15/05/2011 0:21
Ngoài những bất cập về biển báo giao thông, việc thiếu biển báo chỉ dẫn tại các đô thị lớn, trong đó có TP.HCM, đã gây nhiều phiền toái cho người dân, đặc biệt là người ở ngoại tỉnh.
Lần mò tìm đường đi
Đầu tháng 5.2011, vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung (ngụ Long Khánh, Đồng Nai) đi xe gắn máy chở đứa con 18 tháng tuổi đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM để chữa bệnh. Hằng ngày, quen với cuộc sống làm rẫy, vợ chồng chị như bị ngợp khi vào đến cửa ngõ TP.HCM tấp nập người xe.
Trong cái nắng gay gắt, hai vợ chồng cứ trực chỉ cầu Sài Gòn và dọc đường thầm mong gặp được biển chỉ dẫn cụ thể để nhanh đến Bệnh viện Nhi đồng 2 nằm trên đường Lý Tự Trọng (Q.1). “Đi cả chục cây số trên xa lộ Hà Nội, lòng vợ chồng tui như lửa đốt khi chẳng thấy có tấm bảng nào hướng dẫn về bệnh viện hoặc về Q.1, trong khi con thì sốt cao”, chị Dung kể.
Qua cầu Sài Gòn, rồi đến vòng xoay Hàng Xanh cũng không thấy bảng chỉ dẫn nào, vợ chồng chị Dung đành hỏi đường. Không biết người chỉ dẫn như thế nào mà vợ chồng chị ra đến chợ... Bến Thành. Sau khi hỏi tiếp đường và phải mất thêm 30 phút nữa, vợ chồng chị mới tìm ra Bệnh viện Nhi đồng 2. “Vừa đến bệnh viện, thằng nhỏ phải vào ngay phòng cấp cứu, vì sốt cao, khóc ngất, mặt mày đỏ bừng và kiệt sức. Thấy tình trạng con như vậy, vợ tui chỉ biết khóc. Tôi không ngờ, một thành phố lớn như TP.HCM mà lại thiếu bảng chỉ dẫn như vậy!”, anh Thành, chồng chị Dung bức xúc nói.
Sáng 14.5, chúng tôi bắt gặp vợ chồng ông Trương Văn Sáu ở Bến Tre lên TP.HCM. Đến khu vực vòng xoay An Lạc, vợ chồng ông quay qua, quay lại ngơ ngác tìm kiếm gì đó rồi loạng choạng tay lái tấp vào lề đường hỏi người chạy xe ôm hướng về chợ Bình Tây. Anh lái xe ôm đang lau chùi chiếc xe quay sang gắt “không biết” rồi làu bàu: “Sáng giờ chưa có cuốc nào, bố mày đứng đây để chỉ đường suốt ngày à”. Thấy hai vợ chồng già, quệt mồ hôi trên mặt vẻ khổ sở, chúng tôi xuống xe chỉ dẫn hướng đi mà cũng không tin họ có thể đến đích thông suốt.
Vừa thiếu, vừa bất cập
Tiếp xúc với chúng tôi, những người ở các địa phương khác và cả những du khách nước ngoài khi đặt chân đến TP.HCM đều tỏ ra ngán ngại: “Biển chỉ dẫn giao thông ở TP.HCM sao mà ít thế”. Nếu không dừng lại hỏi người đi đường hoặc những người buôn bán nhỏ lẻ, xe ôm ở dọc đường thì không thể nào thoát ra được khỏi mê hồn trận giao thông ở thành phố.
Có mặt tại các cửa ngõ TP.HCM, chúng tôi nhận thấy nỗi lo của người dân, nhất là người ngoại tỉnh là hoàn toàn có cơ sở.
Bắt đầu từ cửa ngõ Sài Gòn (từ cầu Đồng Nai về cầu Sài Gòn), với chiều dài hơn 20 cây số, không thấy biển chỉ dẫn cụ thể nào được treo hoặc lắp đặt hai bên đường. Trong khi đó, chốc chốc đập vào mắt chúng tôi là một số tấm bảng “Mặt cắt ngang lộ giới xa lộ Hà Nội”, trên đó thể hiện nhiều thông số và hình vẽ khó hiểu, to tướng được cắm ở con lươn nằm giữa đường. Chỉ tay về phía tấm bảng “vô bổ” trên, ông Năm, chạy xe ôm ở góc cầu vượt gần khu công nghệ cao (Q.9), bức xúc: “Tấm bảng to, rõ đó có ai đọc đâu. Tại sao mấy ổng không thay tấm bảng khó hiểu này bằng những biển chỉ dẫn đường vào trung tâm thì dân được nhờ hơn không?”.
Tại giao lộ QL13 - QL1A, cửa ngõ nối Bình Dương với Q.Thủ Đức, TP.HCM, khó khăn lắm chúng tôi mới thấy tấm bảng chỉ dẫn được cắm khuất ven đường, nhưng trên đó thể hiện thông tin sơ sài: “Mũi tên rẽ trái đi Đồng Nai, rẽ phải đi Hóc Môn và đi thẳng là Bình Triệu”. Một người dân ở gần giao lộ này cho biết: “Hằâng ngày, tui và bà con ở đây chỉ đường vào trung tâm không biết cho bao nhiêu người. Nếu mấy ông giao thông cắm thêm bảng chỉ dẫn tại cửa ngõ này thì đỡ cho người đi đường biết bao!”.
Trên QL1A từ Q.12 về ngã tư Trạm 2, giữa con lươn đoạn qua P.Đông Hưng Thuận (Q.12), có treo tấm bảng chỉ dẫn “Đường đi của xe ô tô về ngã tư chợ Cầu”. Dù đã cố ý cho xe đi thật chậm, song chúng tôi cũng không sao lĩnh hội hết bảng chỉ dẫn này. Tiếp xúc với chúng tôi, người dân ở khu vực này cho biết cách đây vài ngày, vì mải lo tìm đường đi trên tấm bảng chỉ dẫn này mà một chiếc Camry mang biển số tỉnh Đồng Tháp đã bị xe sau húc vào đuôi. “Qua chính quyền địa phương, dân tụi tui đã nhiều lần đề nghị cho dẹp những tấm bảng chỉ dẫn đường gây nguy hiểm này nhưng đến nay đâu vẫn vào đấy”, một người dân ở P.Đông Hưng Thuận nói.
Tương tự, tuyến QL1A hướng từ Long An vào TP.HCM, ngay nút giao vào đại lộ Đông Tây (đường Võ Văn Kiệt) có bảng hướng dẫn hướng đi vào quận 5, 6... Nhưng đến vòng xoay An Lạc thì tìm đỏ mắt chúng tôi không thấy bất kỳ bảng chỉ dẫn nào cho biết hướng nào về Chợ Lớn, hướng nào đến trung tâm thành phố, hay các địa danh như Bùng binh Cây Gõ, Công viên Phú Lâm không tìm đâu thấy.
Biển chỉ dẫn bị “tắc”
Không chỉ ở ngoại thành, nhiều khu vực ở nội thành chỗ có bảng chỉ dẫn, chỗ không hoặc thích thì cắm chứ không nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi đường.
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi khấp khởi mừng thầm khi nhìn thấy bảng chỉ dẫn hướng đi (duy nhất) về trung tâm thành phố. Theo hướng này, chúng tôi đi được một đoạn thì bí lối ở giao lộ. Trước mặt chúng tôi, một bên là đường Hoàng Văn Thụ, một bên là vòng xoay Lăng Cha Cả và tuyệt nhiên không có biển chỉ dẫn nào cho biết kế tiếp nên đi đâu để vào trung tâm thành phố hay những con đường khác sẽ dẫn đi đâu. Tương tự, ở chiều ngược lại vào sân bay Tân Sơn Nhất, có biển chỉ dẫn hướng vào đường Hồng Hà. Một chị bán hàng ở đây bức xúc: “Chỉ dẫn vô bổ, ai chả thấy biển tên đường “Hồng Hà” nằm cạnh đó, quan trọng là đường này dẫn đi đâu”. Theo chị này, biển báo đó vô tác dụng, nhiều người vẫn cứ phải hỏi thăm đến ngã năm Chuồng Chó hoặc Bệnh viện 175 đi thế nào. Nhưng mà đi xe hơi phải đi vào các làn giữa hoặc tay trái thì làm sao mà dừng lại hỏi đường!
Tiếp tục theo đường Cộng Hòa đến ngã tư An Sương, chúng tôi cũng không tìm được biển chỉ dẫn nào báo cho người đi đường biết hướng đang đi sẽ đến được Hóc Môn, Củ Chi, Tây Ninh, Thủ Đức hay Long An. Trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7), bảng phân làn đường kèm chỉ dẫn hướng đi làm rất hoành tráng nhưng đến các giao lộ, rẽ vào tìm biển chỉ dẫn đi tiếp đều không thấy.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn qua chân cầu Thủ Thiêm hoặc đoạn đến chân cầu Sài Gòn thì chỉ có người đi thường xuyên ở đây mới biết làn đường nào đi về đâu còn khách lạ thì như vào mê hồn trận, thế mà không hề có một biển chỉ đường nào.
Hiếm hoi lắm, trên QL1A (xa lộ Đại Hàn, hướng từ ngã tư An Sương đến vòng xoay An Lạc) thỉnh thoảng gần các giao lộ chúng tôi thấy bên đường xuất hiện bảng chỉ dẫn hướng về Bà Quẹo, An Lạc, Tham Lương, Bà Điểm... nằm bên vỉa hè. Nhưng những con đường như vậy không nhiều.
Ông Tống Phước Hải, một doanh nhân ở TP.HCM, than: “Ở VN, lưu thông trên đường mà không có “thổ địa” là "chết đến bị thương". Tuần rồi, tôi đi từ TP.HCM ra Vũng Tàu, đến ngã ba Vũng Tàu không có biển chỉ dẫn, đi lạc ra ngã ba Dầu Giây mà không hay biết. Ở bên Mỹ, trong thành phố, ngoài thành phố biển chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu, khắp nơi đi đâu cũng thấy như hướng đi phi trường, hướng đến trung tâm, hướng ra xa lộ... Trên các bảng phân làn đường cũng có chỉ dẫn hướng đi, thậm chí bao nhiêu mile (dặm) là đến đâu. Như thế, nếu có đi lạc người ta cũng biết. Còn ở đây đi lạc cũng không thể biết!”.
Đầu tháng 5.2011, vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung (ngụ Long Khánh, Đồng Nai) đi xe gắn máy chở đứa con 18 tháng tuổi đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM để chữa bệnh. Hằng ngày, quen với cuộc sống làm rẫy, vợ chồng chị như bị ngợp khi vào đến cửa ngõ TP.HCM tấp nập người xe.
Dù chạy chậm nhưng khó có bác tài nào lĩnh hội hết các bảng chỉ dẫn đặt rối rắm trên QL1A - Ảnh: Lê Nga |
Qua cầu Sài Gòn, rồi đến vòng xoay Hàng Xanh cũng không thấy bảng chỉ dẫn nào, vợ chồng chị Dung đành hỏi đường. Không biết người chỉ dẫn như thế nào mà vợ chồng chị ra đến chợ... Bến Thành. Sau khi hỏi tiếp đường và phải mất thêm 30 phút nữa, vợ chồng chị mới tìm ra Bệnh viện Nhi đồng 2. “Vừa đến bệnh viện, thằng nhỏ phải vào ngay phòng cấp cứu, vì sốt cao, khóc ngất, mặt mày đỏ bừng và kiệt sức. Thấy tình trạng con như vậy, vợ tui chỉ biết khóc. Tôi không ngờ, một thành phố lớn như TP.HCM mà lại thiếu bảng chỉ dẫn như vậy!”, anh Thành, chồng chị Dung bức xúc nói.
Sáng 14.5, chúng tôi bắt gặp vợ chồng ông Trương Văn Sáu ở Bến Tre lên TP.HCM. Đến khu vực vòng xoay An Lạc, vợ chồng ông quay qua, quay lại ngơ ngác tìm kiếm gì đó rồi loạng choạng tay lái tấp vào lề đường hỏi người chạy xe ôm hướng về chợ Bình Tây. Anh lái xe ôm đang lau chùi chiếc xe quay sang gắt “không biết” rồi làu bàu: “Sáng giờ chưa có cuốc nào, bố mày đứng đây để chỉ đường suốt ngày à”. Thấy hai vợ chồng già, quệt mồ hôi trên mặt vẻ khổ sở, chúng tôi xuống xe chỉ dẫn hướng đi mà cũng không tin họ có thể đến đích thông suốt.
Vừa thiếu, vừa bất cập
Tiếp xúc với chúng tôi, những người ở các địa phương khác và cả những du khách nước ngoài khi đặt chân đến TP.HCM đều tỏ ra ngán ngại: “Biển chỉ dẫn giao thông ở TP.HCM sao mà ít thế”. Nếu không dừng lại hỏi người đi đường hoặc những người buôn bán nhỏ lẻ, xe ôm ở dọc đường thì không thể nào thoát ra được khỏi mê hồn trận giao thông ở thành phố.
Dù chạy chậm nhưng khó có bác tài nào lĩnh hội hết các bảng chỉ dẫn đặt rối rắm trên QL1A - Ảnh: Lê Nga |
Bắt đầu từ cửa ngõ Sài Gòn (từ cầu Đồng Nai về cầu Sài Gòn), với chiều dài hơn 20 cây số, không thấy biển chỉ dẫn cụ thể nào được treo hoặc lắp đặt hai bên đường. Trong khi đó, chốc chốc đập vào mắt chúng tôi là một số tấm bảng “Mặt cắt ngang lộ giới xa lộ Hà Nội”, trên đó thể hiện nhiều thông số và hình vẽ khó hiểu, to tướng được cắm ở con lươn nằm giữa đường. Chỉ tay về phía tấm bảng “vô bổ” trên, ông Năm, chạy xe ôm ở góc cầu vượt gần khu công nghệ cao (Q.9), bức xúc: “Tấm bảng to, rõ đó có ai đọc đâu. Tại sao mấy ổng không thay tấm bảng khó hiểu này bằng những biển chỉ dẫn đường vào trung tâm thì dân được nhờ hơn không?”.
Tại giao lộ QL13 - QL1A, cửa ngõ nối Bình Dương với Q.Thủ Đức, TP.HCM, khó khăn lắm chúng tôi mới thấy tấm bảng chỉ dẫn được cắm khuất ven đường, nhưng trên đó thể hiện thông tin sơ sài: “Mũi tên rẽ trái đi Đồng Nai, rẽ phải đi Hóc Môn và đi thẳng là Bình Triệu”. Một người dân ở gần giao lộ này cho biết: “Hằâng ngày, tui và bà con ở đây chỉ đường vào trung tâm không biết cho bao nhiêu người. Nếu mấy ông giao thông cắm thêm bảng chỉ dẫn tại cửa ngõ này thì đỡ cho người đi đường biết bao!”.
Trên QL1A từ Q.12 về ngã tư Trạm 2, giữa con lươn đoạn qua P.Đông Hưng Thuận (Q.12), có treo tấm bảng chỉ dẫn “Đường đi của xe ô tô về ngã tư chợ Cầu”. Dù đã cố ý cho xe đi thật chậm, song chúng tôi cũng không sao lĩnh hội hết bảng chỉ dẫn này. Tiếp xúc với chúng tôi, người dân ở khu vực này cho biết cách đây vài ngày, vì mải lo tìm đường đi trên tấm bảng chỉ dẫn này mà một chiếc Camry mang biển số tỉnh Đồng Tháp đã bị xe sau húc vào đuôi. “Qua chính quyền địa phương, dân tụi tui đã nhiều lần đề nghị cho dẹp những tấm bảng chỉ dẫn đường gây nguy hiểm này nhưng đến nay đâu vẫn vào đấy”, một người dân ở P.Đông Hưng Thuận nói.
Tương tự, tuyến QL1A hướng từ Long An vào TP.HCM, ngay nút giao vào đại lộ Đông Tây (đường Võ Văn Kiệt) có bảng hướng dẫn hướng đi vào quận 5, 6... Nhưng đến vòng xoay An Lạc thì tìm đỏ mắt chúng tôi không thấy bất kỳ bảng chỉ dẫn nào cho biết hướng nào về Chợ Lớn, hướng nào đến trung tâm thành phố, hay các địa danh như Bùng binh Cây Gõ, Công viên Phú Lâm không tìm đâu thấy.
Biển chỉ dẫn bị “tắc”
Không chỉ ở ngoại thành, nhiều khu vực ở nội thành chỗ có bảng chỉ dẫn, chỗ không hoặc thích thì cắm chứ không nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi đường.
Vừa ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi khấp khởi mừng thầm khi nhìn thấy bảng chỉ dẫn hướng đi (duy nhất) về trung tâm thành phố. Theo hướng này, chúng tôi đi được một đoạn thì bí lối ở giao lộ. Trước mặt chúng tôi, một bên là đường Hoàng Văn Thụ, một bên là vòng xoay Lăng Cha Cả và tuyệt nhiên không có biển chỉ dẫn nào cho biết kế tiếp nên đi đâu để vào trung tâm thành phố hay những con đường khác sẽ dẫn đi đâu. Tương tự, ở chiều ngược lại vào sân bay Tân Sơn Nhất, có biển chỉ dẫn hướng vào đường Hồng Hà. Một chị bán hàng ở đây bức xúc: “Chỉ dẫn vô bổ, ai chả thấy biển tên đường “Hồng Hà” nằm cạnh đó, quan trọng là đường này dẫn đi đâu”. Theo chị này, biển báo đó vô tác dụng, nhiều người vẫn cứ phải hỏi thăm đến ngã năm Chuồng Chó hoặc Bệnh viện 175 đi thế nào. Nhưng mà đi xe hơi phải đi vào các làn giữa hoặc tay trái thì làm sao mà dừng lại hỏi đường!
Tiếp tục theo đường Cộng Hòa đến ngã tư An Sương, chúng tôi cũng không tìm được biển chỉ dẫn nào báo cho người đi đường biết hướng đang đi sẽ đến được Hóc Môn, Củ Chi, Tây Ninh, Thủ Đức hay Long An. Trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7), bảng phân làn đường kèm chỉ dẫn hướng đi làm rất hoành tráng nhưng đến các giao lộ, rẽ vào tìm biển chỉ dẫn đi tiếp đều không thấy.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn qua chân cầu Thủ Thiêm hoặc đoạn đến chân cầu Sài Gòn thì chỉ có người đi thường xuyên ở đây mới biết làn đường nào đi về đâu còn khách lạ thì như vào mê hồn trận, thế mà không hề có một biển chỉ đường nào.
Hiếm hoi lắm, trên QL1A (xa lộ Đại Hàn, hướng từ ngã tư An Sương đến vòng xoay An Lạc) thỉnh thoảng gần các giao lộ chúng tôi thấy bên đường xuất hiện bảng chỉ dẫn hướng về Bà Quẹo, An Lạc, Tham Lương, Bà Điểm... nằm bên vỉa hè. Nhưng những con đường như vậy không nhiều.
Ông Tống Phước Hải, một doanh nhân ở TP.HCM, than: “Ở VN, lưu thông trên đường mà không có “thổ địa” là "chết đến bị thương". Tuần rồi, tôi đi từ TP.HCM ra Vũng Tàu, đến ngã ba Vũng Tàu không có biển chỉ dẫn, đi lạc ra ngã ba Dầu Giây mà không hay biết. Ở bên Mỹ, trong thành phố, ngoài thành phố biển chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu, khắp nơi đi đâu cũng thấy như hướng đi phi trường, hướng đến trung tâm, hướng ra xa lộ... Trên các bảng phân làn đường cũng có chỉ dẫn hướng đi, thậm chí bao nhiêu mile (dặm) là đến đâu. Như thế, nếu có đi lạc người ta cũng biết. Còn ở đây đi lạc cũng không thể biết!”.
Minh Nam - Lê Nga
Dòng sự kiện
Thanh Niên Online:
“Ma trận” biển báo giao thông:
13/05/2011 0:05
Ngày 2.3, TAND Q.Cầu Giấy, Hà Nội thụ lý vụ án hành chính một người kiện công an vì cho rằng bị phạt oan. Ngày 2.5, tòa đã quyết định gia hạn thêm 30 ngày để làm rõ thêm một số tình tiết.
Không có biển cấm, vẫn cấm?
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 15.11.2010, ông Nguyễn Đức Đông, phó giám đốc một DN trên địa bàn H.Từ Liêm, điều khiển ô tô từ phố Phan Văn Trường rẽ trái ra đường Xuân Thủy. Khi đi đến ngân hàng tại số nhà 61, ông dừng xe dưới lề đường để rút tiền trong máy ATM thì bị lực lượng CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi "đỗ xe ở lòng đường trái quy định". Ngày 16.11.2010, căn cứ biên bản vi phạm nói trên, ông Đông bị Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 800.000 đồng và tạm giữ giấy phép lái xe trong 30 ngày.
Cho rằng quyết định xử phạt hành chính của Công an Q.Cầu Giấy là thiếu căn cứ, ông Đông đã 2 lần làm đơn khiếu nại gửi đến Công an Q.Cầu Giấy và Công an TP Hà Nội. Thế nhưng, các văn bản trả lời của cơ quan công an, theo ông Đông “là không hợp lý”. Đến ngày 16.2.2011, ông Đông quyết định khởi kiện.
Theo lập luận của ông Đông, các quy định pháp luật của Luật GT đường bộ quy định người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ "phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ" và "không được để phương tiện GT ở lòng đường, hè phố trái quy định". Tuy nhiên, trên đoạn đường ông bị phạt không có biển báo cấm, thì được hiểu là "không bị cấm đỗ xe" và "công dân được làm những gì luật không cấm". Mặt khác, căn cứ để Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt ông Đông là Quyết định 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP Hà Nội quy định các tuyến phố văn minh cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường. Q.Cầu Giấy có 3 tuyến phố: Xuân Thủy - Cầu Giấy - Trần Duy Hưng nằm trong diện cấm. “Trên đoạn đường tôi đã đi không hề có biển báo cấm, tôi đã rẽ ở ngã ba cũng không hề có biển báo nhắc lại. Người tài xế đi trên đường thì họ chỉ biết nhìn vào biển báo mà chấp hành, chứ nói họ là theo quy định này quy định khác thì khác nào đánh đố nhau”, ông Đông bức xúc.
Kiểu gì cũng... "chết"
Qua khảo sát của PV Thanh Niên, trên nhiều tuyến phố khác của Hà Nội còn tồn tại một kiểu biển báo “bẫy” khác là bị che khuất bởi các chướng ngại vật hoặc cây xanh. Cụ thể như tại khu vực đường vòng dưới chân gầm cầu Long Biên, thay vì đặt biển cấm đi ngược chiều dẫn lên cầu tại vị trí trên vỉa hè bên tay phải thông thoáng và cực kỳ dễ quan sát, thì cơ quan hữu trách lại cho cắm biển cấm bên tay trái và “núp” sau mấy thân cây cổ thụ. Lâu lâu, cây cỏ, cành lá mọc rủ che kín, công nhân công viên cây xanh không cắt tỉa là y như rằng một loạt những phương tiện lại theo nhau đi ngược chiều lên cầu Long Biên...
Hay tại khu vực cầu cạn Thanh Trì - Pháp Vân, trên một quãng đường khoảng 80m, nhưng có tới 10 biển báo dựng san sát nhau. Nếu muốn đọc hết nội dung thông tin trên 10 biển báo, tài xế không thể vừa đi vừa quan sát, còn dừng đỗ trên đường cao tốc thì sẽ vi phạm luật GT đường bộ...
Tình trạng cắm rồi lại tháo biển cấm trong một thời gian ngắn cũng khiến người tham gia GT gặp không ít rắc rối. Điển hình nhất là trường hợp cắm biển cấm đi ngược chiều trên phố Thụy Khuê. Khi Sở GTVT Hà Nội ra quyết định phân luồng GT một chiều ô tô trên toàn tuyến phố Thụy Khuê (chiều từ phố Mai Xuân Thưởng tới phố Văn Cao), ngày 16.3 biển cấm ô tô đi ngược chiều được cắm tại ngã ba giao với phố Thụy Khuê. Tuy nhiên, từ khi biển cấm dựng lên, GT ở khu vực này khá hỗn loạn, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Tới ngày 9.4, quyết định mới được đưa ra, ô tô được phép đi hai chiều như các phương tiện khác đoạn từ phố Mai Xuân Thưởng đến ngõ 567 Thụy Khuê, còn đoạn từ ngõ 567 Thụy Khuê tới Lạc Long Quân ô tô chỉ đi một chiều. Sáng 12.4, cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ biển cấm đã cắm vào ngày 16.3 khiến giới tài xế qua đây cứ rối tung, rối mù...
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 15.11.2010, ông Nguyễn Đức Đông, phó giám đốc một DN trên địa bàn H.Từ Liêm, điều khiển ô tô từ phố Phan Văn Trường rẽ trái ra đường Xuân Thủy. Khi đi đến ngân hàng tại số nhà 61, ông dừng xe dưới lề đường để rút tiền trong máy ATM thì bị lực lượng CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi "đỗ xe ở lòng đường trái quy định". Ngày 16.11.2010, căn cứ biên bản vi phạm nói trên, ông Đông bị Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 800.000 đồng và tạm giữ giấy phép lái xe trong 30 ngày.
Biển báo cấm tùy hứng, lúc quay ra vuông góc, lúc song song với lòng đường - Ảnh: Thái Sơn |
Theo lập luận của ông Đông, các quy định pháp luật của Luật GT đường bộ quy định người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ "phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ" và "không được để phương tiện GT ở lòng đường, hè phố trái quy định". Tuy nhiên, trên đoạn đường ông bị phạt không có biển báo cấm, thì được hiểu là "không bị cấm đỗ xe" và "công dân được làm những gì luật không cấm". Mặt khác, căn cứ để Công an Q.Cầu Giấy ra quyết định xử phạt ông Đông là Quyết định 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP Hà Nội quy định các tuyến phố văn minh cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường. Q.Cầu Giấy có 3 tuyến phố: Xuân Thủy - Cầu Giấy - Trần Duy Hưng nằm trong diện cấm. “Trên đoạn đường tôi đã đi không hề có biển báo cấm, tôi đã rẽ ở ngã ba cũng không hề có biển báo nhắc lại. Người tài xế đi trên đường thì họ chỉ biết nhìn vào biển báo mà chấp hành, chứ nói họ là theo quy định này quy định khác thì khác nào đánh đố nhau”, ông Đông bức xúc.
Kiểu gì cũng... "chết"
Qua khảo sát của PV Thanh Niên, trên nhiều tuyến phố khác của Hà Nội còn tồn tại một kiểu biển báo “bẫy” khác là bị che khuất bởi các chướng ngại vật hoặc cây xanh. Cụ thể như tại khu vực đường vòng dưới chân gầm cầu Long Biên, thay vì đặt biển cấm đi ngược chiều dẫn lên cầu tại vị trí trên vỉa hè bên tay phải thông thoáng và cực kỳ dễ quan sát, thì cơ quan hữu trách lại cho cắm biển cấm bên tay trái và “núp” sau mấy thân cây cổ thụ. Lâu lâu, cây cỏ, cành lá mọc rủ che kín, công nhân công viên cây xanh không cắt tỉa là y như rằng một loạt những phương tiện lại theo nhau đi ngược chiều lên cầu Long Biên...
Hay tại khu vực cầu cạn Thanh Trì - Pháp Vân, trên một quãng đường khoảng 80m, nhưng có tới 10 biển báo dựng san sát nhau. Nếu muốn đọc hết nội dung thông tin trên 10 biển báo, tài xế không thể vừa đi vừa quan sát, còn dừng đỗ trên đường cao tốc thì sẽ vi phạm luật GT đường bộ...
Tình trạng cắm rồi lại tháo biển cấm trong một thời gian ngắn cũng khiến người tham gia GT gặp không ít rắc rối. Điển hình nhất là trường hợp cắm biển cấm đi ngược chiều trên phố Thụy Khuê. Khi Sở GTVT Hà Nội ra quyết định phân luồng GT một chiều ô tô trên toàn tuyến phố Thụy Khuê (chiều từ phố Mai Xuân Thưởng tới phố Văn Cao), ngày 16.3 biển cấm ô tô đi ngược chiều được cắm tại ngã ba giao với phố Thụy Khuê. Tuy nhiên, từ khi biển cấm dựng lên, GT ở khu vực này khá hỗn loạn, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Tới ngày 9.4, quyết định mới được đưa ra, ô tô được phép đi hai chiều như các phương tiện khác đoạn từ phố Mai Xuân Thưởng đến ngõ 567 Thụy Khuê, còn đoạn từ ngõ 567 Thụy Khuê tới Lạc Long Quân ô tô chỉ đi một chiều. Sáng 12.4, cơ quan chức năng tiến hành tháo dỡ biển cấm đã cắm vào ngày 16.3 khiến giới tài xế qua đây cứ rối tung, rối mù...
“Rừng” biển báo tại khu vực cầu cạn Pháp Vân - Thanh Trì - Ảnh: Minh Sang |
Thái Sơn- Minh Sang
Thanh Niên Online:
12/05/2011 0:45
Cùng với loạt bài “Ma trận” biển báo giao thông đăng trên Báo Thanh Niên (từ 9.5), chúng tôi liên tục nhận được những ý kiến bức xúc của người dân phản ánh những biển báo giao thông bất cập đến vô lý đang được cắm trên khắp nẻo đường.
Trong những ngày qua, từ nguồn tin của bạn đọc, PV Thanh Niên tiếp tục đi ghi nhận thực tế và nhận thấy những phản ánh này hoàn toàn chính xác, đáng để các cơ quan chức năng tiếp thu, chấn chỉnh, tránh để người đi đường bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt oan, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Biển báo hại tài xế
Những người thường xuyên lưu thông trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7), hướng đi vào cảng rau quả, rất bức xúc vì một biển báo cấm đặt giữa đoạn đường này.
Có mặt vào chiều 11.5, chúng tôi nhận thấy, hai bên đường dưới dạ cầu Phú Mỹ có hai chiều đi vào và đi ra. Trong khi chiều đi ra, người điều khiển phương tiện giao thông đi bình thường, thì chiều đi vào (đường Nguyễn Văn Quỳ) lại gây ức chế cho người dân. Khi xe chạy đến giữa con đường, mọi người nhìn thấy tấm biển báo đường một chiều! Khi nhìn thấy biển báo này, nhiều người đi xe gắn máy và ô tô bất ngờ, thắng xe lại… nhìn nhau và tiếp tục cho xe chạy tiếp. Thấy chúng tôi trố mắt nhìn hàng đoàn xe to, xe con, xe gắn máy chạy vào đường cấm, anh Năm - một người dân gần đó - cười: “Dù biết là đường cấm, nhưng họ bắt buộc phải chạy tiếp thôi, vì không biết cho xe đi hướng nào, khi một bên là khu dân cư, bên kia là hố sâu ngăn cách hai chiều, còn quay đầu lại thì cũng đi ngược chiều”.
Chỉ tay về phía tấm biển cấm đặt “vô duyên” giữa tuyến đường, anh Năm ngao ngán: “Có lẽ biết biển cấm tréo ngoe như vậy nên mấy anh CSGT cũng ít khi đứng đây phạt. Chứ nếu bị phạt thì tài xế chẳng cãi gì được!”.
Ông Nguyễn Văn Lý, tài xế xe khách 45 chỗ, bức xúc vì sự mập mờ của biển báo, khiến ông bị CSGT phạt oan uổng. Ông kể trên một số tuyến đường như Bình Long, Phan Anh… (Q.Tân Phú) có cắm biển cấm xe 7 tấn, 8 tấn… Khi ông cho xe chạy vào những tuyến đường này thì bị CSGT thổi phạt, giam bằng lái. Trong khi đó, tại một số tuyến đường khác như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… thì biển báo ghi rõ ràng: cấm xe chở khách bao nhiêu chỗ và cấm xe tải bao nhiêu tấn để tài xế biết đường mà đi…
Một bạn đọc khác thắc mắc, đoạn QL 13 hướng từ ngã tư Bình Phước về ngã tư Bình Triệu có đoạn đang từ 2 làn xe đột ngột chia thành 3 làn xe, nhưng không có biển báo phân chia làn đường.
“Trường hợp không có biển báo chia làn, xe ô tô được lưu thông tất cả các làn trừ làn trong cùng dành cho xe gắn máy, thô sơ. Khi bị CSGT phạt, tôi lập luận như vậy thì CSGT vẫn cứ phạt lỗi lấn tuyến, với lý do “không có biển báo thì không được đi" và thòng thêm câu "trừ khi xe đông" vào biên bản”, anh Trần Văn Quang, tài xế xe ô tô, bức xúc.
Không biết chạy đường nào
Ngày 11.5, chúng tôi có mặt trên đường Nguyễn Văn Linh, đang chạy với tốc độ 60 km/giờ thì ngay đoạn đường dẫn vào cầu Phú Mỹ, biển báo tốc độ chỉ còn 30 km/giờ trong khi ba làn đường hoàn toàn trống trải, không nằm ở khu dân cư đông đúc. Ngay cạnh đó, một chiếc xe CSGT bắn tốc độ nhưng ngụy trang (cốp sau mở trông giống như một chiếc xe hỏng đang sửa chữa). Đi một đoạn nữa ngay khúc cua, dưới chân cầu xuất hiện hai CSGT đứng chặn xe vi phạm. Cứ mỗi lần đèn tín hiệu bật sang màu xanh là y như rằng tài xế liền bị CSGT “hỏi thăm”. Vừa nộp tiền phạt xong, anh Đỗ Hiếu Nghĩa (một tài xế) tỏ ra bức xúc cực độ: “Đang chạy tốc độ cao (60 km/giờ) mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế”.
Anh Nguyễn Văn Hiến (một tài xế xe tải) bức xúc: “Ai chẳng muốn tuân thủ luật lệ giao thông. Cứ thử lái xe ở VN xem có dễ tuân thủ luật lệ biển báo giao thông? Điển hình như tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Q.1), có bảng cấm xe tải quẹo phải bị cây cối che khuất, nhưng đèn tín hiệu giao thông lại cho phép quẹo phải không có bảng phụ (cấm xe tải). Cấm hay không cấm không rõ ràng và mấy anh CSGT cứ thế mà thổi phạt”.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, nhiều tài xế tỏ ra bức xúc, trong đó nhiều nhất thường phàn nàn về những tuyến đường lớn có nhiều làn xe lưu thông như Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh… “Trước mỗi giao lộ chỉ thấy biển báo làn xe con, xe tải, xe trên 30 chỗ… đi thẳng. Bỗng dưng đến gần giao lộ kế tiếp thì làn đường dành cho xe con (làn trong cùng bên trái) chuyển thành làn rẽ trái đột ngột làm xe đang lưu thông đi thẳng không biết phải chuyển làn như thế nào khi bên phải là dòng xe dày đặc. Nếu thắng lại chờ thì bị xe sau bóp còi la ó, nếu đạp ga thì dễ lãnh vé phạt!”, anh Nguyễn Thành Long phản ánh.
Loạn biển báo
Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Biển báo giao thông ở VN hiện nay đầy rẫy bất cập và khó hiểu”. Ông phân tích biển báo “chỗ ngoặt nguy hiểm” không theo thông lệ quốc tế; hay biển “giao nhau với đường không ưu tiên” sao không gọi là biển báo đường ưu tiên cho ngắn gọn, dễ hiểu; hay nhiều nơi cắm biển báo hình tam giác ngược (bên trong không ghi chữ), theo luật đây là biển nguy hiểm giao nhau với đường ưu tiên, phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên như vậy sao không ghi chữ “Nhường đường” (YIELD, hay GIVE WAY) như ở các nước; biển báo tốc độ lâu lâu mới xuất hiện trong khi các nước cứ ba cột đèn lại xuất hiện một biển báo hoặc họ sơn luôn xuống làn đường. Đó là chưa nói đến một số biển báo hình vuông màu xanh nước biển tự “đẻ” thêm trùng với một số biển hình tam giác làm rối rắm thêm tình trạng biển báo hiện nay.
Vị chuyên gia này còn cho biết trên QL 22, đoạn ngã tư Trung Chánh và ngã ba Bùi Môn xuất hiện chữ “STOP” vô lý, vì đây là tuyến đường ưu tiên. Đúng ra, phải đặt chữ “STOP” trên đường không ưu tiên giao cắt với QL 22, để tài xế khi từ đường này ra thì phải dừng lại quan sát trước khi băng ra cho an toàn.
Cũng trên QL 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến cầu vượt Củ Chi, dài khoảng 25 km) chỉ có 1 biển báo duy nhất cho xe con đi chung vào làn xe tải làm nhiều xe ô tô con chen nhau kẹt cứng trên một làn đường không dám tận dụng làn đường ô tô tải đang trống. Ngoài ra, trên một số tuyến đường cắm biển báo khoảng cách giữa xe ô tô trước cách xe ô tô sau 8m (thường xuất hiện ở các trạm thu phí) hay cách 30m ở một số tuyến đường quốc lộ.
Biển báo vậy, theo vị chuyên gia này, rất dễ gây hiểu lầm và hoàn toàn trái với quy định về lái xe an toàn, khoảng cách xe trôi trong thời gian 1 giây (ở tốc độ 50 km/giờ) là 14m, đường ướt là 28m. Thường xe sau thắng chậm hơn xe trước 1 đến 2 giây, để đảm bảo an toàn ở tốc độc 50 km/giờ, khoảng cách an toàn giữa xe sau và xe trước phải là 50m.
“Những bất hợp lý về biển báo trên rất cần được các cơ quan chức năng lưu tâm sớm xem xét, chấn chỉnh nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà chúng ta đang cố gắng thực hiện”, vị chuyên gia này đề nghị.
Biển báo cấm đi ngược chiều vô bổ trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7) |
Những người thường xuyên lưu thông trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7), hướng đi vào cảng rau quả, rất bức xúc vì một biển báo cấm đặt giữa đoạn đường này.
Biển báo hướng dẫn đường kiểu này không tài nào vừa chạy vừa đọc (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai Q.1) - Ảnh: Minh Nam |
Đang chạy tốc độ cao mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế | ||
Lái xe Đỗ Hiếu Nghĩa | ||
Ông Nguyễn Văn Lý, tài xế xe khách 45 chỗ, bức xúc vì sự mập mờ của biển báo, khiến ông bị CSGT phạt oan uổng. Ông kể trên một số tuyến đường như Bình Long, Phan Anh… (Q.Tân Phú) có cắm biển cấm xe 7 tấn, 8 tấn… Khi ông cho xe chạy vào những tuyến đường này thì bị CSGT thổi phạt, giam bằng lái. Trong khi đó, tại một số tuyến đường khác như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… thì biển báo ghi rõ ràng: cấm xe chở khách bao nhiêu chỗ và cấm xe tải bao nhiêu tấn để tài xế biết đường mà đi…
Một bạn đọc khác thắc mắc, đoạn QL 13 hướng từ ngã tư Bình Phước về ngã tư Bình Triệu có đoạn đang từ 2 làn xe đột ngột chia thành 3 làn xe, nhưng không có biển báo phân chia làn đường.
“Trường hợp không có biển báo chia làn, xe ô tô được lưu thông tất cả các làn trừ làn trong cùng dành cho xe gắn máy, thô sơ. Khi bị CSGT phạt, tôi lập luận như vậy thì CSGT vẫn cứ phạt lỗi lấn tuyến, với lý do “không có biển báo thì không được đi" và thòng thêm câu "trừ khi xe đông" vào biên bản”, anh Trần Văn Quang, tài xế xe ô tô, bức xúc.
Biển báo đường nhiều chỗ ngoặt (biển bên trên) không theo thông lệ quốc tế, gây khó hiểu |
Ngày 11.5, chúng tôi có mặt trên đường Nguyễn Văn Linh, đang chạy với tốc độ 60 km/giờ thì ngay đoạn đường dẫn vào cầu Phú Mỹ, biển báo tốc độ chỉ còn 30 km/giờ trong khi ba làn đường hoàn toàn trống trải, không nằm ở khu dân cư đông đúc. Ngay cạnh đó, một chiếc xe CSGT bắn tốc độ nhưng ngụy trang (cốp sau mở trông giống như một chiếc xe hỏng đang sửa chữa). Đi một đoạn nữa ngay khúc cua, dưới chân cầu xuất hiện hai CSGT đứng chặn xe vi phạm. Cứ mỗi lần đèn tín hiệu bật sang màu xanh là y như rằng tài xế liền bị CSGT “hỏi thăm”. Vừa nộp tiền phạt xong, anh Đỗ Hiếu Nghĩa (một tài xế) tỏ ra bức xúc cực độ: “Đang chạy tốc độ cao (60 km/giờ) mà bắt giảm tốc đột ngột như vậy rồi lại phải đạp ga lên cầu, đố tài xế nào xử lý cho kịp. Biển báo này báo hại tài xế”.
Anh Nguyễn Văn Hiến (một tài xế xe tải) bức xúc: “Ai chẳng muốn tuân thủ luật lệ giao thông. Cứ thử lái xe ở VN xem có dễ tuân thủ luật lệ biển báo giao thông? Điển hình như tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Q.1), có bảng cấm xe tải quẹo phải bị cây cối che khuất, nhưng đèn tín hiệu giao thông lại cho phép quẹo phải không có bảng phụ (cấm xe tải). Cấm hay không cấm không rõ ràng và mấy anh CSGT cứ thế mà thổi phạt”.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, nhiều tài xế tỏ ra bức xúc, trong đó nhiều nhất thường phàn nàn về những tuyến đường lớn có nhiều làn xe lưu thông như Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh… “Trước mỗi giao lộ chỉ thấy biển báo làn xe con, xe tải, xe trên 30 chỗ… đi thẳng. Bỗng dưng đến gần giao lộ kế tiếp thì làn đường dành cho xe con (làn trong cùng bên trái) chuyển thành làn rẽ trái đột ngột làm xe đang lưu thông đi thẳng không biết phải chuyển làn như thế nào khi bên phải là dòng xe dày đặc. Nếu thắng lại chờ thì bị xe sau bóp còi la ó, nếu đạp ga thì dễ lãnh vé phạt!”, anh Nguyễn Thành Long phản ánh.
Loạn biển báo
Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Biển báo giao thông ở VN hiện nay đầy rẫy bất cập và khó hiểu”. Ông phân tích biển báo “chỗ ngoặt nguy hiểm” không theo thông lệ quốc tế; hay biển “giao nhau với đường không ưu tiên” sao không gọi là biển báo đường ưu tiên cho ngắn gọn, dễ hiểu; hay nhiều nơi cắm biển báo hình tam giác ngược (bên trong không ghi chữ), theo luật đây là biển nguy hiểm giao nhau với đường ưu tiên, phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên như vậy sao không ghi chữ “Nhường đường” (YIELD, hay GIVE WAY) như ở các nước; biển báo tốc độ lâu lâu mới xuất hiện trong khi các nước cứ ba cột đèn lại xuất hiện một biển báo hoặc họ sơn luôn xuống làn đường. Đó là chưa nói đến một số biển báo hình vuông màu xanh nước biển tự “đẻ” thêm trùng với một số biển hình tam giác làm rối rắm thêm tình trạng biển báo hiện nay.
Vị chuyên gia này còn cho biết trên QL 22, đoạn ngã tư Trung Chánh và ngã ba Bùi Môn xuất hiện chữ “STOP” vô lý, vì đây là tuyến đường ưu tiên. Đúng ra, phải đặt chữ “STOP” trên đường không ưu tiên giao cắt với QL 22, để tài xế khi từ đường này ra thì phải dừng lại quan sát trước khi băng ra cho an toàn.
Cũng trên QL 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến cầu vượt Củ Chi, dài khoảng 25 km) chỉ có 1 biển báo duy nhất cho xe con đi chung vào làn xe tải làm nhiều xe ô tô con chen nhau kẹt cứng trên một làn đường không dám tận dụng làn đường ô tô tải đang trống. Ngoài ra, trên một số tuyến đường cắm biển báo khoảng cách giữa xe ô tô trước cách xe ô tô sau 8m (thường xuất hiện ở các trạm thu phí) hay cách 30m ở một số tuyến đường quốc lộ.
Biển báo vậy, theo vị chuyên gia này, rất dễ gây hiểu lầm và hoàn toàn trái với quy định về lái xe an toàn, khoảng cách xe trôi trong thời gian 1 giây (ở tốc độ 50 km/giờ) là 14m, đường ướt là 28m. Thường xe sau thắng chậm hơn xe trước 1 đến 2 giây, để đảm bảo an toàn ở tốc độc 50 km/giờ, khoảng cách an toàn giữa xe sau và xe trước phải là 50m.
“Những bất hợp lý về biển báo trên rất cần được các cơ quan chức năng lưu tâm sớm xem xét, chấn chỉnh nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà chúng ta đang cố gắng thực hiện”, vị chuyên gia này đề nghị.
Cần sửa Luật giao thông đường bộ Theo LS Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật GTĐB của ta hiện nay có nguồn gốc từ phương tiện giao thông đường bộ trước đây có tốc độ thấp, lượng người và phương tiện ít, thô sơ nên quy định biển báo được đặt về bên phải đường giao thông với các kích cỡ nhỏ. Để biển báo phù hợp với tình hình hiện nay thì cần quy định lại trong Luật GTĐB về vị trí biển báo trên cao, ngang đường, kích cỡ chữ đủ lớn để có thể quan sát từ xa. Kể cả quy định cụ thể số lượng biển báo trước khi đến mục tiêu cần báo, tạo sự chủ động cho người tham gia giao thông và định nghĩa lại các hình vẽ theo tập quán và thông lệ quốc tế để có thể hòa chung vào dòng chảy của thế giới.
Lê Nga |
Lê Nga - Minh Nam
Thanh Niên Online:
“Ma trận” biển báo giao thông
11/05/2011 1:40
Cần làm một cuộc “cách mạng” về biển báo giao thông không chỉ tại TP.HCM mà trên địa bàn toàn quốc.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng, công tác lắp đặt biển báo giao thông ở nhiều nơi trên cả nước rất bất cập, chưa khoa học, không theo quy chuẩn quốc tế… Từ đó, dẫn tới việc lộn xộn, gây khó cho người đi đường. Phần lớn biển báo quá nhỏ và đặt trên lề đường bên phải là không hợp lý. Đặc biệt là khi xe ô tô con đi ở làn ngoài cùng bên trái, bị các xe tải, xe khách, xe container… đi ở làn bên phải che khuất tầm nhìn nên rất dễ bị phạm lỗi rẽ trái, quay đầu, đi sai làn đường…
Tiến sĩ Phạm Xuân Mai, ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng các cơ quan chức năng cần rà soát, thay đổi để tránh tình trạng rối rắm như hiện nay. Cụ thể, những biển báo quan trọng cần phải được treo trên cao vừa tầm nhìn và giăng ngang giữa đường để mọi người dễ dàng nhìn thấy. Cụ thể, kích thước thông thường của biển báo là cao 1,5 - 2m, rộng từ 3 - 4m, chủ yếu là hình, biểu tượng, hạn chế chữ, trường hợp cần chữ thì chiều cao tối thiểu của chữ từ 2 - 3 cm. Biển đặt cách 100m trước điểm có hiệu lực tài để tài xế kịp xử lý.
Bên cạnh đó, một số ý kiến của các chuyên gia cũng cho rằng, đèn tín hiệu giao thông cũng nên lắp đặt ngay làn xe và bên kia giao lộ, lái xe mới dễ quan sát. Riêng việc lắp đặt biển báo các công trình, công trường trên đường hiện nay tại TP.HCM còn nhiều bất cập, cần được kiểm tra, chấn chỉnh. Thông thường, phía trước các công trường, rào chắn thi công…, người ta phải đặt biển báo trước đó 1 km, sau đó gắn thêm biển báo liên tục để nhắc lại cho người đi đường biết thêm càng tốt. Hiện nay, khi tới gần công trình mới nhìn thấy biển báo thì đã quá muộn, dẫn tới việc xe quay đầu tìm đường khác đi, dễ gây ùn tắc giao thông, dẫn tới tai nạn…
Rà soát, chấn chỉnh biển báo
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban An toàn giao thông TP.HCM, nói cơ quan này đánh giá cao loạt bài của Báo Thanh Niên phản ánh những cập trong lắp đặt biển báo giao thông, qua đó đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh những biển báo bất cập, thiếu khoa học mà báo đề cập “mà lẽ ra công việc này phải được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp thực tế”.
“Chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý các khu giao thông đô thị, các quận huyện tiến hành rà soát, chấn chỉnh ngay những biển báo giao thông bất hợp lý, có tính “gài bẫy” người đi đường mà Báo Thanh Niên đã phản ánh và bạn đọc cung cấp. Trên cơ sở đó, CSGT mới tiến hành xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm… Ngoài ra, tôi cũng chỉ đạo đoàn công tác liên ngành 14 (gồm Công an TP, Sở GTVT, ban quản lý các khu giao thông đô thị, các quận, huyện) rà soát lại tất cả biển báo, việc phân luồng, phân làn… trên địa bàn TP, nếu thấy bất cập, không hợp lý thì phải tiếp thu, sửa chữa ngay, để vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa chống ùn tắc giao thông”, ông Tường nói.
Ông Tường cũng nhìn nhận phải tính đến việc lắp đặt các biển báo to, ghi ký hiệu hoặc thông tin rõ ràng, treo trên cao để mọi người dễ dàng nhìn thấy từ xa.
Một dãy biển báo giao thông được lắp đặt trên cao, thông tin rõ ràng trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, TP.HCM - Ảnh: Minh Nam |
Biển báo sai đã được điều chỉnh Sau khi Thanh Niên phản ánh sự bất cập của biển báo làn đường trong cùng trên đại lộ Võ Văn Kiệt, khiến nhiều người đi xe gắn máy bị phạt oan (lưu thông lấn tuyến), ngày 10.5, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, những biển báo này đã được ngành GTVT điều chỉnh. Theo đó, biển báo mới cho phép xe ô tô, xe 2 bánh hòa chung làn đường trên. Tất nhiên, CSGT không được thổi phạt xe gắn máy lưu thông lấn tuyến (trong phạm vi làn đường này). |
Rà soát, chấn chỉnh biển báo
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban An toàn giao thông TP.HCM, nói cơ quan này đánh giá cao loạt bài của Báo Thanh Niên phản ánh những cập trong lắp đặt biển báo giao thông, qua đó đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh những biển báo bất cập, thiếu khoa học mà báo đề cập “mà lẽ ra công việc này phải được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp thực tế”.
“Chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý các khu giao thông đô thị, các quận huyện tiến hành rà soát, chấn chỉnh ngay những biển báo giao thông bất hợp lý, có tính “gài bẫy” người đi đường mà Báo Thanh Niên đã phản ánh và bạn đọc cung cấp. Trên cơ sở đó, CSGT mới tiến hành xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm… Ngoài ra, tôi cũng chỉ đạo đoàn công tác liên ngành 14 (gồm Công an TP, Sở GTVT, ban quản lý các khu giao thông đô thị, các quận, huyện) rà soát lại tất cả biển báo, việc phân luồng, phân làn… trên địa bàn TP, nếu thấy bất cập, không hợp lý thì phải tiếp thu, sửa chữa ngay, để vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa chống ùn tắc giao thông”, ông Tường nói.
Ông Tường cũng nhìn nhận phải tính đến việc lắp đặt các biển báo to, ghi ký hiệu hoặc thông tin rõ ràng, treo trên cao để mọi người dễ dàng nhìn thấy từ xa.
Nhiều cơ quan chức năng làm lơ phản ánh của dân Liên quan đến những bất cập trong việc lắp đặt biển báo tại TP.HCM, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Huỳnh Sang, biên tập viên kênh Giao thông đô thị - FM 95,6 mhz (Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM), cho biết qua chuyên đề giao lưu trực tiếp hiến kế giao thông đô thị, mỗi tháng đài nhận được không dưới 300 ý kiến góp ý về sự bất hợp lý của việc phân luồng và các biển báo giao thông. Trong đó, phần lớn phản ánh về sự bất hợp lý của biển báo, như biển báo đặt khuất tầm nhìn, biển báo mờ, cũ, thấp; những đường cấm lại không có biển báo; những khu vực có tiểu đảo cho phép quẹo phải nhưng CSGT vẫn phạt, tình trạng lập lờ khó hiểu ở nhiều tuyến đường về biển báo, về phân luồng, khiến tài xế không biết tuân thủ thế nào cho đúng... Cũng theo anh Sang, sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của thính giả chuyển tới, đài đã tổng hợp chi tiết và chuyển đến các khu quản lý giao thông đô thị thuộc Sở GTVT để kiểm tra, xử lý việc lắp đặt biển báo... “Thế nhưng, chỉ một vài cơ quan như Khu quản lý giao thông đô thị số 1 và số 2 có hồi đáp, dù chưa đều, còn lại các đơn vị khác có vẻ như “lạnh nhạt” thậm chí là tránh né những phản ánh của chúng tôi chuyển đến”, anh Sang nói. |
Minh Nam - Lê Nga
Thanh Niên Online:
10/05/2011 4:05
Hiện trên địa bàn TP.HCM có gần 4.000 tuyến đường lớn, nhỏ và dĩ nhiên biển báo giao thông cũng được các cơ quan chức năng lắp đặt khắp nơi. Tuy nhiên, do công tác lắp đặt còn bất cập, thiếu khoa học dẫn đến việc nhiều người dân bức xúc khi bị xử phạt.
>> “Ma trận” biển báo giao thông
Đại lộ... “gài bẫy”
Một buổi chiều cuối tháng 4.2011, vừa đổ dốc cầu Lò Gốm (Q.6), anh Nguyễn Hữu Long (ngụ P.16, Q.8) điều khiển xe gắn máy vào làn xe của mình với vạch đứt đoạn trên đại lộ Đông - Tây (vừa đổi tên là đại lộ Võ Văn Kiệt), thì bất ngờ bị CSGT chặn lại. Chủ xe ngỡ ngàng vì chẳng biết phạm lỗi gì. Không chỉ có anh Long, nhiều người đi xe gắn máy cũng bị CSGT gọi lại “hỏi thăm”, với lỗi vi phạm chủ yếu: “Lấn tuyến”. Sau một hồi nói đủ lý lẽ, anh Long đành móc 100.000 đồng nộp phạt.
Đưa chúng tôi 2 tờ biên lai thu tiền phạt, trên đó người xử phạt ghi vội rất cẩu thả, không ghi rõ lỗi vi phạm, họ tên người nộp tiền, địa chỉ..., anh Long uất ức: “Biển báo chỉ một đường, CSGT phạt một nẻo, chỉ có người dân tụi tui là lãnh đủ”.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, đại lộ Võ Văn Kiệt có hai làn đường dành cho xe máy. Một làn dành cho xe máy đi thẳng và một làn vẽ hình xe gắn máy, xe ô tô, xe khách, xe tải cùng mũi tên rẽ phải. “Nếu nghĩ đơn giản theo biển báo này thì xe gắn máy được chạy vào làn xe ô tô, xe khách, xe tải khi rẽ phải. Nhưng mấy anh CSGT lại không nghĩ vậy mà cho rằng xe gắn máy chạy lấn tuyến và xử phạt làm nhiều người dân bức xúc. Ông Bửu Phước, ngụ P.16, Q.8 nói: “Biển báo này không khác gì đánh đố người đi đường và là nguyên nhân của những vụ cãi cọ không hay giữa CSGT và người dân. Nhiều người ở khu vực này đã gán cho con đường này là đại lộ… gài bẫy”.
Dễ “ăn” vé phạt!
Thực trạng biển báo làm khổ người đi đường chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về biển báo giao thông. Theo hướng dẫn của cánh tài xế taxi, chúng tôi lưu thông trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hướng từ Q.1 về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đến đoạn giao cắt với đường Võ Thị Sáu (Q.3), dù đã chú ý quan sát nhưng khó nhọc lắm mới thấy biển cấm rẽ trái (đương nhiên cấm quay đầu), cấm rẽ phải vào đường Võ Thị Sáu vì bị cây che khuất. “Cấm rẽ phải thì đương nhiên có thể hiểu vì đây là đường một chiều. Còn cấm rẽ trái và quay đầu xe thì nhiều người, trong đó có tui bó tay. Thông thường người điều khiển phương tiện đến giao lộ này cứ nghĩ có thể rẽ trái từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào Võ Thị Sáu hòa vào dòng xe cộ đang lưu thông hướng từ Q.1 về Q.3 hoặc vô tư quay đầu xe. Nếu chưa bị phạt mà biết ở đây có biển cấm là chết liền”, chị Nguyễn Thanh Thủy (ngụ Q.Tân Phú) nói.
Cũng nằm trong vòng vây của cây cối là các biển báo nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại các giao lộ: Trần Quốc Toản, Lý Chính Thắng. Nguy hiểm nhất là biển báo cấm quay đầu ngay chân cầu Công Lý (trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm) bị cây “nuốt” khiến nhiều xe dễ dàng phạm luật và bị CSGT “vịn”. Tương tự, tại giao lộ D1 - Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh); Nguyễn Đình Chiểu - Cao Thắng (Q.3), và trên cả đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7).
Tréo ngoe nữa là biển phân làn đường rẽ trái trên đường Điện Biên Phủ trước chỗ giao cắt với đường Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh). “Tài xế taxi không thuộc đường cứ ung dung rẽ trái vào Ung Văn Khiêm là “chết” ngay vì trước đó có một bảng cấm xe 4 bánh đặt hơi chếch tầm nhìn”, một tài xế taxi chỉ chúng tôi. Hỏi một vài tài xế xe tải đậu gần đó, chúng tôi được biết làn rẽ trái đó dành cho con đường nhỏ sau đường Ung Văn Khiêm, cách giao lộ này... vài chục mét!.
Còn trên đoạn đường dẫn từ đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương về đường Nguyễn Văn Linh (thuộc thị trấn Tân Túc, Bình Chánh), ở làn đường (xe 4 bánh) bên trái, ngoài cùng cạnh dãy phân cách có vạch sơn kẻ trên đường cho phép xe đi thẳng và rẽ trái. Nhưng lại “bẫy” người đi đường khi đèn tín hiệu lưu thông rẽ trái và đi thẳng không trùng khớp. Vì vậy, nếu hai xe đi thẳng, rẽ trái lỡ vào cùng làn đường này thì chiếc này sẽ vướng chiếc kia. Và khi vượt qua giao lộ này sẽ “ăn” ngay vé phạt nếu gặp CSGT với lý do “cản trở lưu thông”(!).
Buồn cười hơn là biển báo treo tạm bợ ở những đoạn đường có công trình đang thi công cũng khiến nhiều cảnh dở khóc dở cười. Chẳng hạn, biển báo cấm các phương tiện xe con trở lên rẽ trái từ đường Trần Quang Diệu vào Lê Văn Sỹ (Q.3) thì biển cấm rẽ trái quay về một bên, còn biển phụ cấm xe con lại quay về hướng khác (!), làm nhiều người đi xe máy cứ lấm la, lấm lét khi rẽ trái vì tưởng là phạm luật.
Một điểm bất hợp lý khác nằm trên đường Lý Thường Kiệt về ngã tư Bảy Hiền có 2 làn đường, nhưng gần qua Bệnh viện Thống Nhất đường lại chia thành 3 làn. Trong khi vạch sơn mờ hẳn, lại không có biển hướng dẫn nên cánh tài xế thường bị phạt vì lỗi “lấn tuyến”.
Đại lộ... “gài bẫy”
Một buổi chiều cuối tháng 4.2011, vừa đổ dốc cầu Lò Gốm (Q.6), anh Nguyễn Hữu Long (ngụ P.16, Q.8) điều khiển xe gắn máy vào làn xe của mình với vạch đứt đoạn trên đại lộ Đông - Tây (vừa đổi tên là đại lộ Võ Văn Kiệt), thì bất ngờ bị CSGT chặn lại. Chủ xe ngỡ ngàng vì chẳng biết phạm lỗi gì. Không chỉ có anh Long, nhiều người đi xe gắn máy cũng bị CSGT gọi lại “hỏi thăm”, với lỗi vi phạm chủ yếu: “Lấn tuyến”. Sau một hồi nói đủ lý lẽ, anh Long đành móc 100.000 đồng nộp phạt.
Ông Bửu Phước (ngụ ở Q.8), chỉ sự bất cập của tấm biển báo trên đại lộ Võ Văn Kiệt khiến ông bị CSGT phạt vì lỗi “lấn tuyến”- Ảnh: Minh Nam |
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, đại lộ Võ Văn Kiệt có hai làn đường dành cho xe máy. Một làn dành cho xe máy đi thẳng và một làn vẽ hình xe gắn máy, xe ô tô, xe khách, xe tải cùng mũi tên rẽ phải. “Nếu nghĩ đơn giản theo biển báo này thì xe gắn máy được chạy vào làn xe ô tô, xe khách, xe tải khi rẽ phải. Nhưng mấy anh CSGT lại không nghĩ vậy mà cho rằng xe gắn máy chạy lấn tuyến và xử phạt làm nhiều người dân bức xúc. Ông Bửu Phước, ngụ P.16, Q.8 nói: “Biển báo này không khác gì đánh đố người đi đường và là nguyên nhân của những vụ cãi cọ không hay giữa CSGT và người dân. Nhiều người ở khu vực này đã gán cho con đường này là đại lộ… gài bẫy”.
Dễ “ăn” vé phạt!
Thực trạng biển báo làm khổ người đi đường chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về biển báo giao thông. Theo hướng dẫn của cánh tài xế taxi, chúng tôi lưu thông trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hướng từ Q.1 về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đến đoạn giao cắt với đường Võ Thị Sáu (Q.3), dù đã chú ý quan sát nhưng khó nhọc lắm mới thấy biển cấm rẽ trái (đương nhiên cấm quay đầu), cấm rẽ phải vào đường Võ Thị Sáu vì bị cây che khuất. “Cấm rẽ phải thì đương nhiên có thể hiểu vì đây là đường một chiều. Còn cấm rẽ trái và quay đầu xe thì nhiều người, trong đó có tui bó tay. Thông thường người điều khiển phương tiện đến giao lộ này cứ nghĩ có thể rẽ trái từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào Võ Thị Sáu hòa vào dòng xe cộ đang lưu thông hướng từ Q.1 về Q.3 hoặc vô tư quay đầu xe. Nếu chưa bị phạt mà biết ở đây có biển cấm là chết liền”, chị Nguyễn Thanh Thủy (ngụ Q.Tân Phú) nói.
Cũng nằm trong vòng vây của cây cối là các biển báo nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại các giao lộ: Trần Quốc Toản, Lý Chính Thắng. Nguy hiểm nhất là biển báo cấm quay đầu ngay chân cầu Công Lý (trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm) bị cây “nuốt” khiến nhiều xe dễ dàng phạm luật và bị CSGT “vịn”. Tương tự, tại giao lộ D1 - Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh); Nguyễn Đình Chiểu - Cao Thắng (Q.3), và trên cả đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7).
Tréo ngoe nữa là biển phân làn đường rẽ trái trên đường Điện Biên Phủ trước chỗ giao cắt với đường Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh). “Tài xế taxi không thuộc đường cứ ung dung rẽ trái vào Ung Văn Khiêm là “chết” ngay vì trước đó có một bảng cấm xe 4 bánh đặt hơi chếch tầm nhìn”, một tài xế taxi chỉ chúng tôi. Hỏi một vài tài xế xe tải đậu gần đó, chúng tôi được biết làn rẽ trái đó dành cho con đường nhỏ sau đường Ung Văn Khiêm, cách giao lộ này... vài chục mét!.
Còn trên đoạn đường dẫn từ đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương về đường Nguyễn Văn Linh (thuộc thị trấn Tân Túc, Bình Chánh), ở làn đường (xe 4 bánh) bên trái, ngoài cùng cạnh dãy phân cách có vạch sơn kẻ trên đường cho phép xe đi thẳng và rẽ trái. Nhưng lại “bẫy” người đi đường khi đèn tín hiệu lưu thông rẽ trái và đi thẳng không trùng khớp. Vì vậy, nếu hai xe đi thẳng, rẽ trái lỡ vào cùng làn đường này thì chiếc này sẽ vướng chiếc kia. Và khi vượt qua giao lộ này sẽ “ăn” ngay vé phạt nếu gặp CSGT với lý do “cản trở lưu thông”(!).
Buồn cười hơn là biển báo treo tạm bợ ở những đoạn đường có công trình đang thi công cũng khiến nhiều cảnh dở khóc dở cười. Chẳng hạn, biển báo cấm các phương tiện xe con trở lên rẽ trái từ đường Trần Quang Diệu vào Lê Văn Sỹ (Q.3) thì biển cấm rẽ trái quay về một bên, còn biển phụ cấm xe con lại quay về hướng khác (!), làm nhiều người đi xe máy cứ lấm la, lấm lét khi rẽ trái vì tưởng là phạm luật.
Một điểm bất hợp lý khác nằm trên đường Lý Thường Kiệt về ngã tư Bảy Hiền có 2 làn đường, nhưng gần qua Bệnh viện Thống Nhất đường lại chia thành 3 làn. Trong khi vạch sơn mờ hẳn, lại không có biển hướng dẫn nên cánh tài xế thường bị phạt vì lỗi “lấn tuyến”.
Cảnh sát giao thông phạt sai Một cán bộ của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (TP.HCM) cho biết: “Đoạn đường Võ Văn Kiệt (từ giao lộ Ngô Nhơn Tịnh - QL1A đi qua địa bàn 3 quận: 6, 8, Bình Tân) là do Đội CSGT Phú Lâm quản lý. Đầu tháng 4.2011, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành cắm biển báo mới cho làn đường bên trong cùng trên đường Võ Văn Kiệt (tính theo hướng từ Q.1 - Q.Bình Tân). Do phương tiện có nhu cầu quẹo phải nên cơ quan chức năng cắm biển báo cho phép ô tô, xe 2 bánh hòa chung làn đường trên. Theo biển báo mới này, CSGT không được thổi phạt xe gắn máy lưu thông lấn tuyến (trong phạm vi làn đường này) vì xe gắn máy được phép lưu thông vào 2 làn đường. Ngoại trừ ô tô, xe ba bánh chỉ được phép lưu thông vào 1 làn đường theo quy định của biển báo. Nếu người điều khiển xe gắn máy nào bị xử phạt do lỗi lấn tuyến trong làn đường bên trong cùng này kể từ đầu tháng 4.2011 đều có thể liên lạc với đội để giải quyết”.Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ của Khu quản lý giao thông số 1 khẳng định: “Việc cây xanh che lấp biển báo khiến người điều khiển phương tiện không nhìn thấy dẫn đến vi phạm luật giao thông bị CSGT thổi phạt thì trách nhiệm đó thuộc của khu”. Đàm Huy |
Lê Nga - Minh Nam
Thanh Niên Online:
09/05/2011 0:21
Một trong những vấn đề lái xe quan tâm hàng đầu khi lưu thông là quan sát biển báo để đi đúng luật. Thế nhưng, hầu hết các tài xế đều than phiền biển báo giao thông hiện nay như một “ma trận”...
Điểm chung dễ nhận thấy là dọc theo các tuyến đường, giao lộ có vô số biển báo. Cái nhỏ, cái to, cái treo trên đầu, cái cắm bên phải, cái trên cao, cái dưới thấp… mà theo anh Nguyễn Tuấn Linh, một tài xế taxi có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, là: “Nhìn hoa hết cả mắt!”.
Chúng tôi thử làm một cuộc phỏng vấn nhanh trong suốt một tuần đầu tháng 5.2011, với khoảng gần 100 tài xế ô tô (taxi, công ty, kinh doanh du lịch, tư nhân...), kết quả có gần 80% cho rằng biển báo trên các tuyến đường như “bẫy” người đi đường; 100% cho là biển báo quá nhỏ, đặt ở vị trí không thích hợp; 75% cho là không thể đọc được hết các bảng biển giao thông khi đang điều khiển xe trên đường…
Biển báo giao thông để hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuân thủ luật lệ mà không đọc được thì quả là vô lý. Để kiểm chứng, ngày 6.5 chúng tôi lái ô tô đến đoạn dẫn vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Dù chạy chậm, nhưng chúng tôi vẫn không sao đọc hết được biển báo cấm các phương tiện vào đường cao tốc vì chữ chi chít. Hay đầu đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh, hướng ra Thanh Đa), bảng chỉ dẫn hướng đi của xe chở nhiên liệu bị mái hiên nhà dân che khuất, không thấy chữ. Tương tự, biển cấm xe ô tô trên đường Nguyễn Thông (hướng từ ga Sài Gòn ra Q.1) cũng bị nhà dân che mất. Hay hàng loạt biển báo ngay ngã ba Trường Sơn - Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình) cũng bị cột điện che không thể đọc nổi khi đang lưu thông...
Lãng phí, rối loạn
Chỉ một đoạn đường chừng vài chục mét dưới chân cầu Sài Gòn, chúng tôi đếm có đến 13 biển báo: biển cấm xe đi ngược chiều, cấm trọng tải trên 25 tấn cả xe và hàng, đường dành riêng cho các loại xe, thời gian ưu tiên xe máy lưu thông vào làn đường ô tô... Chưa kể một số biển báo “ăn theo”, trong đó có các biển phòng, chống rải đinh... Các bảng biển đủ hình dáng, màu sắc, kích thước và của nhiều đơn vị cắm. Trong đó, không ít bảng trùng nhau và cái trước che khuất tầm nhìn cái sau. Để đọc hết biển báo, chúng tôi phải xuống xe, đi bộ đến gần khu vực cắm biển và mất 5 phút mới có thể lĩnh hội đầy đủ nội dung. Trong khi đó, phương tiện qua khu vực này luôn dập dìu và chỉ mất vài chục giây xe chạy, vừa lo quan sát đường, vừa lo ngó biển báo “chỉ có tài thánh mới đọc được hết” (lời một tài xế taxi).
Tại cầu Gò Công nằm trên đường cùng tên (góc ngã tư Phan Văn Khỏe - P.13, Q.5), người đi đường không khỏi ngao ngán khi thấy hai biển báo hình tròn đã gỉ sét nhưng vẫn được treo ở đó từ nhiều năm qua. Phải dừng lại khá lâu và căng hết mắt, chúng tôi mới đọc được thông tin mờ mờ từ một trong hai tấm biển đang treo ở hai đầu cầu: 1T50 - 2m20. Còn những con đường gần đó, điển hình như đường Bình Tiên, người dân địa phương ngao ngán chỉ cho chúng tôi nhiều biển báo cấm xe ô tô được đặt tràn lan, dù có những con hẻm chỉ rộng chưa tới 2m và dài trên dưới 10m. “Chẳng cần biển cấm, đố tài xế nào dám chạy ô tô vào những con hẻm nhỏ này. Biển báo đặt kiểu này đúng là lãng phí!”, một người dân gần đó nói.
Nỗi ám ảnh của tài xế ngoại tỉnh
Theo phản ánh của nhiều bạn đọc, chúng tôi kiểm chứng trên nhiều tuyến đường quy định lưu thông một chiều như: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Trương Định, Lý Chính Thắng…, biển cảnh báo đường một chiều cắm rất hạn chế tại các giao lộ.
Theo quy định, qua mỗi giao lộ thì hiệu lực biển báo giao thông trước đó sẽ không còn, thế nhưng trên các con đường này, khi qua giao lộ chỗ có biển báo đường một chiều, chỗ không. Nguy hiểm nhất là không có biển báo một chiều cũng không có biển báo hướng xe lưu thông. Tình trạng này khiến tài xế ngoại tỉnh vào TP.HCM, nếu lỡ rẽ vào những con đường 1 chiều ở đoạn không có biển báo dễ nhầm lẫn với đường hai chiều và đi sai làn đường, nhẹ thì “ăn” phiếu phạt, nặng có thể gây tai nạn.
Song song đó, đặc trưng ở TP.HCM còn có tình trạng cùng một con đường mà có đoạn 1 chiều, đoạn 2 chiều. Chẳng hạn như đường Nguyễn Đình Chiểu đang ngon trớn 1 chiều, từ giao lộ Cao Thắng đến Lý Thái Tổ bỗng thành 2 chiều mà trước đó không hề có biển hướng dẫn phía trước là đường hai chiều để lái xe chuẩn bị. Chỉ đến ngay giao lộ Cao Thắng mới có tấm biển bé xíu hình tam giác báo đường 2 chiều nằm lấp ló sau cây dù của người bán hàng ở vỉa hè. "Ban ngày đông đúc có xe phía trước “dẫn đường” thì không sao. Những lúc ít xe ban đêm, có xe chạy luôn vào làn đường của chiều lưu thông ngược lại mà không hay biết. Đã có không ít những tai nạn xảy ra", một người dân ở đây cho biết.
Tương tự, trên đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), từ Lê Duẩn rẽ trái vào không có biển báo đường một chiều. Tiếp đó, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi qua đường Nguyễn Thị Minh Khai từ 1 chiều thành 2 chiều cũng không hề có biển báo.
Bảng cấm toàn chữ thế này sao đọc được khi xe đang lưu thông? - Ảnh: Quang Hiển |
Biển báo giao thông để hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuân thủ luật lệ mà không đọc được thì quả là vô lý. Để kiểm chứng, ngày 6.5 chúng tôi lái ô tô đến đoạn dẫn vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Dù chạy chậm, nhưng chúng tôi vẫn không sao đọc hết được biển báo cấm các phương tiện vào đường cao tốc vì chữ chi chít. Hay đầu đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh, hướng ra Thanh Đa), bảng chỉ dẫn hướng đi của xe chở nhiên liệu bị mái hiên nhà dân che khuất, không thấy chữ. Tương tự, biển cấm xe ô tô trên đường Nguyễn Thông (hướng từ ga Sài Gòn ra Q.1) cũng bị nhà dân che mất. Hay hàng loạt biển báo ngay ngã ba Trường Sơn - Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình) cũng bị cột điện che không thể đọc nổi khi đang lưu thông...
Bảng hướng dẫn hướng đi cho xe chở nguyên liệu bị che suốt một thời gian dài - Ảnh: Quang Hiển |
Chỉ một đoạn đường chừng vài chục mét dưới chân cầu Sài Gòn, chúng tôi đếm có đến 13 biển báo: biển cấm xe đi ngược chiều, cấm trọng tải trên 25 tấn cả xe và hàng, đường dành riêng cho các loại xe, thời gian ưu tiên xe máy lưu thông vào làn đường ô tô... Chưa kể một số biển báo “ăn theo”, trong đó có các biển phòng, chống rải đinh... Các bảng biển đủ hình dáng, màu sắc, kích thước và của nhiều đơn vị cắm. Trong đó, không ít bảng trùng nhau và cái trước che khuất tầm nhìn cái sau. Để đọc hết biển báo, chúng tôi phải xuống xe, đi bộ đến gần khu vực cắm biển và mất 5 phút mới có thể lĩnh hội đầy đủ nội dung. Trong khi đó, phương tiện qua khu vực này luôn dập dìu và chỉ mất vài chục giây xe chạy, vừa lo quan sát đường, vừa lo ngó biển báo “chỉ có tài thánh mới đọc được hết” (lời một tài xế taxi).
Tại cầu Gò Công nằm trên đường cùng tên (góc ngã tư Phan Văn Khỏe - P.13, Q.5), người đi đường không khỏi ngao ngán khi thấy hai biển báo hình tròn đã gỉ sét nhưng vẫn được treo ở đó từ nhiều năm qua. Phải dừng lại khá lâu và căng hết mắt, chúng tôi mới đọc được thông tin mờ mờ từ một trong hai tấm biển đang treo ở hai đầu cầu: 1T50 - 2m20. Còn những con đường gần đó, điển hình như đường Bình Tiên, người dân địa phương ngao ngán chỉ cho chúng tôi nhiều biển báo cấm xe ô tô được đặt tràn lan, dù có những con hẻm chỉ rộng chưa tới 2m và dài trên dưới 10m. “Chẳng cần biển cấm, đố tài xế nào dám chạy ô tô vào những con hẻm nhỏ này. Biển báo đặt kiểu này đúng là lãng phí!”, một người dân gần đó nói.
Biển báo “đen thui” đặt ở hai đầu cầu trên đường Gò Công - Ảnh: Minh Nam |
Theo phản ánh của nhiều bạn đọc, chúng tôi kiểm chứng trên nhiều tuyến đường quy định lưu thông một chiều như: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Trương Định, Lý Chính Thắng…, biển cảnh báo đường một chiều cắm rất hạn chế tại các giao lộ.
Theo quy định, qua mỗi giao lộ thì hiệu lực biển báo giao thông trước đó sẽ không còn, thế nhưng trên các con đường này, khi qua giao lộ chỗ có biển báo đường một chiều, chỗ không. Nguy hiểm nhất là không có biển báo một chiều cũng không có biển báo hướng xe lưu thông. Tình trạng này khiến tài xế ngoại tỉnh vào TP.HCM, nếu lỡ rẽ vào những con đường 1 chiều ở đoạn không có biển báo dễ nhầm lẫn với đường hai chiều và đi sai làn đường, nhẹ thì “ăn” phiếu phạt, nặng có thể gây tai nạn.
Chi chít bảng, biển giao thông ở cầu Sài Gòn - Ảnh: Quang Hiển |
Tương tự, trên đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), từ Lê Duẩn rẽ trái vào không có biển báo đường một chiều. Tiếp đó, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi qua đường Nguyễn Thị Minh Khai từ 1 chiều thành 2 chiều cũng không hề có biển báo.
Sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đậu An Phúc, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM), cho biết trên địa bàn TP có hàng trăm ngàn biển báo. Phản ánh của người tham gia giao thông, tài xế về những bất hợp lý trong việc lắp đặt biển báo giao thông là rất quý. “Từ nguồn cung cấp thông tin của Báo Thanh Niên, Sở GTVT sẽ tập hợp lại, sau đó kết hợp các khu quản lý giao thông đô thị và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, nếu thấy biển nào không hợp lý sẽ cho điều chỉnh, đồng thời có giải thích cụ thể, tránh để người đi đường hiểu lầm", ông Phúc khẳng định. |
Lê Nga - Minh Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét