18/05/2011 11:39
|
Các quan chức ở đất nước láng giềng Tunisia cho biết, ông Ghanem, một cựu thủ tướng của Libya, đã băng qua biên giới nước này bằng đường bộ trước khi đến đảo Djerba.
|
Một người phát ngôn viên của quân nổi dậy Libya nói với BBC rằng, ông Ghanem đang trên đường đến một nước châu Âu.
Chính phủ Libya thông báo ông Ghanem, người kiêm chức Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ quốc gia, đã đến Tunisia vì lý do công vụ song Tripoli đã mất liên lạc với ông này.
Nếu việc ông Ghanem bỏ trốn được xác nhận, đây sẽ là quan chức cao cấp nhất của Libya ra đi kể từ chuyến đào tẩu đến Anh của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Moussa Koussa vào tháng ba.
Tuy nhiên, người phát ngôn của chính phủ Libya Moussa Ibrahim nói với tờ New York Times rằng, cuộc chiến chống lại quân nổi dậy của Libya “không phụ thuộc vào các cá nhân, dù họ có là các quan chức cấp cao”.
Trong một diễn biến khác, Tunisia đã lên tiếng phản đối việc Libya bắn pháo vào lãnh thổ nước này trong cuộc chiến với quân nổi dậy và đe dọa sẽ khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.
Cũng trong hôm 17.5, đài truyền hình quốc gia Libya tường thuật rằng một tàu chiến của NATO đậu ở bờ biển gần thị trấn Misrata đã bị quân đội nước này tấn công.
Tuy nhiên, NATO đã khẳng định các tường thuật đó là “hoàn toàn bịa đặt”.
Sơn Duân
Thanh Niên Online:
|
Cùng bị yêu cầu truy nã với ông Gaddafi là người con trai Saif al-Islam Gaddafi và lãnh đạo tình báo Abdullah al-Sanoussi. Trong đó, Gaddafi và con trai cùng bị tố cáo đã ra lệnh, lên kế hoạch và tham gia các cuộc tấn công bất hợp pháp vào dân thường.
|
Công tố viên trưởng của ICC Luis Moreno-Ocampo nói, lực lượng của ông Gaddafi đã thực hiện một loạt các hành động tàn bạo, bao gồm tấn công vào dân thường trong nhà của họ, bắn vào người biểu tình, nã pháo vào các đám tang và triển khai lính bắn tỉa bên ngoài các đền thờ.
Phản ứng trước quyết định của Công tố viên trưởng ICC, phe nổi dậy Libya nói họ hoan nghênh lệnh truy nã ông Gaddafi song cũng khẳng định ông này phải bị xét xử tại Libya trước, theo AFP.
Hiện tại, ba thẩm phán của ICC sẽ thẩm định những bằng chứng trước khi ban hành lệnh truy nã quốc tế.
Nếu các thẩm phán của tòa án có trụ sở tại The Hague (Hà Lan) phê chuẩn lệnh truy nã Đại tá Gaddafi, đây sẽ là lần thứ hai cơ quan này săn lùng một nguyên thủ đương chức. Cách đây 3 năm, họ đã ban hành lệnh truy nã với Tổng thống Sudan Omar al-Bashir về các cáo buộc liên quan đến vụ diệt chủng ở Darfur.
Ông Moreno-Ocampo cho biết, đội ngũ của mình đã thu thập được nhiều bằng chứng trực tiếp đến nỗi ông hầu như đã sẵn sàng để tham gia phiên tòa xét xử.
|
Các chuyên gia nhận định lệnh truy nã sẽ không có nhiều ảnh hưởng tức thời với tình hình chiến sự tại Libya. Tuy nhiên, nó có thể khiến ông Gaddafi gặp nhiều khó khăn khi tìm nơi lưu vong sau này.
Tân Hoa Xã cho biết vì ICC mở cuộc điều tra theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc buộc phải bắt giữ ông Gaddafi nếu nhà lãnh đạo này có mặt trên lãnh thổ của họ.
Sơn Duân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét