Bình Minh 02 sẽ tiếp tục hành trình với 8 tàu bảo vệ

VnExpress:

Thứ bảy, 4/6/2011, 07:00 GMT+7

Sáng 3/6 thuyền trưởng các tàu bảo vệ tàu địa chấn Bình Minh 02 đang đậu tại cảng Nha Trang họp bàn phương án bảo vệ tàu tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ. Đội tàu bảo vệ được tăng cường thêm 5 chiếc nữa, lên con số 8.

Sau khi hoàn tất công tác bảo dưỡng và dịch vụ hậu cần, kế hoạch tàu Bình Minh 02 cùng 8 tàu bảo vệ sẽ rời Cảng Nha Trang vào ngày 5/6 tiếp tục thăm dò địa chấn.

Tàu Bình Minh 02 phải vào cảng Nha Trang sửa chữa, bảo dưỡng sau khi bị 3 tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản, cắt cáp hôm 26/5.

3 tàu bảo vệ Bình Minh 02 sau vụ bị tàu hải giám Trung Quốc được tăng cường thêm 5 chiếc nữa.
Đội tàu bảo vệ Bình Minh 02 sau vụ bị tàu hải giám Trung Quốc được tăng cường thêm 5 chiếc nữa lên 8 chiếc. Ảnh: Mỹ Giang

Tại cuộc họp sáng nay, Thiếu tá Nguyễn Quang Huy, thuyền trưởng tàu Trường Sa 20 - một trong 8 tàu bảo vệ Bình Minh 02 cho biết: "Sau khi cắt cáp, hai ngày sau một máy bay do thám của Trung Quốc đã bay lượn rất lâu ở khu vực tàu đang khảo sát, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 64 hải lý về phía Đông".

Nhật ký ảnh đụng độ tàu Trung Quốc của thuyền trưởng các tàu bảo vệ

Trước đó, ngày 21/5 một máy bay mang ký tự Trung Quốc cũng bay lượn trên vùng biển khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động. Hình ảnh những chiếc máy bay này đã được các tàu bảo vệ ghi lại được.

Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Thuyền trưởng tàu VT7739 tham gia xua đuổi 3 tàu hải giám Trung Quốc ngày 26/5, liên tục 2 ngày sau khi xảy ra vụ xâm phạm chủ quyền Việt Nam, xuất hiện tốp tàu cá Trung Quốc gồm 5 chiếc chạy xung quanh vùng hoạt động của tàu Bình Minh 02. Các tàu bảo vệ phải liên tục cảnh báo, xua đuổi để bảo đảm cho Bình Minh 02 hoạt động an toàn.

Ngày 26/5, 3 tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngăn cản và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Hành động này được cho là sự leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, biến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, phục vụ cho ý đồ "vẽ lại bản đồ Biển Đông" thành "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm cương quyết phản đối hành động táo tợn này của Trung Quốc.

Mỹ Giang


Thứ sáu, 3/6/2011, 00:18 GMT+7

Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo


Chăm chỉ tập luyện, huấn luyện để làm chủ vũ khí hiện đại, sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc là hình ảnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tập luyện ở Vùng 4 Hải quân.
Biên đội tàu hải quân Việt Nam.
Biên đội tàu tên lửa.
Bộ đội tên lửa Hải quân sẵn sàng chiến đấu.
Tập luyện bảo vệ chủ quyền.
Tàu tên lửa tập luyện bắn đạn thật trên biển.
Nhiệm vụ quan trọng của chiến sĩ Hải quân là huấn luyện làm chủ trang bị hiện đại.
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển.
Chiến sĩ đảo Trường Sa chắc tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Trọng Thiết

Thứ bảy, 4/6/2011, 08:09 GMT+7

Tướng Thanh: 'Quân đội hai nước cần kiềm chế'

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: TTXVN.
Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ảnh: TTXVN.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh hôm qua đã đề nghị người đồng cấp Trung Quốc, quân đội hai nước cần bình tĩnh, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt bên lề Diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-la 10) chiều 3/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”

Ông đánh giá quan hệ Việt - Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc”. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.

Theo đề nghị của Ban tổ chức Đối thoại Shangri-la, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”, trong đó đề cập sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Đại tướng cho rằng dù bài phát biểu không đề cập vụ việc thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau.

Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết trong lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-la, ông sẽ có bài phát biểu về tương lai hợp tác an ninh của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình, mọi bên “cùng thắng”.

Đại tướng Phùng Quang Thanh chúc mừng Bộ trưởng Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-la để đóng góp vào hòa bình và ổn định chung của khu vực, đồng thời cho rằng với nội dung như vậy, phát biểu của Bộ trưởng Lương Quang Liệt sẽ được Việt Nam và cộng đồng quốc tế quan tâm.

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. Ông nói: “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC.”

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Ông nói: “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra.”

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể phải giải quyết lâu dài. Do vậy, ngành ngoại giao hai nước cần đàm phán hòa bình và lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đối thoại, đưa ra những quyết sách mà hai bên có thể chấp nhận được. Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác phát triển ở khu vực hai nước có tranh chấp thực sự chiểu theo UNCLOS 1982.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị quân đội hai nước bình tĩnh, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là phấn đấu trở thành những người đồng chí tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt của nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét