Thứ Ba, 6.12.2011 | 07:57 (GMT + 7)
Ngày 5.12, Tổng thống Peru tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực khai mỏ ở miền bắc nước này.
Tổng thống Peru Ollanta Humala. |
Lệnh tình trạng khẩn cấp này được áp dụng từ 24h ngày 4.12 (theo giờ địa phương) và kéo dài 60 ngày tại các tỉnh Cajamarca, Celendin, Hualgayoc và Contumaza thuộc bang Cajamarca. Đây là hành động nhằm đối phó với các cuộc biểu tình kéo dài suốt 11 ngày qua để phản đối dự án khai thác mỏ vàng và khoáng sản Conga trị giá 4,8 tỉ USD của Cty khai mỏ khổng lồ Newmont Mining (Mỹ).
Theo những người biểu tình, dự án mỏ Conga có thể làm ô nhiễm và thu hẹp các nguồn cung cấp nước tại 4 tỉnh trên, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn người sống tại đây. Vì vậy, họ đòi hỏi chính phủ thực hiện một cuộc nghiên cứu mới về tác hại môi trường bởi dự án mỏ này, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào năm 2015. Tháng 10.2010, Bộ Khai thác mỏ Peru đồng ý tiến hành nghiên cứu, song đến nay, chính phủ nước này vẫn chưa tỏ ra có ý định thực hiện.
Theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên, nhà chức trách Peru tại 4 tỉnh trên có thể tăng cường kiểm soát an ninh bằng quân sự, đình chỉ các quyền hợp pháp như tự do tụ tập, truy quét và bắt giữ không cần cho phép. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Humala sử dụng các quyền hạn đặc biệt để giải quyết cuộc xung đột xã hội liên quan tới ngành khai mỏ của quốc gia Nam Mỹ này.
Theo những người biểu tình, dự án mỏ Conga có thể làm ô nhiễm và thu hẹp các nguồn cung cấp nước tại 4 tỉnh trên, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn người sống tại đây. Vì vậy, họ đòi hỏi chính phủ thực hiện một cuộc nghiên cứu mới về tác hại môi trường bởi dự án mỏ này, dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào năm 2015. Tháng 10.2010, Bộ Khai thác mỏ Peru đồng ý tiến hành nghiên cứu, song đến nay, chính phủ nước này vẫn chưa tỏ ra có ý định thực hiện.
Theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên, nhà chức trách Peru tại 4 tỉnh trên có thể tăng cường kiểm soát an ninh bằng quân sự, đình chỉ các quyền hợp pháp như tự do tụ tập, truy quét và bắt giữ không cần cho phép. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Humala sử dụng các quyền hạn đặc biệt để giải quyết cuộc xung đột xã hội liên quan tới ngành khai mỏ của quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống Humala cho biết, những nhà lãnh đạo biểu tình không hề tỏ ra hợp tác để đi đến thoả thuận tối thiểu nhằm lập lại hoà bình xã hội, bất chấp đàm phán diễn ra nhiều ngày. Tuy nhiên, Thống đốc bang Cajamarca Gregorio Santos - người dẫn đầu các cuộc biểu tình - cho rằng, quyết định trên của Tổng thống Humala là sự khiêu khích không cần thiết. “Tôi cho rằng nỗ lực của ông Humala sẽ dẫn tới tình trạng đổ máu. Chúng tôi sẽ tiếp tục với cuộc chiến đấu của mình” - ông Santos khẳng định.
T.T (Theo AP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét