gắng giảm lạm phát trong giáo dục, để các cháu nhà nghèo cũng được học tập tốt.
bigshoe
(10/12/2010 9:27:00 AM)
Hãy chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ khâu tuyển dụng giáo viên. Liệu có thể chấm dứt tham nhũng khi chính những thầy cô muốn được vào biên chế cũng phải mất tiền mới đỗ công chức? Theo tôi, tham nhũng trong giáo dục đã tồn tại từ nhiều năm nay và có hệ thống từ trên xuống dưới. Nếu không mạnh tay làm từ trên xuống, thì công tác chống tham nhũng trong giáo dục chỉ là đầu voi đuôi chuột, nó sẽ chỉ biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi.

Lê Văn Hải
(10/12/2010 9:26:00 AM)
Là một người trong ngành giáo dục, chưa bao giờ tôi thấy giáo dục xuống cấp như bây giờ. Số giáo viên tâm huyết với nghề chỉ còn khoảng 20 %. 60 % số khác dạy qua quýt cho hết trách nhiệm. 20 % còn lại kiếm tiền bằng mọi cách. Chạy chức, chạy quyền gần như công khai.
ht
(10/12/2010 9:25:00 AM)
Thứ nhất : Hãy xem kỹ lại chương trình SGK hiện nay đi rồi hãy nói tới giáo viên. Thứ hai: Từ năm 1996 đến khoảng năm 2006 có rất nhiều học sinh giỏi học Sư phạm và sau đó ra làm giáo viên. Thử hỏi xem cuộc sống của họ hiện nay ra sao khi so với các bạn cùng trang lứa đi làm các ngành khác ( mặc dù trước đây học yếu hơn). Thứ ba: nói rằng vào Sư phạm không phải vì tiền, thử hỏi rằng các giáo viên nhịn đói còn được, thế còn con cái các giáo viên thì sao? Các vị thử chịu khổ xem có được không? Thứ tư: việc dạy thêm, học thêm chủ yếu là ở đô thị, mà nước ta có bao nhiêu % dân sống ở đô thị, bao nhiêu % giáo viên dạy ở đô thị (mà giáo viên dạy Thể dục, Công nghệ.... thì có dạy ở thủ đô Hà Nội cũng không thể dạy thêm được). Còn lại xin thưa: ở nông thôn, trung du, miền núi mời được học sinh đi học là tốt lắm rồi đó, chứ chưa nghĩ đến việc thu tiền đâu. Thứ năm: báo chí khi đưa tin đề nghị phải nhìn xem đó là hiện tượng với đa số hay thiểu số đã... Và còn nhiều thứ nữa.
Hoàng Vĩnh Nguyên
(10/12/2010 9:22:00 AM)
Tôi có ý kiến như sau: -Việc tham nhũng ở các trường tiểu học và phổ thông hầu hết là xẩy ra tại thị trấn, thị xã và thành phố. -Tác hại của nó là học sinh học được những tấm gương xấu, và học sinh bị phân biệt đối xử, thậm chí bị sỉ nhục vì không đi học thêm hoặc thiếu tiền học. - Biện pháp rất dễ: Cấm triệt để giáo viên cơ hữu của ngành dạy thêm. Việc đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh sẽ do sinh viên chưa có việc, giáo viên về hưu còn sức khỏe đảm nhận. Có điều luật cấm việc cho thuê không gian trong phạm vi trường học, dùng cho việc dạy thêm học thêm, cấm tổ chức và cá nhân trong ngành móc nối việc dạy thêm, học thêm. Khi phát hiện vi phạm, đuổi việc ngay lập tức. Sinh viên sư phạm giỏi chưa có việc rất nhiều. Lập ban tư vấn việc làm đáp ứng nhân lực giáo viên thay thế cho những người bị đuổi việc. Dạy thêm không phải là cái kim trong đống cỏ để khó nhìn thấy. Hỏi tổ trưởng dân phố là biết ngay. - Trong trường, bên cạnh các khẩu hiệu đã có, nên treo thêm khẩu hiệu ở nơi cổng trường: "Thu thêm, dạy thêm là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người giáo viên nhân dân". - Chế độ lương giáo viên tối thiểu 1 tháng 1 chỉ vàng. Thực hiện ngay chế độ thâm niên như kế hoạch đã trình vừa rồi.
Nguyễn Hữu Thọ
(10/12/2010 9:20:00 AM)
Khi dạy thêm, giáo viên phải bỏ sức lực và kết quả là đôi bên đều có lợi thì tại sao gọi là tham nhũng? Tôi nghĩ nên xem lại cách dùng từ đối với Thầy Cô giáo, sao cho "tôn sư trọng đạo".
Trần Trung
(10/12/2010 9:18:00 AM)
Ngành giáo dục còn nhiều tham nhũng lắm. Một ví dụ là giáo viên ở các tỉnh hay bị chuyển công tác liên tục, khiến họ không ổn định gia đình được. Nếu muốn được ở lại làm việc ổn định, thì phải mất rất nhiều tiền.

Nguyễn văn Nhã
(10/12/2010 9:13:00 AM)
Nói đến ngành giáo dục càng ngán ngẩm hơn. Con ông cháu cha nhiều, kém mà vẫn được đưa vào trường để dạy thì làm sao có nhân tài phục vụ đất nước. Muốn công hiến cho ngành giáo dục, có tài mà không có tiền thì nghỉ nhé...
bichly
(10/12/2010 9:09:00 AM)
Đúng như vậy đấy. Cứ đổ tại cho phụ huynh, nhưng nếu không làm vừa lòng giáo viên thì con chúng ta chỉ có mà bị trù dập đến phát sợ không dám đến trường nữa. Tôi có con học trường mẫu giáo công lập, tiền học phí và ăn uống đóng một tháng thì không đáng kể chỉ vài ba trăm ngàn. Nhưng đầu năm đi họp phụ huynh, thì nhà trường đưa ra phương án đóng quỹ lớp mỗi cháu là 750.000 ngàn đồng 1 học kỳ. Quỹ lớp không hiểu gì mà kinh khủng vậy? Cứ đổ tại phụ huynh yêu cầu, nhưng đều do nhà nhà trường đưa ra và hỏi phụ huynh là có đồng ý hay không. Có phụ huynh nào dám nói là không đồng ý? Không đồng ý có mà con bị over luôn.
phamtien
(10/12/2010 9:06:00 AM)
Đã lâu lắm rồi mới đọc được 1 bài viết nói về giáo dục hay đến thế. Những gì bài viết nói là chính xác, nhưng chúng ta phải hành động ngay...
duclam
(10/12/2010 9:04:00 AM)
Tại ở nhiều trường các thầy cô cũng đã hết mình đâu
bạn đọc dân trí
(10/12/2010 9:04:00 AM)
Tôi thấy bài viết trên có phần viết: phụ huynh tiếp tay cho tham nhũng ở trên. Tôi thì tôi không nghiên cứu trên diện rộng, nhưng thực tế đã xảy ra tại trường con tôi học nên sự thật sẽ còn nhiều vấn đề hơn. Bởi riêng chỉ phần lo chạy trường chuẩn cho con, lo xin cho con vào lớp chọn, rồi cho con học thêm... tất cả những việc làm đó cũng đã có. Đồng hành cùng với thời gian, lại sinh ra các trường điểm, trường chuẩn, rồi lại lớp chọn. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để nói lên cái nạn tham nhũng trong giáo dục đâu, bởi những thứ đó còn được phần nào ảnh hưởng tốt đến học sinh. Thế nhưng còn những cái khoản đóng góp do nhà trường đề ra là do đâu, cấp nào quản lý và đã có ai thanh tra chưa? Tôi thấy cùng một cấp học trường này thu thế này, trường kia thu thế kia, có rất nhiều khoản đóng trùng nhau, chỉ được thay đổi bằng những từ gọi khác nhau. Thu rất nhiều nhưng tôi thấy không chi gì cả, vậy số tiền đó đi đâu đã có cấp nào thanh tra thật minh bạch chuyện này chưa? Năm nào các cháu cũng phải đóng tiền xây dựng trường, tiền hỗ trợ học tập, tiền mua đồ chơi... Rồi cô lại giải thích năm nay các anh các chị đóng góp, năm sau các anh các chị ra trường thì lại tặng lại cho các em bé. Thế mà năm nào cũng phải nộp tiền để mua đồ mới, trong khi thực ra các cháu vẫn phải dùng đồ cũ. Rồi lại tiền phục vụ nữa chứ, ngoài nộp tiền ăn ra, thì tiền phục vụ phải đóng thêm từ 2000 đến 3000 đồng một cháu tùy theo từng trường. Vậy thử hỏi một trường có mấy trăm cháu chỉ cần nhân với 2000 đồng thôi, mà có 2 cô phục vụ vậy một ngày các cô đó thu nhập bao nhiêu? Nếu đúng với khoản thu nhập như thế thì ai cũng xin đi nấu cơm cho thu nhập cao, mà không phải như thế thì tiền lại để đi đâu nhỉ? Bài toán thì đơn giản mà sao khó giải nhỉ. Tôi thấy ngành giáo dục cần làm ngay mà không nên nói nhiều, làm xoáy vào những phần nào mà dư luận lên tiếng nhiều nhất. Chứ cứ đổ lỗi cho nhau như thế này, tôi thấy nản quá.

Trương Văn Định
(10/12/2010 8:58:00 AM)
Nếu không chống được nạn tham nhũng trong giáo dục, thì nền giáo dục VN ngày càng đi xuống bởi nạn tham ô, ăn đút lót trong thi cử, xin việc, xin thuyên chuyển, công tác. Mà chỉ có ở các bậc lãnh đạo chủ chốt trong ngành mới có thể tham ô, tham nhũng mà thôi, chứ nhân viên lấy gì mà tham chứ. Cho nên muốn diệt tận gốc tham ô tham nhũng, phải diệt từ trên xuống... Nhân đây cũng xin kể 1 trường hợp: tôi có cô bạn là giáo viên dạy cấp hai, cô là con gia đình chính sách, bố là liệt sĩ, mất từ lúc cô mới chào đời. Sau khi tốt nghiệp, cô được phân đi dạy học ở một xã xa nhất của thành phố. Đường đi vất vả trèo đèo lội suối, cô đã bị sảy thai 1 lần. Do sức khỏe yếu, cô làm hồ sơ xin chuyển về trường gần nhà để tiện cho việc đi lại và cũng tiện chăm sóc con nhỏ và ông (ông nội cô nay đã 80 tuổi), nhưng cô vẫn không được chuyển mà vẫn phải đi làm xa. Trong khi đó Đảng và nhà nước có chủ trương ưu tiên con gia đình chính sách, vậy mà trong cái đống hồ sơ xin thuyên chuyển đó, có những người không phải con gia đình chính sách gì cả mà vẫn được về gần. Tại sao????? vấn đề này chỉ có các vị lãnh đạo phòng GDĐT mới biết được. Uất ức, cô viết đơn lên UBND tỉnh kêu, xin được giúp đỡ, nhưng...lần đầu họ tiếp, nhận đơn. Lần hai họ cũng tiếp, nhưng chỉ à ơi qua loa với vấn đề của cô. Lần 3 họ trốn biệt không tiếp. Phải chăng họ không có quyền gì trong vấn đề giáo dục, hay phải có phong bì..... Qua câu chuyên mắt thấy tai nghe trên, tôi tự hỏi: Nền giáo dục Việt Nam đã đi đến đâu và chính sách đề ra để làm gì????????
do hai
(10/12/2010 8:58:00 AM)
Tôi thấy đúng là ngành giáo dục còn có nhiều bất cập. Ngay con tôi mới học mầm non, ngoài tiền ăn và học phi thu 50.000 đồng rồi, hàng tháng còn thu thêm khoản hỗ trợ học phí là 200.000 đồng (gấp 4 lần học phí quy định). Tôi cũng không hiểu là hỗ trợ học phí này như thế nào nữa. Có ai biết xin giải thích rõ hộ tôi!
Tôn Tiên Sinh
(10/12/2010 8:55:00 AM)
Hoan hô bộ GDĐT đã có cái nhìn về tình trạng tham nhũng trong giáo dục. Quả đúng như bài báo đã nêu, tham nhũng trong giáo dục đã diễn ra dai dẳng, phổ biến, gây ảnh hưởng xã hội khá lớn. Nhưng bài báo lại chưa nói đến các lĩnh vực tham nhũng với lượng tài sản cực lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học, gây mất lòng tin đối với giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội. Đó là tham nhũng trong xây dựng cơ bản các công trình giáo dục, tham nhũng trong đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục, tham nhũng trong thiết kế - thực hiện các dự án giáo dục và tham nhũng trong vấn đề tổ chức nhân sự giáo dục! (bài báo đã công nhận rằng các vấn đề nêu trong bài báo chỉ là THAM NHŨNG NHỎ!)
Thanh Thuy
(10/12/2010 8:53:00 AM)
Con tôi đang học ở trường Mầm non T.A cũng vậy. Đầu năm nộp tiền học cho con thì tự nhiên được giúi luôn vào tay tờ "Tự nguyện ủng hộ xây dựng trường". Thường thi tối thiểu mọi người ủng hộ 100.000/cháu, có người còn hơn. Tôi nghĩ việc xây dựng trường là do bộ Giáo dục ĐT cấp kinh phí, chứ không phải do nhà trường. Rồi hôm họp phụ huynh dầu năm, các cô kể khổ lương không đủ sống nên mong mỗi phụ huynh hỗ trợ. Và nhà trường quyết định mỗi tháng từng cháu ủng hộ cho các cô la 70.000đ/cháu và tiền hỗ trợ bảo vệ 30.000đ/cháu. Vậy là mỗi tháng phụ trội ra 100.000đ tiền phải đóng bên ngoài. Về lương giáo viên, cac cô nói khoảng 3 triệu đ/người. Như tôi là nhân viên nhà nước, cũng chỉ được hơn 2 triệu đ/người. Tôi có it ý kiến trên gửi Bộ Giáo dục ĐT. Xin cảm ơn!
Tâm Giáo
(10/12/2010 8:53:00 AM)
Quan trọng là các nhà chức trách có dám làm hay không thôi. Còn Việc tham nhũng trong GD nó rõ như ban ngày, có phải cái kim đâu mà lo phòng với chống.

Bình luận
(10/12/2010 8:49:00 AM)
Mình nghĩ tham những trong khoản thu, chi trong giáo dục cũng có. Song nó không là gì so với việc ăn tiền chạy chức, chạy việc của một số các lãnh đạo các cơ quan giáo dục. Thật sự nếu chúng ta muốn thực sự thay đổi gì đó trong giáo dục, thì nên tập trung nhiều vào khía cạnh này. Có những nơi suốt năm này qua năm khác kêu thiếu giáo viên, nhưng lại không hề tuyển mà chỉ nhận hợp đồng theo năm, theo kì và như vậy các giáo viên cứ hết hợp đồng là lại béo mấy ông lãnh đạo. Thật chán...
thu hiền
(10/12/2010 8:42:00 AM)
Rất nhiều trường tham nhũng, rất nhiều bậc phụ huynh tiếp tay cho tham nhũng. Tuyên truyền về tham nhũng thôi chưa đủ, mà thanh tra bộ hãy bắt tay vào điều tra thí điểm 1-2 trường, sẽ thấy mức độ tham nhũng trong các nhà trường ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
home
(10/12/2010 8:34:00 AM)
Kết quả của một nghiên cứu điều tra sao chỉ nói về một khía cạnh trong rất nhiều vấn đề liên quan đến sự nghiệp giáo dục của Việt Nam! Xin hỏi quý vị phần còn lại của nghiên cứu đâu?? Tôi chắc sẽ còn nhiều kết quả nữa chưa đưa ra hết. Nếu nước ta có một nền giáo dục tiến bộ minh bạch, nếu trả lương giáo viên phù hợp công bằng, nếu một bộ phận thày, cô giáo làm đúng với lương tâm, và còn 1001...cái nếu nữa xảy ra thì các bậc phụ huynh đáng kính sẽ không làm đủ mọi cách cho con đi học trái tuyến. Các cháu sẽ không phải mất nhiều thời gian đi học thêm (vì đi học thêm mới có bài tập sẽ kiểm tra), sẽ không có em học sinh nào phải hàng ngày đeo những chiếc ba lô nặng gần bằng trọng lượng cơ thể, và nhiều cái tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều muốn nhìn thấy đấy ạ. Kính mong đèn giời công tâm soi xét!
Lê Công Lợi
(10/12/2010 8:33:00 AM)
Việc nhà trường bắt học sinh, phụ huynh đóng thêm các khoản đóng góp để phục vụ vào mục đích của nhà trường là hoàn toàn sai. Việc đóng tiền để xây dựng trường là khoản thu không có danh mục thu, nhưng nhà trường vẫn thu là trái với quy định. Hơn nữa việc xây dựng trường đã có kinh phí của nhà nước, nếu để trường thu thì đến bao giờ mới xây được một phòng học khang trang, chứ nói gì đến chuyện xây trường. 2. Việc dạy thêm học thêm là điều mà nền giáo dục Việt Nam, những người coi giáo dục là "xương sống" nên cân nhắc và ngăn chặn. Việc dạy thêm tràn lan làm chậm quá trình phát triển của xã hội và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Tại sao trong giờ giảng giáo viên lại không giảng dạy hết khả năng, mà chỉ dạy cho hết tiết là được, còn học sinh hiểu hay không thì tùy. Những em nào theo cô học thêm thì có thành tích tốt hơn những em không học. Tại sao vậy? Vì học thêm chính giáo viên giảng dạy mình, học sinh sẽ biết thêm bài mới, những kiến thức học thêm giáo viên sẽ áp dụng trong giờ giảng tiếp theo. Và cứ như vậy học sinh học thêm thì giỏi mà không học thì yếu. Quá bất cập, xin những người làm giáo dục hãy quan tâm hơn đến nền giáo dục nước nhà.
Nguyễn Thái Thắng
(10/12/2010 8:29:00 AM)
Không cho con đi học trái tuyến, thì Bộ GDĐT thử đi xin cho con học từ lúc... 2h sáng xem có đủ trường cho con em mình học theo đúng tuyến không? Nếu không đủ trường cho các cháu theo học thì làm sao dẹp được tệ nạn này???

nguyễn văn thành
(10/12/2010 8:29:00 AM)
Tôi thấy mệt mỏi vì phải phục vụ con đi học thêm vào các ngày nghỉ, mà đáng ra chúng tôi được nghỉ ngơi thăm hỏi người thân, bạn bè. mong Chính phủ, ngành giáo dục có biện pháp nào đó để con tôi không phải đi học thêm.
Trần Đông
(10/12/2010 8:28:00 AM)
Tôi tán thành về cơ bản với những kết luận trên của thanh tra. Riêng về biện pháp, tôi kiến nghị: không thành lập các hội cha mẹ hoc sinh ở tất cả các lớp, các cấp. Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục các em chỉ thông qua mạng (nếu không có thì qua sổ liên lạc), vì trong suốt thời gian qua các hội cha mẹ học sinh đã là "thủ phạm" chính gây nên những việc đóng góp ngoài quy định, học thêm tràn lan, nạn quà cáp, chạy trường, chạy điểm...bệnh thành tích.... Những hội cha mẹ nào đang tồn tại đề nghị giải tán ngay. Trần Đông, Đống Đa, Hà Nội.
nguyen vinh xuan
(10/12/2010 8:27:00 AM)
Đúng là có một số phụ huynh muốn cho con em học trường điểm, lớp chọn để có môi trường học tập tốt cho con em mình. Nhưng đấy chỉ là số nhỏ, họ có khả năng về kinh tế về các điều kiện khác. Còn đa số không có (hoặc không đủ) khả năng ví dụ như: kinh tế, thời gian đưa đón con em đi học (cả học chính lẫn học thêm kín hết các buổi trong ngày)... mà họ vẫn (buộc) phải chấp nhận cho con em đi học thêm, vì lý do đơn giản: nếu không đi học thêm thì cô (thầy) giáo không hài lòng, dẫn đến ảnh hưởng đến việc học chính khóa của con em mình. Tôi xin dẫn ra một ví dụ của chính bản thân tôi: con gái tôi mới chỉ học mẫu giáo lớp 5 tuổi, nhà trường có thông báo mở thêm lớp dạy tiếng Anh, ai có nhu cầu thì cho cháu tham gia. Khi gia đình tôi không đăng ký thì cô giáo có nói với ông nội cháu là cả lớp đi học, chỉ mỗi cháu là không đi. Vậy là tôi phải đăng ký cho cháu đi học vì sợ cô đã "nhắc nhở" mà mình không thực hiện thì không biết cô có sẽ không quan tâm đến cháu hay chăng?!!!
Phan Hồng Ngọc
(10/12/2010 8:22:00 AM)
Làm bố mẹ ai mà không muốn con mình học tốt trong một môi trường học tập lành mạnh. Vì vậy, không nên đổ lỗi cho phụ huynh tiếp tay cho tham nhũng. Nếu trường học thật sự lành mạnh không có tiêu cực thì không ai muốn mất tiền làm gì. Ngành giáo dục mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy nhìn lại mình. Lãnh đạo ngành hãy đánh giá nghiêm khắc, công tâm và tự xấu hổ vì những điều chưa làm được hoặc đã gây rối ren nền giáo dục nước nhà.
Noname
(10/12/2010 8:13:00 AM)
Nhiều khi chúng ta cứ đổ lỗi cho thu nhập thấp. Có ai trong chúng ta từng khảo sát tài sản của những người làm giáo dục? Ngay tỉnh Phú Thọ, ông giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi "hạ cánh" để nghỉ ngơi đã kịp đặt bút ký 200 quyết định điều chuyển giáo viên từ vùng sâu, vùng xa về các trường ở thành phố, thị xã, và thị trấn. Nếu được hỏi về hành động đó của ông giám đốc này, đố bạn tìm được 1 người tin ông ấy hành động vô tư. Và đó không biết có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng sâu, vùng xa thì thiếu giáo viên trầm trọng, còn thành phố, thị trấn lại thừa nhiều giáo viên?

Dạy thêm cũng là tham nhũng trong giáo dục?
12/10/2010 07:03

(VTC News) – Ngày 11/10, tại Hà Nội diễn ra hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam; con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình” do tổ chức quốc tế Trung tâm tài nguyên phòng chống tham nhũng và UNICEF tổ chức đã coi dạy thêm cũng là một hành vi tham nhũng trong giáo dục.

» GS Đại: "Người ta đi máy bay thì anh lại bắt trẻ đi bộ"
» "Không bất ngờ khi học sinh đeo cặp bị gãy xương"
» "Giáo viên chưa thấu hiểu phương pháp dạy tiếng Anh"
» Nguyễn Quốc Hùng: Thầy và trò đang thiếu phương pháp

Hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam; con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình”.
(Ảnh: Phạm Thịnh)

Hội thảo có đề cập đến 3 nguy cơ cao trong việc tham nhũng của ngành giáo dục như: Tuyển sinh đầu cấp, thu phí ngoài chương trình và đặc biệt việc dạy thêm cũng được liệt vào danh sách của hành vi tham nhũng.

Kết quả khảo sát của Công ty tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting) thực hiện dưới sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ, tiến hành tháng 5/2010 mang tên “khảo sát thực trạng một số vấn đề về có nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục“ tập trung vào việc khảo sát dạy thêm, thu phí ngoài quy định đã khiến nhiều người phải giật mình.

Đối tượng khảo sát là 850 giáo viên và phụ huynh của 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, trong tuyển sinh đầu cấp, có 60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến và 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến. Khi vào trường, phụ huynh dù đúng hay trái tuyến, thường phải chi nhiều khoản khác nhau đóng góp xây dựng trường, mua thiết bị lớp học, bồi dưỡng thầy cô lớp …

Trên 45% phụ huynh thừa nhận việc học thêm là gánh nặng tâm lý, thời gian và tài chính. 40-45% giáo viên thừa nhận việc dạy thêm của mình làm cho phụ huynh học sinh cảm thấy yên tâm. Và đến 72% phụ huynh nghĩ rằng chỉ học chương trình chính khóa cho con là không đủ. Và đặc biệt, theo điều tra, trên 575 giáo viên cho rằng, có những người không giỏi vẫn tự mình tổ chức dạy thêm.

TS. Nguyễn Văn Thắng chuyên gia T&C Consulting trình bày các kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng giáo dục.

Việc tuyển sinh đầu cấp là gánh nặng tâm lý cho 42% phụ huynh và gánh nặng thời gian cho 26% số phụ huynh. 70% số phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường và người quen của họ đều làm thế.

Về việc học thêm - dạy thêm, khảo sát này cho biết tần suất tham gia học thêm 44% là do nhà trường tổ chức; 49% do thầy cô dạy thêm riêng: 49% và do cơ quan ngoài tổ chức là 36%. Có đến 82-85% phụ huynh thừa nhận việc dạy thêm là bình thường và mọi người quen đều cho con học thêm.

Dù nhận định các dạng tham nhũng được nghiên cứu ở đây, về cơ bản là tham nhũng "nhỏ", nhưng nghiên cứu này cũng cho rằng, phạm vi của nó rộng lớn, gần như tới mọi gia đình và hậu quả xã hội là khá nặng nề.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên gia giáo dục của tổ chức Unicef (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) nhận định việc dạy thêm học thêm trở nên tràn lan đã ảnh hưởng đến tâm lý chung của cả giáo viên và học sinh và phụ huynh. Giáo viên ép học sinh đi học thêm, vì thế dạy thêm đã trở thành hình thức trá hình của tham nhũng. Giáo dục là ngành đào tạo con người mà ngay từ môi trường giáo dục đã để tình trạng này xảy ra là một điều hết sức nghiêm trọng, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Bà Nga cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào tờ đơn tự nguyện xin học thêm mà kết luận đó không phải là tham nhũng thì còn chưa đầy đủ. Phụ huynh nào cũng muốn con mình được đối xử tốt, và có kết quả tốt, nên không dám gửi đơn chống lại nhà trường và cô giáo.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên gia giáo dục của tổ chức Unicef :"Dạy thêm đã trở thành hình thức trá hình của tham nhũng"

Để chấm dứt tình trạng này, bà Nga nhấn mạnh vào việc phải thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cần có các biện pháp thanh tra bài bản, xây dựng những bộ công cụ thiết yếu để thường xuyên kiểm tra giám sát. Đồng thời cần có chế độ lương phù hợp với giáo viên, có mức khen thưởng kỷ luật rõ ràng.

Hiện nay phụ huynh còn quá nặng về các chỉ số bề nổi của học tập; niềm tin trường điểm, học thêm giúp trẻ phát triển tốt hơn; niềm tin về đào tạo chính thống bị lung lay ở một số khía cạnh và vòng luẩn quẩn của sự lan tỏa xã hội...

Từ góc độ giáo viên, hiện tượng này được cho là do sức ép về thu nhập; sự chấp nhận của xã hội đối với các hành vi "mờ": dạy thêm, thu thêm các khoản phí, giúp đỡ người quen vào trường; sức ép của đồng nghiệp đối với các hành vi "mờ".

Ông Phạm Văn Tại, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT cũng quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tham nhũng cho cán bộ, giáo viên học sinh.

Một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng cao như: tuyển sinh, tuyển dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, thành lập cơ sở giáo dục, cấp phép mở mã ngành đào tạo, phân bổ kinh phí, quản lý các nguồn thu, dạy thêm, học thêm... đã được chú trọng ban hành các văn bản quy định cụ thể.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang soạn thảo Nghị định trình Chính phủ về thực hiện chế độ thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp nhà giáo được điều động làm công tác quản lý.

Hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam: con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình” sẽ diễn ra trong 3 ngày (11-13/10).
Ngày thứ 1: Định hình những hình thức tham nhũng phổ biến trong giáo dục.
Ngày thứ 2: Khái quát các biện pháp và hoạt động thực tiễn đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Ngày thứ 3: Định hướng khung đánh giá và giám sát cho việc đánh giá tiến độ chống tham nhũng trong ngành giáo dục.

Phạm Thịnh

Dạy thêm là tham nhũng “nhỏ” nhưng hậu quả lớn

Thứ Ba, 12.10.2010 | 18:20 (GMT + 7)

(LĐO) - Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm học thêm và các khoản phí ngoài quy định – 3 vấn đề lớn nhất về tham nhũng trong giáo dục đã được đề cập thẳng thắn trong hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam” do tổ chức quốc tế Trung tâm tài nguyên phòng chống tham nhũng và UNICEF tổ chức.

Một lớp học thêm cho học sinh tiểu học. Ảnh: Hoàng Long
Một lớp học thêm cho học sinh tiểu học. Ảnh: Hoàng Long
Quá nặng bệnh thành tích
Theo kết quả khảo sát của Công ty tư vấn quản lý và chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting) thực hiện dưới sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ tháng 5/2010, có khoảng 20% số học sinh học trái tuyến với nhiều lý do: Chất lượng đào tạo, tuyển thẳng, gần nhà, trường điểm, chi phí phù hợp. 60% phụ huynh cho biết phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến; 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến.

Khi vào trường, dù là đúng tuyến hay trái tuyến, phụ huynh thường phải chi nhiều khoản khác nhau như: Đóng góp xây dựng trường, mua thiết bị lớp học, các CLB năng khiếu, xin vào lớp chọn, quỹ trường, quỹ lớp, đồng phục..., các khoản phí ngoài quy định được hợp pháp hóa, chủ yếu thông qua "tự nguyện" hoặc quỹ phụ huynh. Có tới 70% số phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường - và người quen của họ đều làm như vậy.

Về học thêm, 44% do nhà trường tổ chức; 49% do thầy cô dạy thêm riêng… Thu nhập từ dạy thêm đối với giáo viên trung bình 1,9 triệu/tháng. Có đến 85% phụ huynh thừa nhận việc dạy thêm là bình thường.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, sở dĩ có hiện tượng trên do phụ huynh còn quá nặng về bệnh thành tích, quá chú trọng đến các chỉ số bề nổi của học tập, tin vào trường điểm và việc học thêm sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn… Bên cạnh đó, giáo viên cũng góp một phần không nhỏ vào căn bệnh này vì nhiều lý do như thu nhập thấp, sự chấp nhận của xã hội…

Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ, các dạng tham nhũng được nghiên cứu trên về cơ bản - là tham nhũng "nhỏ" nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn - gần như tới mọi gia đình và để lại hậu quả xã hội khá nặng nề.

Tăng cường kiểm tra để chống tham nhũng

Ông Phạm Văn Tại, Phó chánh thanh tra Bộ GDĐT cho biết, ngoài các giải pháp như tuyên truyền, rà soát văn bản, triển khai các cuộc vận động lớn trong ngành giáo dục, cần phải tăng khung hình phạt tiền để đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhà trường. Đồng thời thực hiện 4 kiểm tra: Kiểm tra mức chi cho giáo dục từ ngân sách địa phương; kiểm tra việc thu và sử dụng học phí; kiểm tra sử dụng ngân sách cho giáo dục; kiểm tra việc thực hiện kiên cố hóa trường, lớp và xây nhà công vụ.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành để tập trung khắc phục những biểu hiện tham nhũng đang xảy ra trong dạy thêm, học thêm; tuyển sinh đầu cấp, trái tuyến, lạm thu…

Nguyên Minh


,

- Kết quả khảo sát "Thực trạng một số vấn đề về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 11/10 gây sự chú ý của nhiều chuyên gia trong ngành.

Một lần nữa vấn đề "Chống tham nhũng trong ngành giáo dục" lại được đưa ra mổ xẻ tại hội thảo "Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong giáo dục Việt Nam, con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình" do Quỹ Hợp tác Phát triển Bỉ và Tổ chức Minh bạch Thế giới tổ chức trong 3 ngày (11-13/10), tại Hà Nội.

Ảnh Bích Ngọc
Ảnh Bích Ngọc
Khảo sát của Thanh tra Chính phủ đưa ra được thực hiện ở cấp tiểu học và THCS ở 3 TP lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) với 605 phiếu hỏi phụ huynh học sinh và 236 phiếu hỏi giáo viên để so sánh, tham khảo.

Về tuyển sinh đầu cấp kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 20% số học sinh học trái tuyến; trong đó Hà Nội chiếm tỷ lệ khoảng 30%, Đà Nẵng 15-22% và tỷ lệ học sinh học trái tuyến ở TP.HCM 10-15%. Ba lý do phụ huynh chọn trường trái tuyến là chất lượng trường, gần nhà và trường điểm.

Số phụ huynh được hỏi thì có tới 60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến. 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trường trái tuyến.

Tuyển sinh đầu cấp đã trở thành gánh nặng tâm lý cho 42% phụ huynh, nhưng lại có đến 70% phụ huynh cho rằng bỏ thêm chi phí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường, vì suy nghĩ đơn giản "người quen của họ đều làm như vậy". 38% phụ huynh có con học trái tuyến thừa nhận có chi nhờ người xin cho con vào trường.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, dù vào trường trái tuyến hoặc đúng tuyến, phụ huynh thường phải chi nhiều khoản khác nhau: đóng góp xây dựng trường, mua thiết bị lớp học, bồi dưỡng thầy cô lớp năng khiếu, xin vào lớp chọn…

Về các khoản phí ở trường cả phụ huynh và giáo viên đều thừa nhận phải đóng nhiều khoản phí. Ngoài những khoản học phí, quỹ lớp, quỹ hội phụ huynh, đồng phục học sinh, sách giáo khoa…, còn phải đóng các khoản phí ngoài quy định được hợp pháp hóa thông qua “tự nguyện” hoặc quỹ phụ huynh. 52% phụ huynh cho rằng các khoản phí này là gánh nặng tâm lý, 46% cho rằng thu phí ngoài quy định là bình thường.

Việc học thêm- dạy thêm, kết quả khảo sát cho thấy, trung bình một giáo viên dạy thêm 3 buổi/tuần được 1,9 triệu đồng/tháng, so với mức lương trung bình là 2,5 triệu đồng/tháng. Tỉ lệ học sinh giỏi/khá đi học thêm là 45- 49%, học sinh trung bình đi học thêm từ 35-49%, tỉ lệ học sinh kém là 25% trong khi đây là đối tượng cần đi học thêm nhất.

Tần suất tham gia học thêm do nhà trường tổ chức chiếm 44%; do thầy cô dạy thêm riêng chiếm 40%, do cơ quan ngoài tổ chức là 36%. Trung bình một cháu học thêm 3,6 buổi/tuần với chi phí 470 ngàn đồng/tháng.

Trong kết quả khảo sát, điều khiến mọi người quan tâm đó là 63,8% phụ huynh có ý kiến nên tìm trường tốt cho dù trái tuyến, 66,2% phụ huynh khẳng định chỉ học chương trình chính khóa không đủ. Về phía giáo viên, 82,7% cho rằng lương quá thấp so với nhu cầu, 48% giáo viên giáo viên giỏi vẫn tổ chức lớp dạy thêm.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng - người trực tiếp tham gia khảo sát điều tra cùng Thanh tra Chính phủ cho biết, tuyển sinh đầu cấp- dạy thêm- thu phí ngoài quy định là ba hiện tượng ẩn chứa nguy cơ tham nhũng trong giáo dục có phạm vi ảnh hưởng rộng. Đồng thời, liên quan trực tiếp tới quan hệ nhà trường xã hội, có tác động trực tiếp tới thái độ phụ huynh, học sinh và giáo viên, tác động mạnh tới người nghèo cần có giải pháp tháo gỡ.

Thu ngoài quy định không phải tham nhũng?

Từ tháng 5/2010 đến nay, tại Việt Nam đã có 3 cuộc hội thảo, bàn tròn về vấn đề chống tham nhũng trong ngành giáo dục:

Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) đồng ý với các khoản thu trong nhà trường đã được nêu trong báo báo cáo khảo sát, nhiều khoản thu không theo quy định. Nên xem đó có phải là tham nhũng hay không và chi vào đâu? Ví như: thầy cô chia nhau, mua trang thiết bị hay sửa nhà vệ sinh cho chính các cháu thụ hưởng.... Thế nhưng trong khảo sát chưa làm rõ được vấn đề này.

Ý kiến khác từ Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, đặt lại vấn đề thế nào là tham nhũng?. Vì dạy thêm - học thêm có 2 hướng: dạy thêm-học thêm có sự đăng ký cấp phép của các sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, thì không liệt kê vào hình thức biểu hiện của tham nhũng. Thứ hai, dạy thêm do giáo viên mở lớp và học sinh tự nguyện đăng ký và phải đóng tiền. Giáo viên dạy thêm cũng phải bỏ công sức, trí tuệ để dạy. Như vậy, dạy thêm có phải là tham nhũng?...Mục đích chi mới là biểu hiện của tham nhũng. Nếu thu mà phục vụ cho điều kiện học của học sinh thì chúng ta không nên quy kết.

GS.TS Phạm Huy Dũng, phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long phân vân phải xác định trong ba yếu tố "tuyển sinh đầu cấp - dạy thêm - thu phí ngoài quy định" cái nào là nguy cơ thực sự ẩn chứa?

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên gia giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc khẳng định, tình trạng chạy trường rất là nhức nhối từ bậc học mầm non. Ở bậc tiểu học đến THCS đều có học thêm dưới hình thức cha mẹ viết đơn tự nguyện. Điều đó đặt ra câu hỏi chất lượng dạy trong các nhà trường hiện nay như thế nào, tại sao trẻ con phải đi học thêm? Vì các con học không tốt hay vấn đề khác?

Theo bà Nga cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa như phỏng vấn sâu từng đối tượng; nội dung nghiên cứu nên công bố công khai để cha mẹ, giáo viên và các tầng lớp xã hội đều có nhận thức một cách rõ ràng hơn về vấn đề này. Chỉ khi nào tất cả cùng tham gia đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳ hành động nào dù là nhỏ vi phạm về hành động đạo đức thì tham nhũng trong giáo dục sẽ được cải thiện.

  • Kiều Oanh


60% phụ huynh “nhờ vả” xin cho con học trái tuyến
Thứ tư, 13/10/2010, 00:00 (GMT+7)

(SGGP).- Đó là con số khảo sát được công bố tại hội thảo “Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam: con đường hướng tới kết quả và giám sát tiến trình” do Tổ chức quốc tế Trung tâm tài nguyên phòng chống tham nhũng và UNICEF tổ chức diễn ra trong 3 ngày từ 11-10 đến 13-10, tại Hà Nội.

Khảo sát này thực hiện trên gần 850 giáo viên và phụ huynh tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, trong tuyển sinh đầu cấp, có 60% phụ huynh phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến và 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trái tuyến. Khi vào trường, phụ huynh dù đúng hay trái tuyến, thường phải chi nhiều khoản khác nhau như đóng góp xây dựng trường, mua thiết bị lớp học, bồi dưỡng thầy cô lớp năng khiếu, xin vào lớp chọn...

Về việc học thêm - dạy thêm, có đến 82-85% phụ huynh thừa nhận việc dạy thêm là bình thường và mọi người quen đều cho con học thêm…

L.Nguyên


Thứ Bẩy, 09/10/2010 - 14:24

Bạn đọc viết:


“Hết cả 1 năm lương mới lo cho con gái đầu được chuyển về dạy gần nhà”, đó là thổ lộ của anh bạn thân chưa bao giờ biết đơm đặt, thêm bớt chuyện gì.


Anh còn nói cháu muốn về gần hơn nữa nhưng tốn kém quá, sức anh chưa kham nỗi, thôi thì được bước nào hay bước đó cái đã!

Tôi cũng có lần ỷ quen biết người trong ngành giáo dục (GD) nên đã hăng hái dắt bạn đi nộp hồ sơ thuyên chuyển cho vợ.

Người nhận hồ sơ tươi cười lịch sự thật không thể chê vào đâu được nhưng lại chỉ cho chúng tôi 1 nhiệm sở xa lắc, đến mùa mưa nước ngập trắng đường, đã có mấy vụ chết đuối trôi sông nên tôi đành cám ơn và cầm hồ sơ ra về.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Khoảng tháng sau, gặp lại, anh bạn tôi bảo xong rồi, kết quả “vượt quá mong đợi” và đùa tôi “ông ngây thơ quá, dẫn đi trật đường” nhưng cũng than thầm coi như mất 1 năm làm việc không công!

Cứ vài tháng trước ngày khai giảng năm học mới, ngồi ở đâu người ta cũng công khai bàn chuyện chạy trường trái tuyến và thậm chí có người sinh sống bằng nghề “cò” chạy trường hẳn hoi.

Giá cả ở từng trường thay đổi theo từng năm y như thị trường chứng khoán; khoảng từ 15 – 20 triệu cho đầu vào 1 số trường thuộc hàng “sao”.

Họ còn tư vấn nếu đầu năm học căng quá thì theo “phương án 2” nghĩa là chạy chuyển trường vào giữa năm học khi tình hình tạm yên ắng và giá cả cũng “mềm” hơn.

Mới nghe lần đầu cứ y như là bịa đặt nhưng người ta chỉ cho từng trường hợp cụ thể “người thật, việc thật”;

Tuy không khỏi nghi ngờ nhưng ngẫm nghĩ lại cũng có cơ sở vì mấy lần đi họp phụ huynh tôi thấy đủ mặt đại gia trong giới làm ăn buôn bán, có người nhà ở tận đâu đâu cũng ngồi chung lớp với mình.

Mang nỗi hoài nghi này đến 1 người bạn đã nhiều lần đi kiểm tra việc tuyển sinh trái tuyến, anh bảo rằng mấy nơi có đơn tố cáo thì trường ít cũng có 3-4 chục trường hợp, trường nhiều thì gần cả trăm; cũng có thấy tên người bảo lãnh hẳn hoi nhưng không biết thực hư thế nào, song giá như hiệu trưởng lợi dụng “đục nước thả câu”, chỉ cần “bỏ túi” chừng chục “ca” mỗi năm cũng bằng mình ky cóp cả đời!

Anh còn bảo nạn chạy trường nay còn lan rộng ra cả một số trường điểm mầm non và còn có cả chuyện chạy vào lớp chọn của các trường phổ thông nữa đấy.

Người ta bảo rằng nạn tham nhũng trong ngành GD tuy không “hoành tráng” như các “anh dự án” nhưng đa dạng, phong phú vô cùng, sờ đâu cũng có.

Không chỉ trong việc xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện dạy học… mà ngay những việc tưởng chừng cỏn con (nhưng thực ra rất lớn) như các khoản đóng góp của học sinh (HS) cũng bị người ta bớt xén.

Có người kể chuyện hiệu trưởng 1 trường bán trú nọ không bao giờ tốn tiền chợ vì hàng ngày cấp dưỡng đã chuẩn bị kỹ thức ăn cho rồi và cũng có chuyện người nhà hiệu trưởng “bao” luôn việc cung cấp nước uống tinh khiết cho HS chất lượng không đảm bảo nhưng giá cả lại trên trời.

Nhiều người còn coi việc dạy thêm tràn lan, tìm mọi cách buộc HS phải học thêm, kể cả các thủ thuật để tăng cao thu nhập của một bộ phận không nhỏ giáo viên (GV) cũng chính là một dạng tham nhũng trong ngành GD.

Thế mới hiểu tại sao nhiều cán bộ quản lý, GV giàu có không kém cạnh ai; có người đến mấy căn nhà, ô tô đời mới láng cóng… nhưng đều được giải thích là do cha mẹ cho, do con cái ăn nên làm ra tặng hoặc vừa mới trúng đầu tư bất động sản!

Nạn tham nhũng trong ngành GD đã có từ lâu, ai cũng biết nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc “đặc trị” vì lắm lý do nhưng chủ yếu là người đi hối lộ lại thuộc quyền “sinh sát” của người nhận hối lộ, không thể “qua cầu rút ván” viết đơn tố cáo hoặc đứng ra làm chứng được; bởi nếu thế chỉ còn cách bỏ dạy, bỏ học.

Hệ thống thanh tra, kiểm tra của ngành GD cũng chỉ quen với công việc dạy học, chẳng được mấy người am hiểu tường tận nghiệp vụ thanh tra, nhất là về lĩnh vực kinh tế; vả lại đều là người cùng ngành quen biết nhau cả, không nỡ quyết liệt đến cùng và thường là “rút kinh nghiệm” hoặc “không có nhân chứng, vật chứng cụ thể”.

Nhưng không lẽ ngành giáo dục lại “chung sống” với tham nhũng mãi sao ? Không lẽ bó tay sao?

Ngọc Dũng

(Nha Trang)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét