Trung Quốc quay cuồng săn tìm dầu

Nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 5 tiếp tục gần đạt tới mức kỷ lục 9,3 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê của Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC).
Trong năm 2010, tiêu thụ dầu của Trung Quốc tăng 11% so với cùng kỳ năm trước ở mức trung bình 9,2 triệu bpd. Mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 4 với 9,36 triệu bpd.
Theo giới phân tích, cơn khát dầu Trung Quốc có thể giảm tốc giữa những dấu hiệu "nguội dần" của nền kinh tế. Ước tính tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2011 ở mức 9 -9,5% thay vì mức 10%-10,5%. Trong tháng 6, nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm ở xuống thấp nhất trong vòng 8 tháng ở con số 5,7% so với tháng trước và 11,5% với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, trừ khi nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn ngừng chạy, nếu không sự sụt giảm chỉ giống như đốm sáng tạm thời.
Trong 4,8 triệu bpd mà Trung Quốc nhập khẩu năm ngoái (52% tổng tiêu thụ dầu của nước này), gần một nữa đến từ Trung Đông. Ảrập Xêút, Iran, Oman, Kuwait và Iraq chiếm khoảng 45% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010.
Sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu ước tính sẽ gia tăng, với những nguồn cung mới đặc biệt đến từ đường bộ ở chính châu Á - điều mà các nhà hoạch định an ninh năng lượng tin là đỡ rủi ro hơn các nguồn cung đường biển như tuyến vận chuyển qua Eo biển Malacca.
Ví dụ, từ đầu năm nay, Nga bắt đầu vận chuyển dầu sang Trung Quốc thông qua hệ thống ống dẫn Skovorodino - Đại Khánh, một nhánh của dự án Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) mà Trung Quốc đã cho Nga vay 25 tỉ USD đầu năm 2009. ESPO khởi nguồn cách Trung Quốc 4.800 km tại vùng Irkutsk.
Khi Nga bắt đầu xây dựng mạng lưới Skovorodino với khoản vay của Trung Quốc, thì Trung Quốc đã xây dựng đường sắt nối từ biên giới Nga tới Đại Khánh. Tháng trước, phó Thủ tướng Nga Igor Sechin tuyên bố, việc vận chuyển dầu có thể gia tăng để cung cấp cho một nhà máy lọc dầu liên doanh giữa Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhà máy này được cho là đang trong quá trình xây dựng gần Bắc Kinh với công suất 260.000 bpd, và Nga dự kiến cung cấp hơn 2/3 tổng số.
Theo cơ quan Năng lượng Quốc tế tại Paris, dự án hợp tác này là một phần của nỗ lực thúc đẩy gia tăng gấp bội công suất lọc dầu quốc gia Trung Quốc (hiện tại là 10 triệu bpd) vào 2016. Các cuộc đàm phán cũng được tiến hành với Tập đoàn Dầu khí Kuwait cho một nhà máy lọc dầu 300.000 bpd ở tỉnh Quảng Đông, bao gồm việc xây dựng một mạng lưới bán lẻ cho phép Kuwait đạt mục tiêu xuất khẩu 500.000 bpd sang Trung Quốc.
Ảnh minh họa: yozonia
Cho dù liên doanh nhà máy lọc dầu Trung - Nga xây dựng gần Bắc Kinh, và cho dù nhu cầu tổng thể của Trung Quốc ngày một lớn, nhưng không phải tất cả dầu ESPO sẽ tới Trung Quốc. Đó là vì Nga muốn đa dạng hóa cơ sở khách hàng của mình ở nước ngoài (đặc biệt là mục tiêu Nhật Bản và Hàn Quốc) bằng cách sử dụng cảng Kozmino, cách không xa biên giới của họ với Trung Quốc và Triều Tiên.
Các công ty dầu mỏ Trùng Quốc thậm chí đã vươn xa tới cả Iraq trong công cuộc tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp.
Tổng cộng sản lượng dầu sản xuất ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc đạt 1,2 triệu bpd năm 2009, bao gồm cả dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Kazakhstan kể từ năm 2005. Đường ống dẫn đầu Kazakhstan - Trung Quốc mang theo dầu cả ở Kazakhstan và Nga, ước tính trong năm nay đạt công suất dự kiến 400.000 bpd.
Ở đây còn chứng kiến nhu cầu tiếp tục tăng mạnh với sản phẩm liên quan khí tự nhiên và mức độ nhập khẩu chất đốt đạt kỷ lục. Sự phụ thuộc vào nước ngoài còn lan rộng ra toàn bộ nguồn năng lượng bao gồm than đá - nước này trở thành nhà nhập khẩu ròng than đá trong năm 2009. Than chiếm 71% tổng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trong năm 2009, năm mới nhất với mọi con số thống kê đầy đủ. Con số thiếu 3,5 tỉ tấn cho tiêu dùng trong năm chiếm gần một nửa lượng tiêu dùng than toàn cầu, và gần gấp đôi mức tiêu thụ nội địa vào thời điểm chuyển giao của thế kỷ.
Ngoài một phần trong hàng loạt thỏa thuận năng lượng mà Trung Quốc kí kết với Nga năm 2009 bao gồm hệ thống ống dẫn ESPO, Bắc Kinh đã cho Moscow vay 6 tỉ USD trong một phần thỏa thuận nhập khẩu 15 - 20 triệu tấn than mỗi năm trong giai đoạn kéo dài tới giữa 2030.
Trung Quốc đang tiến hành những bước đề phòng rủi ro địa chính trị. Họ tìm cách khôi phục thỏa thuận đã ký kết với Myanmar năm 2009. Nhưng hệ thống ống dẫn ấy sẽ không mang theo dầu từ Myanmar, nó sẽ là một lộ trình thay thế vận chuyển dầu thô từ châu Phi và Trung Quốc thay đi vì đi qua Eo biển Malacca. Cơ quan Năng lượng Quốc tế vẫn giữ ước tính, tốc độ gia tăng nhu cầu dầu của Trung Quốc từ 2010 - 2012 chiếm hơn 1/3 mức gia tăng nhu cầu toàn cầu.
Bởi vậy, Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng nội địa trong khi vẫn gia tăng phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài về khí đốt, than đá và dầu mỏ. Tình hình địa - kinh tế đã góp phần làm tăng tầm quan trọng của các nguồn dầu khí tiềm năng trong khu vực, bao gồm cả quần đảo Trường Sa ở Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và nhiều nước khác.
* Tiến sĩ Robert M Cutler được đào tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Michigan. Ông nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học tại Mỹ, Canada, Pháp, Thụy Sĩ và Nga. Hiện ông là nhà nghiên cứu cấp cao ở Đại học Carleton, Canada.
Chị cho vào box cho em:
- Trước căng thẳng Biển Đông, Trung Quốc đã cảnh báo các bên tuyên bố chủ quyền khác ngừng mọi hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này.
- Trong tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông. Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần", giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.
- Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở. Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.
Ngài Lee Kuan Yew phát biểu về Trung Quốc
Ngài Lee Kuan Yew dù đã về hưu vẫn được tin cậy để hỏi ý kiến về Trung Quốc do ông có mối quan hệ khá gần gũi với các lãnh đạo nước này.
Tại diễn đàn "FutureChina Global Forum" hôm thứ Hai, ông đã có ý kiến cho rằng, Trung Quốc nên giữ quan hệ bình đẳng và bền vững với Mỹ trong vòng 20 đến 30 năm tới.
Trung Quốc vẫn có thể đạt được nhiều thứ từ Mỹ vì họ vẫn cần công nghệ, thị trường và bí quyết trong nhiều lĩnh vực. Sự phong phú mà Trung Quốc chưa thể đạt được đã cho nước Mỹ sức mạnh mà Trung Quốc vẫn cần cho tương lai phát triển của họ.
Ông cũng tiên đóan quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á) sẽ còn phát triển trong thập kỷ tới. Trung Quốc vẫn là thị trường vô cùng hấp dẫn mà không quốc gia nào có thể bỏ qua. Các quốc gia này sẽ đồng hành cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế 1.3 tỷ con người này. Họ sẽ đầu tư vào đó, trao đổi thương mại với nó và thu hút đầu tư từ nó. Ông cũng nhấn mạnh đó là điều Singapore sẽ làm.
Nói về tương lai của Đông Nam Á, ông nhận thấy các nước trong khu vực sẽ kết hợp với nhau để thương thảo các vấn đề với các thế lực quốc tế khác. Và chỉ có như vậy mới có sức mạnh. Các đàm phán song phương với hoặc Mỹ, hoặc Trung Quốc hay Nhật sẽ trở thành yếu thế hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, quá trình xích lại với nhau như vậy sẽ khá chậm do con đường đi của từng
nước trong 10 nước ĐNA rất khác nhau.
Châu Sa (Theo Channel NewsAsia)
  • Nguyễn Huy (Theo Atimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét