Công ty điện lực Tokyo (Tepco) đưa ra tuyên bố trên 3 tuần sau khi không thể kiểm soát được 4 lò phản ứng, từ số 1 đến số 4, của nhà máy. Ngoài ra, người dân địa phương sẽ được tham khảo về số phận của hai lò còn lại, số 5 và 6. Hai lò đã được dừng nguội an toàn khi xảy ra động đất.
Theo Chủ tịch Tepco Tsunehisa Katsumata, hiển nhiên là các lò phản ứng từ 1-4 sẽ bị bỏ.
Trong khi đó, các chuyên gia Nhật hiện đang xem xét khả năng phủ lên các tòa nhà chứa các lò phản ứng tại Fukushima I một loại chất đặc biệt để ngăn phóng xạ rò rỉ. Thông tin được Chánh văn phòng Nội các Nhật Edano cho biết trong cuộc họp báo mới đây.
Cũng trong ngày hôm nay, chính phủ Nhật đã yêu cầu nhà điều hành lò phản ứng hạt nhân áp dụng các biện pháp an toàn mới ngay lập tức. Các biện pháp này, được dự kiến phải hoàn thành vào cuối tháng 4, bao gồm chuẩn bị điện dự phòng trong trường hợp mất nguồn cung điện và phải có xe phun nước vòi rồng sẵn sàng túc trực 24h/24h để can thiệp và đảm bảo hệ thống làm lạnh ở cả các lò phản ứng lẫn bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng được duy trì.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Banri Kaieda cho rằng điều này không có nghĩa là các hoạt động của nhà máy điện hạt nhân bị ngưng.
Động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua đã làm hư hại hệ thống điện của nhà máy, khiến hệ thống làm lạnh các lò phản ứng cũng không thể hoạt động.
Kể từ đó các kỹ sư đã nỗ lực hết mình làm mát lõi của các lò phản ứng bằng cách bơm nước biển vào. Tuy nhiên, hoạt động đã bị nhưng do phóng xạ rò rỉ ngày càng cao.
Thủ tướng Nhật Naoto Khan hôm qua cho biết đất nước được đặt trong “cảnh báo cao nhất” về hạt nhân, trong khi Tepco bị chỉ trích thiếu minh bạch, không cung cấp thông tin kịp thời về cuộc khủng hoảng cho giới chức trách.
Cho đến nay, số người thiệt mạng trong trận siêu động đất/sóng thần đã vượt 11.000. Ngoài ra, hơn 17.000 người khác vẫn mất tích. Thiệt hại do thảm họa kép này gây ra lên đến con số kỷ lục 309 tỷ USD.
Phan Anh
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét