dantri.com.vn
Chủ Nhật, 04/12/2011 - 16:56
Mặc dù đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đảng đối lập, song giới phân tích cho rằng hiện chưa có đảng phái chính trị nào ở xứ sở Bạch dương có đủ khả năng “qua mặt” được đảng Nước Nga Thống nhất (UR) cầm quyền trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia.
>> Nga bắt đầu cuộc bầu cử Hạ viện lịch sử
>> Nga bắt đầu cuộc bầu cử Hạ viện lịch sử
Bộ đôi Putin-Medvedev. (Ảnh: Reuters)
Tham gia chạy đua giành ghế đại diện trong Hạ viện khóa mới với nhiệm kỳ 5 năm (trước đây là 4 năm) có sự góp mặt đầy đủ của các “anh tài,” bao gồm 7 chính đảng hàng đầu hiện nay ở Nga. Tuy nhiên, theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất, chỉ có 4 chính đảng là UR, đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), đảng Dân chủ-Tự do Nga (LDPR) và đảng Nước Nga Công bằng (SR) có khả năng vượt qua được ngưỡng tối thiểu bắt buộc 7% số phiếu ủng hộ của cử tri.
Có lẽ không ai nghi ngờ khả năng UR - chính đảng trong suốt gần một thập kỷ qua đã "chung lưng đấu cật" cùng bộ đôi Medvedev-Putin vực dậy nước Nga vĩ đại, vốn bị suy yếu nghiêm trọng vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sẽ lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lần này. Tuy nhiên, có một thực tế rằng trong những năm gần đây, các đảng phái chính trị ở Nga cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc thu hút cử tri, làm cho đời sống chính trị ở nước này trở nên sôi động.
Sự cạnh tranh đã tạo động lực thôi thúc các đảng phái chính trị không ngừng hoàn thiện cương lĩnh hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân. Sự nỗ lực của những chính đảng luôn có ý thức tự hoàn thiện để phục vụ người dân tốt hơn khiến sự tín nhiệm của cử tri dành cho họ không ngừng gia tăng. Đảng của những người cộng sản Liên bang Nga là một minh chứng rõ nét.
Trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga năm 2007, KPRF chỉ giành được gần 12% số phiếu bầu (57 ghế), nhưng đảng này hiện được đánh giá là có khả năng giành được vị trí thứ hai với 16,7% số phiếu ủng hộ.
Sự lớn mạnh của các chính đảng khiến dư luận Nga và quốc tế đặt ra câu hỏi liệu UR cầm quyền có khả năng tiếp tục giữ được đa số ghế trong Duma khóa mới hay không? Kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga (VTsIOM) công bố ngày 28/11 cho thấy UR có khả năng chỉ giành được 53,7% số phiếu ủng hộ. Với kết quả này, UR sẽ chỉ giữ 262 ghế trong Duma Quốc gia khóa VI, thấp hơn nhiều so với 315 ghế của khóa trước, dù vẫn chiếm đa số quá bán nhưng không tạo được phe đa số tại Hạ viện.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng UR có nhiều cơ hội để lật ngược tình thế. Với sự hỗ trợ của Mặt trận Nhân dân toàn Nga (ONF), tổ chức mới được thành lập cách đây không lâu theo sáng kiến của Thủ tướng Vladimir Putin, UR sẽ có nhiều cơ hội để duy trì vị trí cầm quyền lập hiến tại Duma Quốc gia Nga khóa mới. Bên cạnh đó, việc ông Putin, người có chỉ số tín nhiệm luôn ở mức rất cao, chấp thuận đề nghị của UR làm ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 4/3/2012, cũng làm nức lòng rất nhiều cử tri Nga.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người đứng đầu danh sách UR trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia khóa VI, kêu gọi cử tri hãy bỏ phiếu cho chính đảng này cũng có nghĩa là bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống Putin. Chiến thuật biến chiến dịch vận động tranh cử thành cuộc trắc nghiệm toàn dân về tín nhiệm của cá nhân ông Putin đã được UR sử dụng rất thành công trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007.
Câu hỏi đặt ra là liệu UR có tiếp tục gặt hái được thành công khi sử dụng chiến thuật cũ trong "cuộc chơi" mới? Ông Mikhail Vinogradov, nhà phân tích chính trị người Nga, cho rằng đối với phần lớn cử tri Nga thì "Putin, UR và chính quyền là những khái niệm tương đồng," do vậy việc đề cử ông Putin làm ứng cử viên tổng thống chắc chắn sẽ làm cho sự ủng hộ của người dân Nga đối với UR tăng lên.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng cùng với bộ đôi Putin-Medvedev, trong thời gian qua, UR, với tư cách là đảng cầm quyền, đã có những đóng góp tích cực đưa "con thuyền Nga", từng có lúc chao đảo do những biến động xảy ra trên thế giới, trở lại đúng quỹ đạo phát triển.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), kinh tế Nga đã phục hồi chắc chắn. Điều đó giúp Chính phủ Nga đủ khả năng duy trì sự phát triển ổn định cho nền kinh tế đất nước, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng mới có thể xảy ra. Nga không những giành lại ảnh hưởng và uy tín trên trường quốc tế, mà còn phát huy được vai trò của mình trong những vấn đề liên quan tới hòa bình và ổn định thế giới.
Có thể coi cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga khóa VI là bài toán thử nghiệm mức độ tín nhiệm của người dân Nga đối với UR và những gì mà đảng này đã làm được trong những nhiệm kỳ qua. Cuộc bầu cử cũng là cơ hội để UR khẳng định lại sức mạnh và uy tín của mình trên chính trường Nga cũng như trên con đường chấn hưng đất nước.
Theo Dương Trí
TTXVN/Vietnam+
vtv.vn Chủ nhật, 04/12/2011, 09:50 GMT+7
Hôm nay (4/12), hơn 100 triệu cử tri Nga đã đi bỏ phiếu để bầu ra Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga khóa 6. Đây là sự kiện quan trọng của nước Nga trong năm 2011 được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.
(Nguồn ảnh: RIA Novosti) |
Cho đến giờ phút này, cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga đã được tiến hành tại tất cả 9 vùng miền với 9 múi giờ khác nhau.
Từ lúc 8 giờ ngày 4/12 (20 giờ GMT ngày 3/12), tại các khu vực Kamchatka và Chukotka thuộc vùng Viễn Đông của Nga, cử tri đã bắt đầu bỏ phiếu, trong khi cử tri tại các khu vực khác của Nga bỏ phiếu chậm hơn vài giờ.
Theo truyền thông địa phương, khoảng 55% trong số 110 triệu cử tri đủ tư cách của Nga đã tới khoảng 96.000 điểm bầu cử ở trong nước và 370 điểm bầu cử tại hơn 140 quốc gia để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.
Có tổng cộng 7 chính đảng tham gia tranh cử 450 ghế tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga năm nay, gồm Đảng Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đối lập chính (KPRF), Đảng Dân chủ -Tự do Nga (LDPR), Đảng Nước Nga Công bằng (SR), Đảng Yabloko, Đảng Sự nghiệp Cánh hữu (PD) và Đảng Những người yêu nước Nga (PR).
Theo truyền thông địa phương, khoảng 55% trong số 110 triệu cử tri đủ tư cách của Nga đã tới khoảng 96.000 điểm bầu cử ở trong nước và 370 điểm bầu cử tại hơn 140 quốc gia để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.
Có tổng cộng 7 chính đảng tham gia tranh cử 450 ghế tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga năm nay, gồm Đảng Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đối lập chính (KPRF), Đảng Dân chủ -Tự do Nga (LDPR), Đảng Nước Nga Công bằng (SR), Đảng Yabloko, Đảng Sự nghiệp Cánh hữu (PD) và Đảng Những người yêu nước Nga (PR).
Giới phân tích cho biết, Đảng Nước Nga Thống nhất hy vọng sẽ lặp lại thành công của cuộc bầu cử năm 2007, khi đảng này giành được đa số áp đảo 64,3% số phiếu ủng hộ và giữ 315 ghế trong Duma Quốc gia.
Các điểm bỏ phiếu chính thức đóng cửa vào lúc 17 giờ GMT ngày 4/12.
Theo luật bầu cử mới được sửa đổi cuối năm 2008, nhiệm kỳ của Duma Quốc gia (Hạ viện) khóa mới sẽ kéo dài 5 năm thay vì 4 năm như trước đây.
Các điểm bỏ phiếu chính thức đóng cửa vào lúc 17 giờ GMT ngày 4/12.
Theo luật bầu cử mới được sửa đổi cuối năm 2008, nhiệm kỳ của Duma Quốc gia (Hạ viện) khóa mới sẽ kéo dài 5 năm thay vì 4 năm như trước đây.
Tin liên quan:
Tác giả : Duy Nghĩa-Vân Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét