25/07/2011 17:55
(VTC News) - Trên quan điểm của một thủy thủ tàu ngầm, sự “thèm khát” độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là năng lượng, thủy sản, mà ở đó còn là chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Đó là nội dung bài viết “Why China Wants South China Sea” trên tờ The Diplomat của tác giả Tetsuo Kotani, nghiên cứu sinh đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Okazaki Nhật Bản.
Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu.
Trong nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này đối với châu Á, nhà phân tích địa chiến lược Nicholas Spykman đã từng mô tả Biển Đông như “Địa Trung Hải của châu Á”. Gần đây nhất, Biển Đông cũng đã được gọi là “Caribê của Trung Quốc”. Và, cũng như Italia và Mỹ đã kiểm soát Địa Trung Hải và Caribê, Trung Quốc hiện đang tìm cách thống trị Biển Đông.
Rõ ràng các tuyên bố chủ quyền và sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc đang làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở vùng biển này. Mặc dù phần lớn sự chú ý tập trung vào sự thèm khát các nguồn tài nguyên thủy sản và năng lượng của Bắc Kinh nhưng theo quan điểm của một thủy thủ tàu ngầm, vùng biển này là một phần trong chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Và nếu không hiểu rõ quy mô hạt nhân của các tranh chấp ở Biển Đông, sự bành trướng trên biển của Trung Quốc không có ý nghĩa gì cả.
Tàu ngầm JL-1 (SLBM) của Trung Quốc |
Sở hữu sự răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy là một ưu tiên trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Hạ mẫu 092 được trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm JL-1 (SLBM) của Trung Quốc chưa từng tiến hành hoạt động tuần tra răn đe trên biển Bột Hải kể từ khi tàu ngầm này được đưa vào hoạt động trong những năm 1980.
Tuy nhiên, Trung Quốc sắp có khả năng tấn công thứ hai đáng tin cậy khi nước này đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm thế hệ hai JL-2 có tầm bắn ước tính 8.000km cùng với DF-31 và DF-31A, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể cơ động trên mặt đất (ICBM). Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch đưa vào hoạt động tới 5 chiếc tàu ngầm lớp Tấn mẫu 094 được trang bị các tên lửa JL-2 và đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở dưới nước ở đảo Hải Nam trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc sắp có khả năng tấn công thứ hai đáng tin cậy khi nước này đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm thế hệ hai JL-2 có tầm bắn ước tính 8.000km cùng với DF-31 và DF-31A, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể cơ động trên mặt đất (ICBM). Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch đưa vào hoạt động tới 5 chiếc tàu ngầm lớp Tấn mẫu 094 được trang bị các tên lửa JL-2 và đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở dưới nước ở đảo Hải Nam trên Biển Đông.
Rõ ràng là Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để kiểm soát Biển Đông như Liên Xô trước đây đã từng làm ở biển Okhotsk trong thời Chiến tranh Lạnh. Trước đó, Liên Xô đã từng sử dụng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) nhằm chống lại khả năng triển khai các ICBM của Mỹ ở trên mặt đất. Sự cần thiết phải đảm bảo lực lượng phòng thủ trước các cuộc tấn công và sự cần thiết phải có sự chỉ huy và kiểm soát hiệu quả cũng đồng nghĩa rằng SSBN của Liên Xô phải được triển khai gần với nước này và được trang bị các tên lửa tầm xa để tấn công Mỹ.
Cùng với biển Barents, Mátxcơva ưu tiên biến biển Okhotsk thành nơi trú ẩn an toàn cho các SSBN bằng cách cải thiện sự phòng thủ về vật chất cho quần đảo Kuril và tăng cường Hạm đội Thái Bình Dương đóng ở Vladivostok. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô triển khai 100 tàu ngầm, cùng với 140 tàu chiến, trong đó có một tàu sân bay lớp Kiép, để bảo vệ lực lượng bảo đảm này ở biển Okhotsk.
Cũng giống như vậy, Trung Quốc cần đảm bảo lực lượng bảo đảm này trên Biển Đông và thay đổi chiến lược và học thuyết hàng hải một cách phù hợp. Hiện nay, các chức năng chiến tranh chủ chốt của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gồm: 1) bảo đảm các con đường tiếp cận trên biển tới Đài Loan; 2) tiến hành các chiến dịch ở phía Tây Thái Bình Dương để không cho các lực lượng thù địch tự do hành động; 3) bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của Trung Quốc; và 4) chặn các tuyến giao thông đường biển của kẻ thù.
Với việc đưa vào sử dụng tàu ngầm mẫu 094, việc bảo vệ các SSBN của Trung Quốc sẽ trở thành một chức năng quan trọng khác của Hải quân Trung Quốc, và chức năng này sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải tiêu diệt các lực lượng chống tàu ngầm chiến lược thù địch và chấm dứt sự kháng cự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.
Khả năng chống xâm nhập của Trung Quốc, nhất là đối với các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân êm hơn, có thể được sử dụng để chống lại các chiến dịch tấn công chống tàu ngầm của kẻ thù. Các tàu sân bay của Trung Quốc, khi được đưa vào hoạt động, sẽ được triển khai ở Biển Đông để buộc các nước láng giềng cùng tuyên bố chủ quyền phải câm lặng.
Với việc đưa vào sử dụng tàu ngầm mẫu 094, việc bảo vệ các SSBN của Trung Quốc sẽ trở thành một chức năng quan trọng khác của Hải quân Trung Quốc, và chức năng này sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải tiêu diệt các lực lượng chống tàu ngầm chiến lược thù địch và chấm dứt sự kháng cự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.
Khả năng chống xâm nhập của Trung Quốc, nhất là đối với các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân êm hơn, có thể được sử dụng để chống lại các chiến dịch tấn công chống tàu ngầm của kẻ thù. Các tàu sân bay của Trung Quốc, khi được đưa vào hoạt động, sẽ được triển khai ở Biển Đông để buộc các nước láng giềng cùng tuyên bố chủ quyền phải câm lặng.
Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc |
Chiến lược này đã từng áp dụng gần hai thập kỷ trước tại thời điểm Trung Quốc bắt đầu bao vây Biển Đông để lấp đi khoảng trống quyền lực do việc Mỹ rút lực lượng quân sự ra khỏi Philippines vào năm 1991. Trung Quốc tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền “mang tính lịch sử” đối với tất cả các đảo nhỏ, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và gần 80% trong tổng số 3,5 triệu km2 vùng biển chạy dọc theo đường 9 đoạn hình chữ U mặc dù không có cơ sở pháp lý quốc tế nào để làm như vậy.
Các hòn đảo nhỏ này có thể sử dụng làm các căn cứ không quân và hải quân cho các hoạt động tình báo, theo dõi và do thám, và là các căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với các phần sâu hơn trên Biển Đông để xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm được trang bị các tên lửa đạn đạo và các tàu khác.
Trung Quốc diễn giải Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) một cách độc đoán và không chấp nhận các hoạt động quân sự của các tàu và máy bay nước ngoài trên lãnh hải của nước này.
Các hòn đảo nhỏ này có thể sử dụng làm các căn cứ không quân và hải quân cho các hoạt động tình báo, theo dõi và do thám, và là các căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với các phần sâu hơn trên Biển Đông để xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm được trang bị các tên lửa đạn đạo và các tàu khác.
Trung Quốc diễn giải Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) một cách độc đoán và không chấp nhận các hoạt động quân sự của các tàu và máy bay nước ngoài trên lãnh hải của nước này.
Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm thống trị Biển Đông của Trung Quốc đang gặp phải những thách thức lớn. Sự quyết đoán của Trung Quốc không chỉ thổi bùng sự thù hận từ các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác mà còn làm gia tăng quan ngại của các nước cũng đi lại trên biển khác như Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Trên hết, không giống như biển Okhotsk, Biển Đông được coi là tuyến hàng hải quan quốc tế được thừa nhận. Bên cạnh đó, do các tên lửa JL-2 không thể vươn tới Los Angeles từ Biển Đông, các tàu ngầm mẫu 094 cần phải đi vào biển Philíppin, nơi Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản đang tiến hành các chiến dịch chống tàu ngầm cường độ cao.
Để làm yên lòng các nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đối thoại và tham vấn với các nước này kể từ những năm 1990. Một kết quả là Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi các giải pháp hòa bình thông qua đối thoại. Tuy nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng ký kết một bộ quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc.
Để đối phó với sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở các vùng biển tranh chấp và tăng cường quan hệ với Mỹ, với sự hiện diện của Mỹ được cả hai nước coi như là phương pháp răn đe rõ ràng nhất.
Về phần mình, Mỹ đã phản đối hành động quyết đoán của Trung Quốc tại nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của nước này đối với quyền tự do hàng hải. Gần đây, Mỹ đã thông báo triển khai các tàu chiến ven biển ở Singapore với hy vọng rằng sự hiện diện của chúng sẽ làm tăng tác dụng răn đe đối với sự quyết đoán của Trung Quốc, giống như Anh triển khai các tàu HMS Prince of Wales và HMS Repulse ở Gibraltar nhằm răn đe Nhật Bản trước đây.
Mặt khác, do các tuyên bố chủ quyền quá mức của Trung Quốc đã dẫn tới các sự cố như đã từng xảy ra năm 2001 với máy bay do thám EP-3 và năm 2009 với tàu USS Impeccable, Mỹ đang tìm kiếm thỏa thuận về biển với Trung Quốc. Mặc dù vậy, Trung Quốc không quan tâm tới bất cứ những gì như vậy bởi vì một thỏa thuận sẽ bào chữa cho sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông.
Ấn Độ là một nước có vai trò quan trọng khác ở Biển Đông. Niu Đêli sẽ sớm đưa vào sử dụng tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên Arihant và có kế hoạch xây dựng hai chiếc tàu tương tự khác bằng cách phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa K-4. Tuy nhiên, cho đến khi Ấn Độ thành công trong việc phát triển SLBM tầm xa, các tàu ngầm của nước này sẽ cần phải hoạt động trên Biển Đông để chĩa mũi nhọn vào Bắc Kinh.
Australia cũng quan ngại về tình trạng căng thẳng trong khu vực này. Sự ổn định ở Đông Nam Á trong “các con đường tiếp cận phía Bắc” của Australia được các nhà hoạch định chính sách nước này coi là đặc biệt quan trọng như việc một quốc gia thù địch có thể phô trương quyền lực với Australia hay đe dọa các tuyến thương mại đường biển và tuyến đường cung cấp năng lượng cho nước này. Kết quả là người ta hy vọng Australia sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Bắc nước này, đồng thời cho phép quân đội Mỹ tiếp cận lớn hơn với các căn cứ quân sự của nước này.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng có các quan tâm mang tính chiến lược của nước này đối với Biển Đông, vốn là một tuyến đường biển cực kỳ quan trọng bởi vì khoảng 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của nước này đang được vận chuyển qua tuyến đường này. Cán cân quyền lực ở Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản, gồm biển Hoa Đông và biển Philippines. Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc thành công trong việc đạt được khả năng tấn công thứ 2 trên biển bằng cách thống trị Biển Đông, điều đó sẽ làm suy yếu sự tin cậy vào khả năng răn đe mở rộng của Mỹ.
Nhật Bản đã công bố Đại cương chương trình quốc phòng mới hồi tháng 12/2010, trong đó kêu gọi tăng cường các hoạt động tình báo, giám sát và do thám dọc theo chuỗi đảo Ryukyu và tăng cường hạm đội tàu ngầm. Trong cuộc gặp 2+2 (giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao) của Nhật Bản và Mỹ ở Wasington gần đây, Tokyo và Washington đã đưa việc duy trì an ninh đường biển và tăng cường quan hệ với ASEAN, Australia và Ấn Độ vào các mục tiêu chiến lược chung giữa hai nước.
Tất cả điều này cũng đồng nghĩa rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trên biển “Okhotsk của Trung Quốc”. Trung Quốc càng tìm cách thống trị tuyến đường biển quốc tế này, nước này càng vấp phải sự thù địch. Để tránh làm tình hình trở nên tồi tệ thêm, Trung Quốc cần phải thay đổi các tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn cho phù hợp với UNCLOS (và Mỹ cần gia nhập UNCLOS ngay lập tức). Chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục cách hành xử quyết đoán, các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản để thiết lập một hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm trong khu vực.
Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc có trách nhiệm, các quốc gia khác trong khu vực cũng cần tìm cách hợp tác. Nơi nào có khả năng thì cần theo đuổi việc hợp tác khai thác các vùng biển tranh chấp, và nguy cơ cướp biển ngày càng gia tăng ở Biển Đông cho thấy một vấn đề khác để các quốc gia có thể phối hợp với nhau. Trong khi đó, các nước trong khu vực cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về an ninh trên biển tại các diễn đàn như Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á.
Sẽ là không dễ dàng nhưng việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử là cơ hội tốt nhất để tránh một cuộc xung đột vũ trang.
Theo The Diplomat
Văn Cường (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét