17/05/2011 3:08
Đâu đó vẫn có những trường để được công nhận trường chuẩn hoặc để “đánh bóng thương hiệu trường chuẩn” đã “gồng mình” để đạt được kết quả như tiêu chuẩn của bộ đề ra! Với tinh thần đó, giáo viên phải ký cam kết giáo dục bảo đảm cuối năm kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh phải đúng chỉ tiêu do trường đưa ra trong lộ trình xây dựng trường chuẩn. Điều này dẫn đến một thực trạng là để bảo đảm chỉ tiêu, giáo viên đôi khi phải “rộng tay” trong việc đánh giá học sinh. Vì thế kết quả học tập của học sinh thực tế ở một số trường chưa thể nói là đúng thực chất được. Có những học sinh lẽ ra cần phải ở lại lớp để rèn luyện thêm nhưng vì lý do bảo đảm chỉ tiêu, bằng cách nào đó thầy cô vẫn phải để các em được lên lớp. Thậm chí, có những em hư hỏng, đến trường là để phá phách, không chịu sự giáo dục của nhà trường vẫn được “năn nỉ” đến lớp đều đặn để bảo đảm sĩ số!
Vậy thì nên dựa vào đâu để đánh giá chất lượng học sinh một cách chính xác? Theo tôi đó là kết quả thi tuyển trong các kỳ thi vào trường THPT hoặc vào ĐH. Chất lượng học tập của học sinh sẽ được phản ánh một cách trung thực vì những kỳ thi này được tổ chức nghiêm túc. Và một khi học sinh không còn trong “vòng tay bao bọc” của thầy cô đang dạy mình, các em phải thể hiện thực lực của mình.
Thực tế, tôi biết có những trường chưa bắt đầu lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia (vì những lý do khác ngoài chất lượng giáo dục) hoặc chưa phải là trường chuẩn đã có tỷ lệ học sinh đậu trong các kỳ thi tuyển cao hơn những trường đang xây dựng trường chuẩn hoặc đã được công nhận trường chuẩn. Đó chẳng phải là nghịch lý của trường chuẩn hay sao?
Lê Thị Diệu Phương
Giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu, TP Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận
>> Chi hàng nghìn USD để con vào lớp 1
>> "Cuộc đua" vào lớp 1
Từ nhiều năm nay, cứ đến mùa tuyển sinh đầu cấp, dư luận và báo chí đều bàn tán, phản ánh về tiêu cực trong chạy vào lớp 1 trường điểm với số tiền hàng nghìn đô, thậm chí có trường tiểu học đỉnh điểm lên tới 3.000 USD. Sở GD-ĐT Hà Nội có ý kiến gì về vấn đề này?
Thực tế từ nhiều năm nay khi đến mùa tuyển sinh vấn đề này thường được báo chí đề cập, Sở GD-ĐT chưa nhận được phản ánh cụ thể từ phía phụ huynh học sinh (HS) về việc có hiệu trưởng nào "vòi vĩnh" đòi tiền xin học trái tuyến của cha mẹ học sinh. Cá nhân tôi nghĩ rằng không thể có hiệu trưởng nào lại đánh đổi danh dự và uy tín của mình để kiếm tiền như vậy. Nếu chỉ ra được trường hợp cụ thể, chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Nói về tình trạng HS xin học trái tuyến lớp 1, lớp 6 có thể chỉ ra rất nhiều nguyên nhân như: Có những HS cư trú nơi này, hộ khẩu nơi khác, hoặc cũng có cha mẹ HS muốn xin cho con học trái tuyến ở trường gần nơi làm việc để thuận tiện đưa đón, rồi cũng có phụ huynh chê trường trên địa bàn mình nằm ở khu vực “dân trí thấp”, gần chợ búa, gần nhà nghỉ, trong ngõ hẹp... nên xin học trái tuyến; hay cũng có nhiều khi trường rất khang trang gần nhà, nhưng vẫn muốn xin học trái tuyến vì nghe thấy trường này hay, trường kia là trường có “thương hiệu”..
Để khắc phục hiện tượng này thì Sở GD-ĐT có biện pháp gì để giảm tải độ “nóng”của dư luận? Trường điểm khác gì với các trường học khác mà phụ huynh lại cố “chạy” bằng được cho con vào như vậy?
Quan điểm chỉ đạo của Sở từ nhiều năm nay là không có trường điểm, lớp chọn; Đã nhiều năm nay, với chủ trương “3 giảm” (giảm sĩ số HS/lớp, giảm số lớp ở những trường có quy mô quá lớn, và giảm số HS trái tuyến) đến nay sĩ số HS/lớp đã có nhiều cải thiện.
Thống kê cho thấy thành phố vẫn luôn đảm bảo được đủ chỗ học cho HS tiểu học và THCS với tỷ lệ trung bình chỉ khoảng trên dưới 40 HS/lớp. Tuy nhiên do mật độ dân cư và sự khác nhau về quy mô của từng trường nên tỷ lệ này không đồng đều. Bên cạnh đó, do nhu cầu của cha mẹ HS rất đa dạng khiến cho việc tuyển sinh không chỉ là áp lực cho phụ huynh mà cho cả ngành giáo dục và các cấp quản lý, nhất là những tỉnh thành có dân cư đông, có điều kiện sống cao như Hà Nội, TPHCM… Ở một vài trường do được phụ huynh gắn mác là “trường điểm” thì việc tuyển sinh lại càng căng thẳng. Và vì thế, tình trạng trường thừa, trường thiếu HS vẫn cứ xảy ra.
Để khắc phục tình trạng này, trong 2 năm 2009 và 2010, thành phố đã đầu tư hơn 1500 tỉ đồng cho ngành giáo dục để xóa 5.523 phòng học tạm, phòng học cấp 4, và xuống cấp. Ngoài ra còn hàng trăm tỷ cho chương trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chương trình chiếu sáng học đường, xây nhà vệ sinh nước sạch, mua sắm rất nhiều trang thiết bị khác nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phục vụ tốt việc dạy và học của các trường học.
Đối với công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, số kinh phí dành cho công tác này trong 2 năm qua là gần 30 tỷ đồng (năm 2010: là 13,4 tỷ; năm 2011: 16,5 tỷ). Đó là chưa kể việc thành phố đã áp dụng những chính sách khác như hỗ trợ định mức kinh phí cho giáo viên mầm non nông thôn, giải quyết chế độ viên chức cho 26 ngàn giáo viên mầm non… Mục đích là không ngừng đầu tư cho đội ngũ giáo viên để họ được nâng cao trình độ, yên tâm công tác, gắn bó với nghề, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, giảm sự chênh lệch về chất lượng đội ngũ giữa các trường
Ngoài ra, ngành cũng có một số biện pháp quan trọng khác như luân chuyển cán bộ quản lý, mạnh dạn đề bạt và điều động các giáo viên trẻ có năng lực, có phẩm chất về công tác tại các trường khó khăn để xây dựng phong trào, nâng cao chất lượng ở các địa bàn này... Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, phát triển cân đối các loại hình trường, đảm bảo hài hòa chất lượng giữa các trường công lập và ngoài công lập…
Ông có lời khuyên gì cho phụ huynh về vấn đề này?
Như trên tôi đã nói, việc học trái tuyến không những gây mệt mỏi cho HS và gia đình mà còn gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lý, từ việc góp phần làm ùn tắc giao thông, xáo trộn quy hoạch trường lớp, giáo viên, phân bổ kinh phí và thậm chí làm ảnh hưởng cả đến những em HS đang học đúng tuyến vì lớp trở nên đông hơn, sự quan tâm của giáo viên đến từng HS vì thế sẽ bị giảm đi.
Còn vấn đề nữa, cứ đến đầu mùa tuyển sinh, năm nào Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đều có văn bản gửi tới các đơn vị giáo dục trên địa bàn về phương hướng tuyển sinh, quy định tuyển sinh đầu cấp như là cấm nhận HS trái tuyến và yêu cầu các trường thực hiện theo đúng quy định…Tuy nhiên, vấn đề này dường như các trường chưa thực hiện triệt để, vẫn còn hiện tượng tiêu cực. Hàng năm, Sở GD-ĐT có kiểm tra việc “hậu” tuyển sinh này không?
Sở không có văn bản cấm trái tuyến. Việc học trái tuyến, trong một số trường hợp nhất định là một nhu cầu chính đáng của cha mẹ HS. Về tuyển sinh đầu cấp, Sở đã có quy định rất cụ thể: Các trường chỉ được phép tuyển sinh từ ngày 1/7 đến ngày 15/7. Sau ngày 15/7, những trường chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh được giao phải báo cáo với Phòng GD-ĐT và căn cứ vào tình hình cụ thể UBND quận huyện, Phòng GD-ĐT cho phép trường được tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu từ ngày 17/7 đến ngày 20/7.
Sở cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt đối với các trường phải đảm bảo thực hiện quy chế công khai theo quy định tại Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT để xã hội cùng giám sát công tác này. Theo phân cấp, các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc quận huyện, thị xã quản lý và vì thế việc kiểm tra công tác tuyển sinh hàng năm do các địa phương thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
le vo danh (5/17/2011 9:59:00 AM) levodanh.12@gmail.com Vâng theo như những lời của ông Nguyễn Hiệp Thống nói, bao giờ phụ huynh lên tiếng thì ngành giáo dục mới bắt tay vào xử lý những vấn đề nhức nhói đó? Nhưng khi đó đã quá muộn. Vậy đến bao giờ thì ngành giáo dục nước ta mới hết được "bệnh" đó đây... |
mai (5/17/2011 9:52:00 AM) bongan1012@gmail.com "Trường điểm ","lớp chọn" là do người lớn đề ra đấy thôi. Trẻ nhỏ hồn nhiên và giản đơn lắm, hãy để cho con trẻ được phát triển lành mạnh. |
Nhóm kỹ thuật vctel.com (5/17/2011 9:44:00 AM) vctelsms@vanchung.vn Trẻ em là mầm non đất nước. Nhận thức ngay từ buổi đầu đi học cho con em cần môi trường giáo dục chất lượng tốt là rất quan trọng, nên không chỉ riêng ở Việt Nam xảy ra hiện tượng chạy đua như vậy đâu. Ở các nước khác cũng có hiện tượng tương tự, ví dụ như ở Trung Quốc... |
Giang (5/17/2011 9:40:00 AM) nh_giang@hotmail.com Phóng viên hãy thử tìm hiểu các con cháu của các lãnh đạo ngành xem có đang học đúng tuyến, là sẽ ra ngay vấn đề. |
hoang lan (5/17/2011 9:38:00 AM) lan@yahoo.com Tien chay trai tuyen se den tay hieu truong, khong can phai yeu cau truc tiep dau. Tien khong den noi thi con minh sao vao hoc duoc nhi. Ong noi vay nghe... chan that day! |
Nguyễn Nguyên Hải (5/17/2011 9:31:00 AM) ngnhai33@gmail.com Hoan nghênh Dân trí đã đề cập vấn đề tiêu cực trong việc phải xin học cho trẻ vào lớp 1. Nhưng tôi thấy ý kiến của ông Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT HN chỉ có phần đúng về chủ trương, những nỗ lực của GD&ĐT HN. Còn suy nghĩ "không thể có Hiệu trưởng nào lại đánh đổi danh dự và uy tín của mình để kiếm tiền..." - chứng tỏ ông ấy hoặc là không biết gì về thực tế đời sống (?), hoặc lẩn tránh phải trả lời một vấn nạn trong ngành của mình. Người dân không lạ gì việc phải mất có khi tới vài ngàn USD để trẻ được học lớp 1 đâu... |
Nguyễn (5/17/2011 9:23:00 AM) ngn5k@yahoo.com Thực tế, nếu ai là phụ huynh của các con trong tuổi phải đi học mới thấy sự vất vả khi cạy cục để xin học cho con. Ai cũng muốn cho con một môi trường giáo dục tốt nhất, trong khi khả năng đáp ứng về học hành của các trường công còn hạn chế. Lãnh đạo một số trường lợi dụng cơ sở vật chất của nhà nước để trục lợi. Ở các hội nghị chính thức hay các diễn đàn thì các quan chức luôn tuyên bố là "Nói không", nhưng thực tế thì tệ hơn nhiều. Tôi đồng ý với quan điểm cần công khai, minh bạch một số trường mà phụ huynh tín nhiệm. Có thể đấu giá các suất trái tuyến để tái đầu tư, phục vụ cho sự phát triển chung của nhà trường, thay cho việc tiền "chạy" chủ yếu rơi vào túi các cá nhân có chức, có quyền. Vấn đề là ngành giáo dục có dám dũng cảm làm hay không? Có quyết tâm tạo nên một sân chơi minh bạch hay không ? hay cứ lập lờ như vậy thì mới có "màu". |
Nghe nhin (5/17/2011 9:18:00 AM) Vuive@gmail.com Hiện tượng này phản ánh quy luật CUNG - CẦU mà thôi. Theo ý kiến của ông Chánh Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, thì Sở chưa nhận được bất kỳ một phản ánh nào từ phía phụ huynh về việc hiệu trưởng vòi tiền khi nhận đơn tuyển sinh trái tuyến. Điều này là tất nhiên. Nhưng theo tôi, trả lời như vậy ông Chánh Văn phòng sẽ cảm thấy an toàn, nhưng điều đó lại bộc lộ sự bàng quang, buông lỏng quản lý của Sở trước một hiện tượng xã hội nan giải thuộc lĩnh vực ngành đang quản lý! Về phía phụ huynh, việc chạy trường cho con cũng có nhiều lý do, nhưng cơ bản là: thứ nhất là mắc bệnh "thích oai"; thứ hai có thể cực chẳng đã do nơi làm việc của bố hoặc mẹ gần trường, còn hộ khẩu thì trái tuyến; thứ ba học sinh thuộc đối tượng 4C (con cháu các cụ )...... Về điều kiện thì đã có một lực lượng "cò mồi" làm việc theo thời vụ sẵn sàng "giúp đỡ" tận tình, giá cả "không lo" miễn là cháu được vào trường theo nguyện vọng của phụ huynh. Bố mẹ các cháu chỉ việc "cám ơn" khi cháu đã được tiếp nhận (tuy nhiên "cái Tâm" phải thống nhất tránh tình trạng mất công bằng - đây đã là luật bất thành văn). Còn muốn lớp tốt hơn, cô giáo có "thương hiệu" thì lại nói tiếp sau). Về giá thì "khủng" lắm: đơn cử mầm non bét là 5T VND, top là 10 vé. PTTH trên đường Thụy Khuê là 80T VND. Thật là "khủng", nói ra thì thật là buồn... |
Lê Văn Ái (5/17/2011 9:15:00 AM) yeulacuoi_007dt@yahoo.com Thời buổi bây giờ sao tôi thấy đội ngũ giáo viên có nhiều người biến chất thế (đặc biệt ở các thành phố). Giáo viên gì mà phân biệt học sinh con nhà giàu và con nhà nghèo. HS nào mà phụ huynh không đến chạy thầy cô liên tục sẽ bị "đì" ngay. Còn nếu không đi học thêm sẽ không theo kịp lớp, vì thày cô mang bài ra dạy ở nhà và đến lớp dạy chương trình tiếp theo. Đành rằng cơ chế thị trường bây giờ thì lương giáo viên hơi thấp, nhưng đã theo nghề giáo mình phải có cái tâm. Tôi đề nghị nên có chế tài đặc biệt xử lý các giáo viên biến chất như vậy, tránh để hiện tượng những con sâu cứ làm rầu nồi canh mãi. Nếu không sẽ làm hỏng cả những thế hệ tương lai và cũng là tiền đề tạo nền tảng cho tham ô, tham nhũng trong các lớp con cháu chúng ta. |
Nguyễn Toàn (5/17/2011 9:06:00 AM) ng_dtoan@yahoo.com Việc "chạy trường", "chạy lớp" là có thật. Chỉ có điều việc này được tiến hành "bí mật", các giao dịch thường bằng miệng, thông qua các giáo viên, chứ Hiệu trưởng thì chẳng dại gì mà công khai nhận tiền. Nếu cứ đợi phản ánh cụ thể mới xử lý thì đến bao giờ mới xử lý được đây... Cứ để tình trạng này như vậy mãi được sao? |
sđgfhf (5/17/2011 9:06:00 AM) sdfsgđfgbf@gmail.com Mấy vị có chức, có quyền mà không ngăn chặn, không có biện pháp gì, chỉ đưa ra những lời khuyên thế thì giải quyết được gì. Chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là của Bộ GDĐT kia mà... |
Thi đua học tốt (5/17/2011 8:48:00 AM) thidua@gmail.com Xin cảm ơn, các nhà quản lý lúc nào cũng nói thì rất hay. Tuy nhiên, cá nhân tôi xin hỏi: nếu như con cháu của các vị đi học, các vị có để học đúng tuyến, đúng trường tại địa phương không? Hay chính các vị cũng dùng mọi mối quan hệ để xin cho con, cháu vào "trường chuyên", "lớp chọn"? |
xi xon (5/17/2011 8:46:00 AM) hoahong@yahô.com Tôi nghĩ không có hiệu trưởng nào bị xử lý đâu, vì họ đâu có "vòi tiền", mà là phụ huynh phải "năn nỉ" mong hiệu trưởng nhận tiền. Vì nếu hiệu trưởng "chịu" nhận tiền, thì mọi chuyện coi như ổn thỏa (-: |
nhandan (5/17/2011 8:24:00 AM) nd@gmail.com Biết bao tiêu cực xảy ra tại các trường học (chủ yếu là tiểu học và THCS công lập). Ai ai cũng biết, nhưng xem ra ông Chánh Văn phòng không nắm được gì về tình trạng này rồi?... Tất nhiên, ở đây không phải hoàn toàn do lỗi của ông mà là do cơ chế, do tâm lý nóng vội của các bậc phụ huynh, do sự tham lam của nhiều cá nhân trong các trường học và nhiều nguyên nhân khác. Nhưng thiết nghĩ với cương vị của mình, ông cần tìm hiểu và có những ý kiến tham mưu sớm nhất cho lãnh đạo ngành, để có ngay những biện pháp quyết liệt ngăn chặn tình trạng này. Làm thế mới đúng trách nhiệm của chức danh mà ông đang nắm giữ. Xin cám ơn nếu ông đọc những ý kiến này. Trân trọng! |
hai lúa (5/17/2011 8:03:00 AM) luckyhalong@yahoo.com De So GD HN nhan duoc nhung bang chung ve cac truong hop cu the ve chay truong, thi e rang khong bao gio co. Vi chi co nhung phu huynh moi lo cho con cai ho trong viec chay truong ay. Ai dam chac chi ra bang chung roi, ma con cai ho van yen on hoc duoc o do? GIAO DUC VIET NAM CON DAY RAY BAT CAP. MONG RANG DUNG CHI NOI ROI LAI DE CHO... CHIM XUONG VIEC NAY. |
Quốc Thái (5/17/2011 7:31:00 AM) buithai2011@gmail.com Thì nói cũng chỉ để mà nói thôi, ai nói chẳng được!!! Vấn đề ở chỗ LÀM là chính. Năm nào các cấp, các ban trong ngành GD-ĐT chẳng có đầy những văn bản, chỉ thị, quy chế, nhưng việc thực hiện ra sao??? Nói nhiều cũng thế mà thôi, trống đánh xuôi kèn vẫn cứ thổi ngược. Câu nói "Cá nhân tôi nghĩ rằng không thể có hiệu trwởng nào lại đánh đổi danh dự và uy tín của mình để kiếm tiền như vậy" của ông Chánh văn phòng, liệu có chủ quan không đấy???... |
Hoàng (5/17/2011 7:08:00 AM) thiennhana2@yahoo.com Về vấn đề này, phải hiểu do đâu mà có sự xuất hiện các trường "điểm". Đó chính là nhờ có đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng. Thiết nghĩ, giữa các trường trong mỗi quận nên áp dụng chế độ luân chuyển giáo viên định kỳ, khoảng 3 năm thì nên chuyển giáo viên sang các trường khác lân cận trong quận. Nếu làm được như thế, chắc chắn sẽ xóa bỏ sự phân biệt giữa các trường, đồng thời nâng cao mặt bằng giáo dục chung, giảm bớt gánh nặng chạy đua đi học xa cho các em nhỏ, vì nhu cầu muốn được học thầy cô giáo giỏi là hoàn toàn chính đáng. |
Nguyễn Văn Pha (5/17/2011 7:07:00 AM) phavn@gmail.com Ông nói rất hay nhưng xem ra lại rất...không thực tế. Đúng là không bao giờ hiệu trưởng trực tiếp đặt vấn đề và trực tiếp cầm tiền rồi, vì họ có cả một hệ thống chân rết làm thay... Mong hãy nhìn thẳng vào sự thật, thay vì né tránh... |
Chân Đất (5/17/2011 7:04:00 AM) NgoDucLuong@yahoo.com "Trường điểm", "lớp chọn" nó ra làm sao? Nếu không có nó thì tình hình hiện nay thế nào? Tôi có 5 đứa cháu nội đang tuổi hoc sinh, sẽ sao đây nếu không có những trường điểm, lớp chọn đó? Ngành GDĐT nếu muốn trở nên tốt hơn thì hãy chú trọng tới vấn đề này. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét