>> ARF đối mặt với các vấn đề an ninh khu vực
>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?
>> Mỹ có nên mở rộng căn cứ quân sự ở Australia?
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 các đã nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông, giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN vào hôm qua 24/7/2011 tại Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp mà theo đó có thể đe dọa tới tăng trưởng kinh tế và an ninh trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia ASEAN nhanh chóng phê chuẩn COC.
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF) tại Bali, Indonesia đã kết thúc hôm 23/7/2011. |
Theo hãng tin AFP, sau khi kết thúc Diễn đàn Khu vực ASEAN ARF 18, Mỹ đã ngay lập tức lên án và cảnh báo những hành động "đe dọa" tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này nhằm giải quyết những tranh chấp đe dọa tới hoạt động thông thương hàng hải trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, thỏa thuận giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á về hướng dẫn thực thi tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC mới chỉ là bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới việc thông qua DOC và xây dựng một quy tắc mang tính ràng buộc hơn.
Theo Ngoại trưởng Hillary Clinton, cần có nhiều cuộc thương lượng cụ thể hơn nữa để giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt giữa các bên liên quan như Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo rằng những tranh chấp này không nằm ngoài tầm kiểm soát.
Bà Hillary Clinton cũng nhấn mạnh rằng, khoảng một nửa hoạt động thương mại toàn cầu đi là qua Biển Đông, do đó cộng đồng quốc tế có trách nhiệm tại vùng biển này và Trung Quốc không có quyền từ chối trách nhiệm quản lý chung của cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, tất cả các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ được xác định rõ ràng và giải quyết theo Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc, kêu gọi các bên cần nhìn nhận một cách thực tế và có trách nhiệm hơn.
Các bên cần xúc tiến những động thái tích nhằm bỏ qua những sự cố đáng tiếc như đe dọa và cắt cáp thăm dò… gần đây để hướng tới mục tiêu hòa bình và những lợi ích chung để cùng nhau phát triển. Mỹ kịch liệt phản đối và sẵn sàng dùng mọi biện pháp chống lại việc đe dọa hay gây sức ép bởi bất kỳ quốc gia nào trước tuyên bố của Mỹ.
Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, lời khẳng định trên của Ngoại trưởng Mỹ nhằm răn đe Trung Quốc, bởi trước đó Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông và sử dụng sức ép từ quốc tế để giải quyết các tranh chấp hàng hải.
Vào tuần trước, Ngoại trưởng Clinton đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bali, Indonesia. Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ vẫn khẳng định lại lập trường rằng Mỹ có một phần lợi ích quốc gia tại Biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Diễn đàn ARF 18, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng bày tỏ quan điểm phản đối hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc, ông Albert del Rosario đã không ngần ngại khi đưa ra cáo buộc rằng Trung Quốc đã có những hành động cản trở tự do hàng hải trên Biển Đông như cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, quấy rối các tàu cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng biển đã được xác định thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philipines thời gian qua.
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông tại kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa XIII
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa XIII ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam cam kết sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình, đặc biệt là chủ quyền các đảo của Việt Nam trong bối cảnh tranh cãi về tranh chấp trong khu vực.
Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ ngư dân, các hoạt động kinh tế thương mại và bảo vệ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam cũng mong muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là khu vực Trường Sa và Hoàng Sa thông qua một biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Tag: Tranh chấp biển Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét