Đoàn kết vì Trung Quốc
Theo SCMP, GAPAC (viết tắt của Grouping of Asian Powers Around China - Nhóm các thế lực xung quanh Trung Quốc) đang trong giai đoạn hình thành.
Về thành viên, GAPAC gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia... những láng giềng lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang đoàn kết lại với nhau. Ảnh minh họa. |
Hiện, GAPAC mới trong giai đoạn “phôi thai", ở mức là một tập hợp, được gắn lại với nhau nhờ “chất keo”: “kháng cự Trung Quốc”.
Do đó, họ chưa có ban thư ký, chẳng có hiến chương mà cũng chưa có các cuộc họp thường niên, thậm chí là một phát ngôn viên.
Tuy nhiên, các kênh liên lạc, sự hợp tác bí mật giữa các thành viên đang gia tăng, tỉ lệ thuận với những nguy cơ về chiến lược, an ninh mà Trung Quốc đặt ra.
Về hình thức, các cuộc gặp của các thành viên GAPAC ít khi được thông báo rầm rộ nhưng cũng không khó để nhận ra những mối liên hệ mang tính chiến lược giữa các thành viên.
Đơn cử như hai cường quốc Nhật Bản và Ấn Độ dù cách xa địa lý, khác biệt lớn về văn hóa... đang chủ động “tán tỉnh” lẫn nhau, hợp tác với nhau trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng... Hay như bộ đôi Hàn Quốc - Australia đang cùng nhau truyền sinh lực cho liên minh Đông Á vốn được Washington, Tokyo và Seoul ủng hộ...
Dễ thấy hơn nữa là những gì diễn ra tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 10 vừa diễn ra tại Singapore. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt là “ngôi sao” của hội nghị, thu hút sự mọi “ánh đèn sân khấu” thì phía sau “tấm rèm” là hàng loạt cuộc họp không chính thức của các thành viên GAPAC mà.các phương tiện truyền thông vẫn gọi là các cuộc gặp bên lề Shangri-La, thậm chí một số còn không được đưa tin...
Hàng loạt cuộc gặp bên lề Shangri-La diễn ra. Ảnh minh họa. |
Tính về “tuổi tác”, GAPAC rất non trẻ khi so với nhiều tổ chức, kể cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức định hình Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (liên kết các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga...).
Tuy nhiên, xét về khả năng ra quyết định, GAPAC mạnh hơn ASEAN và dường như khối này phản ứng nhanh hơn với những diễn biến đang xảy ra. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề cần được thử thách trong thời gian tới.
Về mục tiêu, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh chính sách ngoại giao quân sự, các thành viên GAPAC âm thầm phối hợp để chống lại nước này; giống như một quan chức an ninh Ấn Độ khẳng định: “ Chúng tôi đều hài lòng khi những quan chức như Tướng Lương Quang Liệt can dự nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ở hậu trường, chúng tôi mới tìm thấy sự an toàn khi đoàn kết với nhau. Nói cách khác, các cường quốc châu Á xích lại gần nhau nhằm tìm đối sách với Trung Quốc”.
Cựu cố vấn cho Tổng thống Hàn Quốc là Tiến sĩ Lee Chung-min thì cho biết: “Trung Quốc đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.
Tuy nhiên, GAPAC đang gặp khá nhiều khó khăn. Quan trọng nhất là việc tất cả các thành viên đều đang trong tình thế lưỡng nan trong quan hệ với Trung Quốc. Cụ thể thì mỗi thành viên đều có lợi khi Trung Quốc phát triển nhưng ngược lại, họ lo sợ chính việc Bắc Kinh lớn mạnh. Do đó, họ vừa phải ủng hộ Trung Quốc tiến lên, nhưng vẫn phải chuẩn bị để đứng lên kháng cự lại Bắc Kinh khi thấy cần thiết.
Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ
Theo RUVR, với nhiều hành động cứng rắn công khai, Trung Quốc đang buộc nhiều láng giềng tìm kiếm đối trọng cân bằng. Riêng với ASEAN, Trung Quốc đang đẩy khối này vào vòng tay Mỹ.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là tranh chấp ở biển Đông. Cách đây chưa lâu, Philippines gửi Liên Hiệp Quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
Đó là phản ứng đối với hành động của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của mình bao trùm gần như toàn bộ biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú.
Manila cũng đưa ra tuyên bố do thực tế là các tàu hải quân Trung Quốc lấn át tàu của Philippinnes đang thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp.
Trước đó, các nước ASEAN cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử trong biển Đông.
Trong văn kiện quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao; quy nhận cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.
Cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các thành viên hữu quan, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Vasily Mikheev nêu ý kiến.
Ông cho biết: “Trung Quốc và ASEAN có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau".
"Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”, chuyên viên Nga nhận xét.
Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các hành động cứng rắn công khai của Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh.
Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông”.
ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
>> Trung Quốc tuyên bố tăng cường lực lượng hải giám
BÁO ĐẤT VIỆT - Thế giới
Năm 2010, chi phí quân sự trên toàn cầu tăng 1,3%, đạt mức 1.112 tỷ euro, là mức tăng thấp nhất từ năm 2001. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là tất cả các nước trên thế giới đều giảm chi cho quân sự. Chỉ những nước giàu, nhất là các nước Châu Âu, buộc phải giảm chi phí quốc phòng theo kế hoạch thắt lưng buộc bụng dưới sức ép của cuộc khủng hoảng khinh tế.
Ngược lại là trường hợp của các nước phía Nam và những quốc gia mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Châu Á được xem là trung tâm của phía Nam đang tăng cường trang bị vũ khí. Năm rồi, châu lục này nhập vũ khí với số lượng khổng lồ.
Vì sao các nước Á Châu lại tăng cường trang bị vũ khí như vậy ? La Croix cho rằng, tất cả đến từ sự tương quan lực lượng trong khu vực.
Chẳng hạn như, Trung Quốc và Pakistan là hai nước này chạy đua vũ trang từ nhiều năm nay và cũng góp phần vào việc quân sự hóa khu vực châu Á. Năm 2010, hai nước này đứng đầu danh sách nhập vũ khí trên thế giới với tổng chi phí lên đến 4 tỷ euro. Ấn Độ có tranh chấp tại khu vực Kashmir, vì thế nước này muốn làm tất cả để chống lại Pakistan, quốc gia được Trung Quốc hậu thuẫn.
Về phần mình, Trung Quốc muốn cũng cố vai trò cường quốc khu vực nên tăng cường ngân sách quốc phòng. Các nước làng giềng vì thế cũng lo lắng tìm cách hiện đại hóa quân đội. Thập niên vừa qua, Trung Quốc là nước mua vũ khí lớn nhất thế giới với tiêu tốn lên đến 16,4 tỷ euro, qua mặt Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp.
Riêng năm 2010, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đạt mức 81 tỷ euro, chiếm 7,3% chi phí quốc phòng thế giới, vượt cả Anh, Pháp và Nga.
Liên quan đến các nước bán vũ khí, Mỹ và Nga vẫn đứng đầu bảng khi cung cấp hơn phân nửa thiết bị quân sự trên thế giới. Kế đến là Đức, Pháp, Anh, với gần ¼ mức xuất khẩu vũ khí qui ước trên thế giới.
SIPRI cũng thông tin chi tiết về các bạn hàng chính của 5 nước kể trên : Ấn Độ và Trung Quốc nhập vũ khí chủ yếu từ Nga, Hàn Quốc và Australia nhập từ Mỹ, trong khi đó, Anh bán cho Arab Saudi, còn Pháp thì bán vũ khí cho Singapore...
SIPRI cảnh báo, buôn bán vũ khí vẫn là một trong những thị trường tham nhũng nhất thế giới, chiếm đến 40% lượng tham nhũng trong các giao dịch quốc tế.
>> Hàng loạt tàu chiến Trung Quốc vượt qua Nhật Bản
BÁO ĐẤT VIỆT - Thế giới
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá”.
Tàu Trung Quốc liều lĩnh lao vào phá cáp tàu Việt Nam nhưng người phát ngôn Hồng Lỗi lại nói: “Hành động này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc”.
Vào lúc 6 giờ ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6o 47,5’ Bắc và 109o 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
Dù phía Việt Nam phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc vào giải cứu cho tàu 62226.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga khẳng định khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
“Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,” bà Nga nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam.
>> Đang hình thành liên minh đối phó Trung Quốc
Chính sách của Trung Quốc ở biển Đông: Nói không đi đôi với làm
TT - Dù tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Trung Quốc cam kết duy trì an ninh, ổn định trên biển Đông, nhưng Bắc Kinh vẫn cho thấy lời nói thường không đi đôi với việc làm.
Giàn khoan Trung Quốc sắp đưa vào biển Đông - Ảnh: NDNB |
Theo báo Philippine Daily Inquirer, ngày 9-6 ông Lưu Kiến Siêu, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, cảnh báo các nước đòi chủ quyền ở biển Đông phải ngừng hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam “nếu không có sự cho phép từ phía Bắc Kinh”.
Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu các nước không đáp ứng yêu cầu này, ông Lưu Kiến Siêu tuyên bố Trung Quốc sẽ xác nhận “chủ quyền” ở vùng biển tranh chấp theo các kênh ngoại giao. Dù vậy, ông Lưu khẳng định Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực trừ khi bị tấn công.
Giống như cách phủ nhận việc tàu Trung Quốc bắn đuổi tàu cá Việt Nam và cắt cáp tàu Bình Minh 02 trên vùng biển của Việt Nam, ông Lưu Kiến Siêu bác bỏ cáo buộc tàu Trung Quốc đã bắn vào tàu thăm dò dầu khí của Philippines hôm 2-3 ở khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Philippines chiếm giữ).
Ông Lưu cho biết lực lượng Trung Quốc hành động chỉ là để đẩy tàu Philippines ra khỏi bãi Cỏ Rong, bởi đó là cách thực hiện “chủ quyền” của Trung Quốc chứ không phải là hành vi quấy rối.
Hi vọng lời hứa sẽ thành sự thật
Một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích kịch liệt việc Philippines tố cáo hành vi quấy rối của tàu Trung Quốc. “Trung Quốc yêu cầu Philippines dừng các hành vi đơn phương phá hoại chủ quyền của Trung Quốc trên biển có thể dẫn tới việc mở rộng và phức tạp hóa xung đột trên biển Nam Hải (biển Đông), và ngừng đưa ra những tuyên bố vô trách nhiệm, không đúng với sự thật” - Tân Hoa xã dẫn lời ông Hồng Lỗi. Người phát ngôn này còn tuyên bố việc tàu Trung Quốc tuần tra trên các vùng biển thuộc “chủ quyền Trung Quốc” là “hoàn toàn hợp lý”.
Trong khi đó, phía chính quyền Philippines khẳng định có đủ bằng chứng để chứng minh việc tàu Trung Quốc quấy rối tàu Philippines là có thật. “Chúng tôi đang chuẩn bị các báo cáo về hành vi xâm lấn của Trung Quốc và sẽ đưa chúng tới cơ quan quốc tế có đủ thẩm quyền” - báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin mới đây nhận định còn phải chờ xem Trung Quốc có giữ đúng cam kết duy trì hòa bình, ổn định trên biển Đông như lời của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt cam kết tại Đối thoại Shangri-La hay không. “Chúng tôi hi vọng lời hứa đó sẽ thành sự thật - Bộ trưởng Gazmin nói - Chúng ta đều đã nghe bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt. Ông ấy nói rằng việc Bắc Kinh tăng cường quân sự không nhằm chống lại các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ thời gian mới có thể trả lời được Trung Quốc có thành thật hay không”.
Ông Gazmin khẳng định và cho rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ mất mặt trước cộng đồng quốc tế nếu vi phạm cam kết.
Trên báo Asia Times, cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown cho rằng Trung Quốc đã chà đạp lên Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 khi đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” trên biển Đông không hề dựa trên bất cứ cơ sở pháp lý nào.
Khoe sức mạnh hải quân
Bên cạnh việc đòi chủ quyền ngang ngược ở biển Đông, Trung Quốc cũng đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku với Nhật. Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 9-6 cho biết đã có 11 tàu chiến của hải quân Trung Quốc chạy qua vùng biển nằm giữa hai đảo Okinawa và đảo Miyako (đều thuộc tỉnh Okinawa) trong hai ngày qua.
Ngày 9-6, Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông cáo báo chí từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hải quân nước này đang chuẩn bị cho cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển quốc tế thuộc Thái Bình Dương vào tuần cuối tháng 6-2011. Phía Trung Quốc tuyên bố hoạt động này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định đây là cuộc diễn tập theo kế hoạch hằng năm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và không nhằm đe dọa cụ thể một nước nào trong khu vực. Nhưng thông cáo báo chí này không khỏi ngầm khẳng định sự có mặt của đội tàu chiến Trung Quốc trong khu vực biển này.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bính Đức cũng mới tuyên bố sẽ đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên trong năm nay, sớm một năm so với dự báo của các nhà quan sát Mỹ. Con tàu này dài 300m, được Trung Quốc mua lại từ năm 1998. Báo chí Hong Kong cho biết con tàu này sẽ đi vào hoạt động sớm nhất là cuối tháng 7.
Tất cả những hành động của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy gì? Báo South China Morning Post của Hong Kong ngày 9-6 viết: “Trung Quốc đã chọn ngày dành cho việc bảo vệ đại dương để khẳng định tham vọng trở thành một thế lực hải quân của mình”. Thật vậy, Bắc Kinh đã chọn ngày 8-6, “Ngày đại dương thế giới”, để loan báo những cuộc tập trận quy mô của mình trong tháng 6 ở phía nam Thái Bình Dương, đồng thời muốn qua đó khẳng định mạnh mẽ hơn nữa sự kiểm soát của mình trên biển bất chấp những căng thẳng đang gia tăng với các nước láng giềng ở biển Đông...
Đưa giàn khoan vào biển Đông Trong khi đòi các nước khu vực không thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc lại sắp đưa giàn khoan “dầu khí hải dương 981” (hay còn gọi là CNOOC 981) vào hoạt động trên biển Đông, dự kiến vào cuối tháng 7-2011. Theo Nhân Dân Nhật Báo, giàn khoan này đã được đưa đến chạy thử nghiệm trên biển ở khu vực vịnh Châu Sơn (tỉnh Chiết Giang) trên biển Hoa Đông vào cuối tháng 5-2011, ngay sau khi được bàn giao và hạ thủy ngày 23-5-2011 tại Thượng Hải. Giàn khoan dầu khí hải dương 981 thuộc Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) quản lý. Nó đã được đầu tư với kinh phí 6 tỉ nhân dân tệ (926 triệu USD), được thiết kế nhằm thăm dò dầu khí ở các vùng nước sâu 3.000m, có khả năng khoan sâu đến 12km. CNOOC 981 nặng 30.000 tấn, cao 136m và dài 650m. Đây là giàn khoan dầu thuộc thế hệ giàn khoan hiện đại thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc đưa vào hoạt động ở biển Đông. Sau khi thử nghiệm thành công ở Chiết Giang, giàn khoan này sẽ được đưa tới biển Đông. Báo Nhật Mainichi cho biết có khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác với các tập đoàn dầu khí lớn của nước ngoài để thăm dò và khai thác hàng loạt vỉa dầu trên biển Đông trong thời gian tới. |
HIẾU TRUNG - MỸ LOAN
vietnamplus.vn:
Trung Quốc "tố ngược" Việt Nam tấn công tàu cá
THX dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc đã vướng vào cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá."
Tàu Trung Quốc liều lĩnh lao vào phá cáp tàu Việt Nam, nhưng người phát ngôn Hồng Lỗi lại nói: "Hành động này đã gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc."
Vào lúc 6 giờ ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6o 47,5’ Bắc và 109o 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga khẳng định khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
"Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam," bà Nga nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam./.
thanhnien.com.vn - Chính trị - Xã hội
* Chân tướng thủ phạm
* Khoảng 200 website VN bị tin tặc tấn công
Chỉ nửa tháng sau vụ xâm nhập sâu vào vùng biển chủ quyền của VN, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02, Trung Quốc (TQ) lại tiếp tục làm tình hình biển Đông gia tăng căng thẳng với việc cản phá hoạt động tàu thăm dò Viking II của VN sáng 9.6.
Tàu TQ tham gia vụ phá hoại (phía xa), ảnh chụp từ boong tàu Viking II - ảnh: PetroTimes |
Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính TQ là hoàn toàn có chủ ý, có tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển Đông | ||
Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga | ||
Đây là thông tin được bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều qua.
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết vào hồi 6 giờ sáng 9.6, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D tại lô 136.03 (6 độ 47,5’ bắc, 109 độ 17,5’ đông) thuộc khu vực thềm lục địa của VN thì tàu TQ mang số hiệu 62226, được sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính TQ mang số hiệu 311 và 303, chạy ngang qua mũi tàu Viking II, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù phía VN đã phát pháo hiệu cảnh cáo, nhưng tàu 62226 của TQ vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Ngay sau đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng vài tàu cá khác của TQ đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Bà Nguyễn Phương Nga khẳng định khu vực thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của VN, hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. “Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính TQ là hoàn toàn có chủ ý, có tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình ổn định tại biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”, bà Nguyễn Phương Nga nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 9.6, ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc PVN, khẳng định: “Tập đoàn dầu khí quốc gia VN phản đối hành động cắt cáp tàu Viking II của các tàu TQ, khi Viking II đang tiến hành thăm dò tại khu vực thềm lục địa VN. Hành động của các tàu cá và tàu ngư chính TQ là có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng”. Mai Hà |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết VN phản đối mạnh mẽ việc làm trên của phía TQ, yêu cầu phía TQ, xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt - Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho PVN.
Chiều cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán TQ tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía TQ và nêu rõ lập trường của VN.
Chân tướng thủ phạm
Tàu ngư chính 331 xuất thân là tàu 503 của đội tàu hải quân Nam Hải (tức Biển Đông) nhưng tới cuối năm 2006 đã được phân về Cục Ngư chính khu Nam Hải với mục đích “sử dụng cho công vụ quốc gia”. Tàu nặng 4.600 tấn, dài 113,5m, rộng 15,5m, có thể đi tới 3.500 hải lý mới cần nạp nhiên liệu, tốc độ chạy cao nhất có thể lên tới 20 hải lý/giờ. Tàu 311 được trang bị rất tối tân với hệ thống điều khiển GMDSS, là con tàu thuộc dạng có tốc độ nhanh nhất, trọng tải lớn nhất trong hệ thống tàu ngư chính của TQ hiện nay. Trên nhiều diễn đàn trên mạng TQ hiện nay như bbs.tiexue.net, đề tài “Liệu tàu ngư chính 311 có dám nổ súng?” đang được đem ra bàn luận sôi nổi với nhiều nội dung trái chiều. Tàu ngư chính 303 có trọng tải 1.000 tấn, dài 67,28m, rộng 9,60m. Ngay từ ngày 6.11.2009, 2 con tàu này đã được lệnh kết hợp thành một tổ tuần tra, chuyên trách khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngư chính chỉ là 1 trong 7 lực lượng tàu chuyên dụng của TQ hiện nay hoạt động trên biển, bên cạnh hải giám, hải cảnh, hải sự, hải tuần... Chỉ riêng tàu ngư chính cũng lên tới trên 300 chiếc, trong đó có tàu ngư chính Lôi Châu từng xâm phạm chủ quyền VN. Tổng số tàu hải giám được ước tính cũng xấp xỉ ít nhất 40 chiếc. Ngoài đội tàu chuyên dụng, TQ hiện còn có nhiều lực lượng vũ trang biển. Hải quân TQ đang khẩn trương đóng tàu sân bay đầu tiên, cơ sở đặt tại phía đông vịnh Nha Long, tỉnh Hải Nam. Ngọc Bi
Nỗ lực giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 8 đã diễn ra ngày 8.6 tại Indonesia, với sự tham dự của nhiều quan chức quốc phòng cấp cao từ 23 quốc gia thành viên ARF (vắng CHDCND Triều Tiên và Pakistan). Đoàn Việt Nam do trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Phát biểu tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định lập trường của Việt Nam về biển Đông và sông Mekong, coi đây là những vấn đề hết sức hệ trọng, có thể gây hệ lụy lâu dài nếu không được giải quyết và ngày càng chứng tỏ những thách thức này không phải của riêng những nước trực tiếp có biển hay sông Mekong hoặc những nước có lợi ích trực tiếp gắn liền mà là của tất cả các nước trong khu vực. Vấn đề biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình đa phương, trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cố gắng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với các đề xuất thiết thực và mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia về việc cuối năm nay sẽ có bước tiến mới về COC và của Thủ tướng Campuchia mong muốn COC sẽ được ký kết năm 2012 tại Campuchia. Tuy nhiên, trong khi chưa tiến tới được COC hoặc chưa thực hiện một cách đầy đủ UNCLOS 1982, thì tất cả những tranh chấp, bất đồng trong vấn đề này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ Việt Nam cho rằng để giải quyết tốt những thách thức, trước hết tất cả các nước thành viên ARF, những nước có lợi ích ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần có trách nhiệm đầy đủ hơn, mạnh mẽ hơn đối với các thách thức về an ninh, các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, đặc biệt là tránh chia rẽ, tránh xung đột, để ASEAN luôn trở thành trung tâm trong các cấu trúc an ninh khu vực. Theo đánh giá tại hội nghị, hợp tác khu vực về cơ bản vẫn đang trong xu thế phát triển ổn định, tuy nhiên đang xuất hiện một số vấn đề cần tích cực hợp tác giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác đa phương hiện nay. Hội nghị khẳng định vấn đề an ninh biển và lưu thông hàng hải tại khu vực hiện nay cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu, trong đó nhấn mạnh đến việc cần phải thực thi nghiêm chỉnh UNCLOS 1982, DOC và tiến tới xây dựng COC. Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Trung Quốc, Trung tướng Phó tổng tham mưu trưởng Ngụy Phụng Hòa khẳng định Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc hòa bình và phát triển đã cam kết với cộng đồng thế giới, cam kết tiếp tục đóng vai trò duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ UNCLOS 1982, song không nhất trí đưa các vấn đề song phương như tranh chấp lãnh thổ ra các diễn đàn đa phương. Trưởng đoàn Mỹ khẳng định nước này cam kết tiếp tục mở rộng hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế đảm bảo các nước có thể tự do tiếp cận đầy đủ biển, trên không và trên đất liền, nhằm đảm bảo tự do lưu thông thương mại, hàng hóa; phản đối dùng vũ lực trong giải quyết các vấn đề tranh chấp; kêu gọi các nước tuân thủ UNCLOS 1982, tự do hàng hải và các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện nghiêm chỉnh DOC và tiến tới COC. TTXVN |
Nguyên Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét