Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu (ASEM) tại Hungary ngày 6/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng một số vụ việc trên Biển Đông gần đây khiến các quốc gia thêm quan ngại về an toàn, an ninh trên biển.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Ảnh: TTXVN |
Ngoại trưởng Việt Nam khẳng định việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực, các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử tại Biển Đông (DOC) nhằm gìn giữ hòa bình, ổn định khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Phát biểu của ông Phạm Gia Khiêm được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra nhiều sự cố liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Philippines cũng lên tiếng cho biết trong vòng chưa đầy 4 tháng qua, Manila đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.
Cả Việt Nam và Philippines đã cùng lên tiếng mạnh mẽ phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền tại khu vực biển không hề có tranh chấp của Trung Quốc.
Trong khi đó, cũng tại một phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu rằng, mọi nỗ lực làm phức tạp tình hình Biển Đông đều là không phù hợp với lợi ích của bên nào.
Ông này nói thêm rằng, nỗ lực làm phức tạp hóa tình hình đi ngược lại với ý muốn của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm rằng, Ông cũng kêu gọi các quốc gia châu Á, châu Âu tăng cường tin cậy lẫn nhau, hợp tác để cùng bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững, đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Tại ASEM10, Phó Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác và nâng cao vai trò quốc tế của ASEM, trong đó có dự báo biến đổi khí hậu và cảnh báo sớm thiên tai, nước biển dâng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và môi trường sinh thái, thiết lập mạng lưới thông tin và phối hợp để bảo đảm an toàn và an ninh trên biển, hợp tác quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ… Hội nghị hoan nghênh Việt Nam đăng cai “Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động và việc làm lần thứ 4” trong năm 2012 và “Hội thảo ASEM không chính thức về nhân quyền” trong năm 2014.
Thái AnTừ “hòa bình” được đề cập không dưới 27 lần trong bài phát biểu dài 45 phút của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La.
Trung Quốc với Biển Đông: làm gây hấn, nói hòa hợp
Ông tìm kiếm nỗ lực trấn an các nước khác rằng, sự gia tăng về kinh tế và sức mạnh quân sự Trung Quốc không phải là một mối đe dọa. Trong khi ấy, tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và một số nước châu Á đang nóng trở lại.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt Ảnh: AP |
Nhắc lại “cam kết nghiêm túc” đưa ra trong sách trắng quốc phòng mới nhất của Trung Quốc, ông Lương nói: "Chúng tôi không có ý định đe dọa bất cứ nước nào với sự hiện đại hóa quân sự của mình. Tôi muốn nói rằng đó không phải là chọn lựa của chúng tôi. Chúng tôi đã không tìm kiếm, đang không tìm kiếm và sẽ không tìm kiếm bá quyền và chúng tôi sẽ không đe dọa bất cứ nước nào”.
Lần đầu tiên trong lịch sử 10 năm của Đối thoại Shangri La, Trung Quốc cử phái đoàn cấp bộ dẫn đầu là bộ trưởng quốc phòng tham dự.
Động thái của họ được cộng đồng quốc tế dõi theo chặt chẽ kể từ khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố hồi tháng 3 rằng, nước này sẽ gia tăng ngân sách quân sự lên 12,7% trong năm nay.
Ông Lương đã bênh vực cho việc gia tăng chi tiêu quốc phòng khi khẳng định rằng, các khả năng của Trung Quốc còn kém xa các nước phát triển, trong đó có Mỹ. "Bộ binh và không quân của chúng tôi vẫn sở hữu các vũ khí thế hệ thứ hai. Chúng tôi không có kho dự trữ vũ khí hay các hệ thống thế hệ thứ ba trong khi các nước khác đã tiến vào kỷ nguyên thế hệ thứ tư. Vì thế đó là khoảng cách của cả thế hệ”, ông nói.
Ông cũng chỉ ra rằng, sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng ở Trung Quốc thúc đẩy “nhu cầu hợp pháp” để hiện đại hóa quân đội và các khả năng quốc phòng. Vị bộ trưởng Trung Quốc cũng đề ra bốn nguyên tắc mà Trung Quốc ủng hộ trong hợp tác an ninh đó là cùng tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, tin cậy và toàn diện.
Ông Lương còn đưa ra những bằng chứng chi tiết thể hiện cam kết theo đuổi hòa bình của Trung Quốc như là thúc đẩy hội đàm để làm dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên; ký thỏa thuận tự do thương mại với ASEAN tạo nên một khu vực tự do thương mại lớn nhất trong các nước đang phát triển; tham gia đào tạo quân sự chung với nhiều quốc gia...
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh, trong những hiệp ước quan trọng đã ký kết, Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển và đệ trình một dự thảo của hiệp ước cấm triển khai vũ khí trong không gian. Ông Lương kết luận: “Thời gian và những xu thế của thế kỷ 21 đã chỉ ra cách hiểu mới: Quân sự có thể là khế ước cho hợp tác, hòa bình và thịnh vượng”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: - Những vụ việc gần đây trên biển Đông cho thấy giữa tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc với hành động thực tế rất khác biệt, nói không đi đôi với làm, thậm chí việc làm đi ngược lại với lời nói. Ông nghĩ sao về việc này? - Cái đó thời gian sẽ trả lời. Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với một đất nước có một sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà đây là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực. (Nguồn: Tuổi trẻ) |
• Thái An (Theo todayonline)
>> Tại Shangri-La, Trung Quốc nói lại lợi ích cốt lõi
>> Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
>> Shangri-La khi Trung Quốc chơi rắn
Trên tư cách diễn giả trong phiên thảo luận toàn thể "Các nguy cơ mới về an ninh biển" tại Đối thoại Shangri-La sáng 5/6, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thông tin cho thế giới về tình hình an ninh Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam.
Minh bạch thông tin
Với chủ trương “thông tin để khu vực và thế giới hiểu đúng”, tại diễn đàn, Bộ trưởng Thanh đã chủ động nêu sự kiện tàu Bình Minh 02.
“Trên Biển Đông, các vụ va chạm đã xảy ra nhiều lần, khiến các quốc gia ven biển thêm lo ngại. Vụ việc mới đây nhất diễn ra hôm 26/5, khi Bình Minh 02 - một tàu khảo sát của Việt Nam - đang tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam thì bị cản trở bởi cáp của tàu bị cắt".
Tướng Thanh cho hay, Việt Nam đã kiên nhẫn xử lý tình huống này bằng giải pháp hòa bình, theo đúng luật pháp quốc tế và nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khi vẫn giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng.
"Chúng tôi hy vọng sự việc tương tự như vậy không tái diễn", ông Thanh nói.
Trong phần hỏi đáp, tướng Thanh cho hay, tại Biển Đông, do chưa phân định, nên vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ báo cáo với Liên hợp quốc về đường ranh giới ngoài của thềm lục địa, tàu của Việt Nam cũng bị tàu của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Ngoài ra còn có các vụ Trung Quốc bắt tàu cá, ngăn cản Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và DOC, gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên củng cố cơ sở pháp lý cho các hoạt động trên biển, tuân thủ triệt để Công ước về luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc.
"Các bên cần thực thi nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực hoàn thành một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc".
Chính sách quốc phòng không nhằm vào nước khác
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết thêm, Việt Nam đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trung tâm và bảo đảm quốc phòng – an ninh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên.
Khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó ưu tiên hiện đại hóa hải quân, phòng không - không quân, thông tin liên lạc... để bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước.
Bộ trưởng Việt Nam cũng làm rõ thắc mắc liên quan đến hợp đồng mua tàu ngầm của Nga. Tướng Thanh nêu rõ, Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
Tướng Thanh khẳng định, việc Việt Nam mua tàu ngầm là “bình thường”. “Chúng tôi rất công khai và minh bạch như tôi đã có dịp trả lời phỏng vấn báo chí trong nước”.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh, “chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.
- Trung Phương (từ Shangri La, Singapore)
Tại diễn đàn an ninh khu vực cấp cao mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã bác bỏ các chỉ trích cho rằng nước ông đang hành động một cách gây hấn ở Biển Đông. Ông khẳng định, Trung Quốc theo đuổi “sự phát triển hòa bình”.
Báo Mỹ: Vì sao Biển Đông trở nên bất an?
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực cấp cao mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore Ảnh: AP |
Tôn trọng thì mới hòa hợp
“Bạn nói rằng các hành động của chúng tôi không phù hợp với lời nói của chúng tôi. Tôi dứt khoát không nhất trí”, ông Lương nói. Phát biểu sau những ngày Việt Nam và Philippines cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, ông Lương phủ nhận việc Trung Quốc là mối đe dọa an ninh ở vùng biển chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên năng lượng này. Ông đã không ngại ngần tuyên bố “tự do hàng hải chưa từng bị cản trở”.
Trong bài phát biểu sáng 5/6 tại diễn đàn an ninh cấp cao Shangri-La, ông Lương nhấn mạnh "chỉ bằng cách ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi ích cốt lõi cũng như những mối quan tâm lớn của nhau” mới có thể khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương “thực sự tìm thấy hòa bình lâu dài, ổn định và hòa hợp”.
Tuy nhiên, xâu chuỗi hàng loạt vụ việc xảy ra từ tháng 3 tới nay trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, người ta đã không còn ngạc nhiên hay thắc mắc chuyện Trung Quốc nói vậy mà không phải vậy.
Vẻn vẹn trong vòng một tuần, Philippines đã chuyển lời phản đối tới đại sứ quán Trung Quốc ở Manila về các hoạt động ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
Một tuần hai lần Philippines phản đối
Ngày 4/6, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) trong tuyên bố đăng trên trang web của họ rằng; “Các hành động của tàu Trung Quốc đã cản trở hoạt động đánh bắt cá bình thường và hợp pháp của ngư dân Philippines trong khu vực và làm suy yếu hòa bình, ổn định của khu vực”. Trước đó, chính phủ Phillippines đã nhận được báo cáo về vụ một tàu Trung Quốc bị cáo buộc nổ súng vào ngư dân Philippines.
Ngày 31/5, Manila đã triệu tập đại diện đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc phát hiện ra tàu hải giám, tàu hải quân Trung Quốc khi các tàu này tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng một số cột trụ và thả phao ở gần Iroquois Bank. Iroquois Bank nằm ở phía tây nam Reed Bank. Theo DFA, thì đây là khu vực nằm “trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”.
Theo Thời báo Manila, trong vòng chưa đầy 4 tháng qua, Manila đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.
Mâu thuẫn là, vụ việc tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu, dựng cột trụ và thả phao ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông lại xảy ra đúng vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ở thăm Manila. Trong cuộc gặp ấy, ông Aquino đã cảnh báo ông Lương rằng, những cáo buộc xâm nhập và đụng độ ở các hòn đảo tranh chấp tại khu vực Biển Đông có thể dẫn tới nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực; rằng quan điểm của Philippines là các quốc gia nên tập trung vào sự thịnh vượng của khu vực để tháo gỡ căng thẳng.
Quan chức Trung Quốc trong cuộc gặp đã nhất trí với quan điểm trên và khẳng định, họ sẽ chuyển tải thông điệp tới “lãnh đạo nhà nước”.
Tại cuộc tiếp xúc trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và người đồng cấp Trung Quốc còn cam kết tránh “các hành động đơn phương có thể gây báo động và tập trung vào một giải pháp hòa bình” cho tranh chấp ở Biển Đông.
Tuyên bố thì như thế. Nhưng hành động và ứng xử ngay sau đó của Trung Quốc, đến mức trong một tuần Philippines phải hai lần lên tiếng phản đối nước này đã cho thấy cái sự "nói một đằng, làm một nẻo" của Trung Quốc.
“Chiến thuật tàu hải giám”
Chiều 3/6, bên lề Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc tiếp xúc song phương. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng do việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ông Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”, ông Lương nói. Ông khẳng định: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”.
Trở lại vụ việc tàu hải giám Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Đúng như lời ông Lương khẳng định là quân đội Trung Quốc không hề can dự vào sự việc. Song cần nhớ rằng, tàu Bình Minh 02 đã bị các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Hải giám - một trong năm tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ. Và theo phân tích của Strategy Pages, một trang tin chuyên về quân sự của Mỹ thì, Trung Quốc đang thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng đặc quyền kinh tế hoặc các vùng biển tranh chấp; rằng, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Trung Quốc muốn tuyên bố họ là nạn nhân.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông đã khiến Mỹ phải lên tiếng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.
Tại Đối thoại Shangri-La, ông Gates nói: “Tôi e là nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”.
Một lần nữa, “câu thần chú” Trung Quốc tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “phát triển hòa bình” bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm vai trò bá quyền, sẽ lại cần thời gian và hành động thực tế minh chứng!
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với một đất nước có sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực. |
-
Thái An
Trung Quốc lại vừa lên tiếng đòi Việt Nam thực hiện “các nỗ lực nghiêm túc” để giải quyết tranh cãi mới xảy ra ở Biển Đông.
Mạng Mysinchew vừa dẫn lời người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với báo chí rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với quần đảo Trường Sa và lãnh hải gần đó. Trung Quốc và Việt Nam nhiều lần đã đạt được sự đồng thuận quan trọng về cách xử lý phù hợp các vấn đề hàng hải và duy trì ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ có các nỗ lực nghiêm túc để thực hiện những đồng thuận liên quan”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi Ảnh: Newsradio
Về vụ việc mới xảy ra ở Biển Đông, hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo chiều ngày 29/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định: Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo bà Nguyễn Phương Nga thì: “Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp".
Tính tới hôm nay, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ít nhất ba lần lên tiếng bênh vực hành động của tàu hải giám. Ngày 29/5, người phát ngôn Khương Du của bộ này nói: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.
Giống như mọi tuyên bố sau khi xảy ra những tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan, bà vẫn khẳng định: "Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”.
Sau đó, chiều 31/5, trong cuộc họp báo thường kỳ, bà lại cho rằng, Việt Nam cần tránh tạo “những sự cố mới” tại Biển Đông. Bà còn nhấn mạnh: "Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”. Thậm chí, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.
Cũng trong thời gian gần đây, đáp trả việc Philippines lên tiếng về việc các tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói: "Tôi không biết về điều này. Những gì tôi muốn nhấn mạnh là các công ty Trung Quốc có liên quan thực hiện các hoạt động kinh tế ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc là hoàn toàn bình thường”.
Hôm 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á. “Tôi e rằng nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á.
Thái AnCuộc cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung có thể đứng đằng sau sự gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuần trước, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ việc các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí một tàu thăm dò Việt Nam khi tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của họ.
Sóng Biển Đông trong tâm hồn Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung bàn về Biển Đông
Biển Đông: Doanh nhân Philippines vào cuộc
|
Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông Ảnh: THX |
Báo Csmonitor của Mỹ mới đăng tải bài viết của tác giả Simon Montlake.
Đã gần một năm trôi qua kể từ khi Mỹ bước vào cuộc tranh cãi gay gắt giữa Trung Quốc và các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực về những hòn đảo giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông, căng thẳng lần nữa lại gia tăng.
Kể từ tháng 3, cả Việt Nam và Philippines đã chỉ trích về hành động gây hấn của các lực lượng Trung Quốc tại Biển Đông. Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc duy trì gia tăng sức mạnh quân sự để có thể phô diễn nhiều hơn sức mạnh hải quân ở một khu vực đại dương mà Hải quân Mỹ từ lâu nắm giữ ưu thế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm thứ Sáu đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại một hội nghị an ninh ở Singapore. Trước đó một ngày, ông nói với báo chí rằng: “Chúng tôi không cố gắng hạn chế Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trước những căng thẳng gần đây, các nhà phân tích nói rằng, Trung Quốc bắt đầu “giảm nhẹ” cách hành xử và nối lại những nỗ lực ngoại giao để lôi kéo các láng giềng. Kiểu gây hấn của Trung Quốc bắt đầu ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sử dụng một diễn đàn an ninh khu vực ở Việt Nam vào tháng 7 năm ngoái để khẳng định Mỹ có lợi ích chiến lược ở Biển Đông và đề xuất làm trung gian cho các cuộc hội đàm hòa bình.
Trong khi đề xuất ấy chưa được tính tới, sự can thiệp của Mỹ đã khiến Bắc Kinh “điều chỉnh” lại lập trường, Susan Shirk, nguyên một nhà ngoại giao Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Xung đột và Hợp tác Toàn cầu ở Đại học California, San Diego nói. Khi sức mạnh quân sự gia tăng, Trung Quốc muốn tránh xu hướng nghiên về Mỹ trong khu vực. “Sự hiệu chỉnh này là nỗ lực trở về các tiếp cận thực tế và hợp tác hơn mà Trung Quốc đã theo đuổi kể từ những năm 1990”, bà cho biết.
Điểm hỏa
Tuy nhiên, các chính phủ trong khu vực không có được nhiều tiến triển trong việc giải quyết tuyên bố chủ quyền chồng lấn với hai chuỗi đảo chính ở Biển Đông. Năm 2002, ASEAN đã ký với Trung Quốc bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và coi đây là cách để làm dịu căng thẳng. Tuy nhiên, các cuộc hội đàm sau đó để đạt được sự nhất trí về những quy tắc đã không thành bởi những chỉ trích ASEAN không thống nhất để hành động.
Các nhà ngoại giao châu Á cho rằng, Trung Quốc cố tách biệt những nước yếu hơn và ngăn chặn một quan điểm chung về Biển Đông. Năm trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khẳng định “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông chỉ làm phức tạp hóa và khó giải quyết các tranh cãi.
Ngoại trưởng Indonesian Marty Natalegawa nói rằng, Indonesia – chủ tịch hiện nay của ASEAN, muốn xây dựng một bộ quy tắc hành xử vào cuối năm nay về một vấn đề đã đặt ra “mối đe dọa an ninh thực sự” với khu vực. Ông thừa nhận sự chậm trễ hơn nữa sẽ là dấu hiệu của thất bại. “10 năm thiếu những đường lối chỉ dẫn là quá nhiều”, ông nói trong một hội nghị an ninh tại Malaysia.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng, tính phức tạp của tranh chấp liên quan tới nhiều nước như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia; mục tiêu giành lấy các đảo không có người ở và nguồn tài nguyên dầu khí chưa khai thác đã ngăn cản nỗ lực đưa ra một giải pháp nhanh chóng. Thay vào đó, Biển Đông trong một thời gian dài tồn tại như một “điểm hỏa” trong khi các nước tiếp tục thăm dò đáy biển để tìm ra bao nhiêu nguồn dầu khí có thể thu được. Ước tính về kích cỡ và giá trị nguồn tài nguyên ấy là rất khác nhau.
Có thêm nữa cạnh tranh Mỹ - Trung?
Không phải tất cả đều hoan nghênh việc Mỹ can thiệp ở Biển Đông. Hashim Djalal, cựu đặc phái viên Indonesia về ngoại giao hàng hải, người đã chủ trì các cuộc hội đàm không chính thức với đại diện từ Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tỏ ra thận trọng với khả năng xảy ra cạnh tranh vị trí siêu cường tại ASEAN. “Mỹ bị xem như là mối đe dọa với Trung Quốc. Và đó là sự đối đầu”, ông nói.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh sự trung lập của họ trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng giới phân tích cho rằng, khó có thể gỡ rối những căng thẳng trong vấn đề chủ quyền nếu tồn tại cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung. Năm trước, một tuyên bố về chính sách mà Ngoại trưởng Mỹ Clinton đưa ra xuất hiện sau một cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra Trung Quốc và tàu thăm dò hải quân Mỹ hoạt động ở gần căn cứ tàu ngầm Trung Quốc tại Hải Nam. Khi ấy, Trung Quốc nói tàu Mỹ do thám trong vùng đặc quyền của họ.
Trong quá khứ, Philippines và Việt Nam đã từng tiến hành thăm dò dầu khí chung với các tàu Trung Quốc ở vùng lân cận các đảo tranh chấp. Tuy nhiên, sứ mệnh chung này không dẫn tới bất kể một thỏa thuận nào về việc sẽ khai thác trữ lượng dầu khí ra sao do không đạt được sự đồng thuận về cách thức tiến hành.
Như Euan Graham, chuyên gia về an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nam Dương ở Singapore phân tích: “Với Trung Quốc, không có lý do gì phải tiến tới phát triển chung (các khu khai thác dầu). Họ có thể đủ khả năng để chơi một cuộc chơi dài”.
Thái An (Theo Csmonitor)- Đề nghị ông cho biết, Việt Nam có tiếp tục thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp hay không? Quân đội Việt Nam sẽ có biện pháp nào để bảo vệ hoạt động này?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò.
Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này.
- Việt Nam có tính tới việc tăng cường các đơn vị Hải quân ở các khu vực xảy ra căng thẳng gần đây hay không?
Việc tăng cường hải quân của chúng tôi diễn ra theo một kế hoạch đã diễn ra từ trước. Tuy nhiên chúng tôi chưa cho rằng sự việc quá nghiêm trọng đến mức là phải tăng cường một cách đột xuất. Chúng tôi kiên trì và tin rằng có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Trong đó tiếng nói của báo chí, của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng.
- Ông có nghĩ rằng các thành viên của ADMM+ không có tranh chấp chủ quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông có thể giúp làm giảm căng thẳng cũng như giải quyết vấn đề Biển Đông?
Tôi cho rằng các diễn đàn đa phương rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của thế giới đối với các hành vi của các quốc gia.
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á. Một trong những bước tăng cường đó là bố trí thêm tàu ở vùng Singapore. Tôi muốn biết Việt Nam có hoan nghênh thông tin này không?
Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapore. là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh.
- Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho cộng đồng quốc tế. Liệu việc mở của đó có đồng nghĩa với việc cho phép tàu quân sự của Mỹ, Nga và các quốc gia khác vào cảng Cam Ranh hay không?
Vịnh Cam Ranh thì trước hết chúng tôi đã tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự và trú đóng tàu quân sự ở đấy. Một phần ở Vịnh Cam Ranh chúng tôi sẽ xây dựng thành căn cứ Hải quân của Việt Nam . Còn một phần thì sẽ xây dựng thành một khu dịch vụ, kỹ thuật, hậu cần cho tàu quân sự và dân sự của tất cả các nước sử dụng. Khi đó, khu dịch vụ, kỹ thuật và hậu cần sẽ đón tàu của tất cả các nước vào sữa chữa, làm dịch vụ hậu cần theo luật pháp quốc tế và luật Việt Nam.
Trung Phương (từ Shangri - La, Singapore)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét