Thứ sáu 15/07/2011 12:13
Chặt đầu rồng đá để lấy ngọc trong đôi mắt rồng. Đó là một trong số 2 giả thiết mà xưa nay người ta vẫn nghi hoặc về việc tại sao đôi rồng chầu nằm chính tâm thành nhà hồ bị mất đầu. Có giả thiết cho rằng giặc Minh đã bí mật chặt đứt đầu rồng để triệu về báo công. Có người lại cho rằng do đôi mắt rồng được làm bằng bích ngọc giá trị nên đã bị kẻ tham phạt phéng đầu ôm về đục ngọc. Lại có chuyện nói rằng trẻ chăn trâu nó thấy nằm phơi sương phơi nắng giữa đồng nên mỗi khi nghịch ngợm lấy đá ghè vào đầu thế là gãy bay.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giả thiết nào thuyết phục, thành nhà Hồ thì vẫn trơ gan cùng thời gian, với lũ trẻ chăn trâu. Giờ có cả người “cai quản” thành đá đồ sộ này vì đã trở thành di tích lịch sử quốc gia nhưng cũng không đủ sức nhòm ngó nên sự đổ vỡ không chỉ đối với đầu rồng quý giá mà ngay cả những phiến đá to thô lố, vuông chằn chặn hàng chục tấn cũng bị lăn lóc, vỡ tan. Khu nội thành, ngoại thành giờ là đồng ruộng, bãi chăn trâu bò thì khó mà giữ được những giá trị lịch sử kiến trúc hoành tráng này.
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là Thành Tây Đô, Thành An Tôn, Thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là được công nhận di sản văn hóa thế giới đầu năm 2011.
Năm 1397, trước nguy cơ đất nước xảy ra chiến tranh với nhà Minh, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía tây về và sông Bưởi chảy tới.Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận: La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, có chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Đây là công trình có nhiệm vụ bảo vệ nội thành. Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ gần vuông, với hai mặt đông-tây dài 883,5m, hai mặt nam-bắc dài 870,5m, với diện tích khoảng 769.086m2.
Đôi rồng bị cụt đầu ngày nay nằm chính tâm di tích Thành nhà Hồ
Cổng thành phía Đông
Nhiều đoạn tường đá bị đổ lăn lóc
Đoạn tường thành phía Nam
Cổng thành phía Tây
Bức tường thành nhiều đoạn đã bị đổ
Cổng chính phía nam của Thành nhà Hồ với chiều cao 10m, rộng 38m được ghép bằng những phiến đá xanh
Từ cổng phía Nam nhìn sang cổng phía Bắc thành
Giờ vừa là di sản thế giới vừa là bãi chăn bò của trẻ mục đồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét