Trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez thông báo các chuyên gia luật pháp của ASEAN sẽ nhóm họp ở Manila vào tháng 9 để thảo luận về đề xuất này.
“Mục đích cuối cùng là để 10 nước trong khối ASEAN, và sau đó là Trung Quốc, chấp thuận đề xuất nhằm vạch rõ những khu vực có tranh chấp trong vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này”, người phát ngôn nói.
“Nếu chúng ta có thể xác định được những điểm tranh chấp đó, chúng ta có thể có một kế hoạch phát triển chung cho những khu vực này.”
Đại diện Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh: “Các khu vực không có tranh chấp thì đương nhiên thuộc quyền quản lý của quốc gia có chủ quyền tại đó”.
Philippines đưa ra ý kiến trên trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực tố cáo Trung Quốc có thái độ gây hấn ở vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.
Tàu của Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với mục đích biến khu vực không có tranh chấp thành nơi có tranh chấp.
Tuần trước, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuật về bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC).
Tuy nhiên, Trung Quốc lâu nay vẫn luôn bác bỏ các nỗ lực giải quyết các tranh chấp này bằng đường lối đa phương và muốn giải quyết các cuộc tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, trong khi các nước hội viên ASEAN đã và đang tìm cách đoàn kết để dựa vào sức mạnh tập thể.
Theo người phát ngôn Philippines, nếu đề xuất của Manila thu hút chú ý của các bên, thì đề nghị xác định các vùng biển có tranh chấp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tiếp ở cấp cao hơn và sau đó sẽ được trình lên cấp ngoại trưởng ASEAN.
Bước thách thức kế tiếp sẽ là đưa Trung Quốc đến bàn thương lượng, ông Raul Hernandez nói.
Tuy nhiên, người phát ngôn xác nhận “thuyết phục Trung Quốc đồng thuận với kế hoạch này “không phải là việc dễ làm”.
“Chúng ta hy vọng rằng Trung Quốc sẽ lắng nghe tiếng nói của ASEAN và thậm chí cả của cộng đồng quốc tế”, ông Hernandez nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 29.7 nhấn mạnh: “Nếu xác định rõ các khu vực tranh chấp, chúng ta có thể cùng phát triển những khu vực này”. Phân định đâu là vùng tranh chấp và đâu là vùng thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của các quốc gia được xem là một việc quan trọng để tránh ý đồ nhập nhằng và các hành động xâm lấn của một số bên. AFP dẫn lời ông Hernandez cho hay kế hoạch trên sẽ được chuyên gia pháp lý của các nước ASEAN thảo luận tại Manila vào tháng 9. Theo ông, nếu được các chuyên gia thống nhất, kế hoạch sẽ được đưa lên bàn hội nghị của các quan chức cấp cao ASEAN, sau đó tới các ngoại trưởng ASEAN và cuối cùng là Trung Quốc. “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ lắng nghe tiếng nói của ASEAN cũng như của cộng đồng quốc tế”, ông Hernandez nói.
|
Động thái của Philippines được đưa ra hơn một tuần sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua các hướng dẫn thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) tại Bali, Indonesia. Các nhà phân tích cho rằng đây là một dấu hiệu tích cực trong tiến trình giải quyết tranh chấp ở biển Đông nhưng Trung Quốc sẽ không dễ dàng thay đổi thái độ trong chuyện này. Báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản vừa qua có bài xã luận kêu gọi nước này và Mỹ hợp tác với ASEAN trong việc yêu cầu Trung Quốc đồng ý xây dựng các quy định có hiệu quả hơn.
Cùng với những hành động đơn phương ở trên biển Đông trong thời gian qua, các động thái mới đây của Trung Quốc có thể khiến cộng đồng quốc tế thêm lo ngại. Ngày 28.7, Đài truyền hình T.Ư Trung Quốc dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cảnh Nhạn Sinh cho hay Bắc Kinh tiếp tục nghiên cứu phát triển tàu sân bay “nhằm tăng cường năng lực quốc phòng”.
Trung Quốc chặn tàu Hàn Quốc ở biển Hoa Đông Tờ Dong-a Ilbo dẫn nguồn tin giấu tên cho hay Trung Quốc đã đưa tàu đến để ngăn chặn một tàu Hàn Quốc đang hoạt động ở vùng biển quanh đảo đá ngầm tranh chấp Ieo (Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu) ở biển Hoa Đông. Hôm 23.7, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết con tàu này đang trục vớt một tàu chở than đá chìm tại vùng biển nói trên. Theo đó, trong các ngày 13.6, 2 và 5.7, Trung Quốc đưa tàu tới khu vực và cảnh báo tàu Hàn Quốc phải rời khỏi. Sau khi được thông báo, cảnh sát biển Hàn Quốc đã điều một tàu tuần tra đến Ieo/Tô Nham Tiêu. |
Văn Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét