Lý giải động cơ khiến Nga "bênh" Syria

Cập nhật 03/12/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
 
Tình hình tại Syria dường như đã lên tới đỉnh điểm. Những lời chỉ trích chính quyền Tổng thống Bashar Assad ngày một tăng thêm, trong khi đó Nga lại là một trong số ít quốc gia phản đối các sức ép này. Tại sao Moscow vẫn do dự trong khi Liên đoàn Ả Rập yêu cầu ông Assad ra đi?


Xung đột tại Syria đã trở thành nội chiến thực sự với hơn 4000 người thiệt mạng.
Ảnh: Telegraph.
Có một vài lý do như sau.
Trước tiên, Nga đã “lĩnh hội” được từ bài học Lybia, và đi đến kết luận rằng bất kỳ việc tán thành một giải pháp mà có thể đồng nghĩa với việc can thiệp vào các công việc nội bộ của họ sẽ hầu như dẫn đến việc sử dụng vũ lực nhằm thay đổi chế độ. Quyết định của Nga bỏ phiếu trắng về vấn đề Lybia là khá bất thường trong truyền thống ngoại giao của Nga, và không rõ là Moscow có lặp lại việc làm này không khi cân nhắc viễn cảnh của Libya.
Thứ hai là, không giống như Liên đoàn Ả Rập và các cường quốc phương Tây, Nga coi tình hình tại Syria phức tạp hơn rất nhiều chứ không chỉ là một phong trào ủng hộ dân chủ một cách hòa bình nhằm chống lại một chế độ hiện thời. Một điều khá rõ ràng là Syria đang chìm trong nội chiến, điều này không có gì ngạc nhiên khi thực tế là một nhóm người thiểu số Alawite lại đang nắm quyền điều hành đối với cả nhóm người Suni chiếm đa số, và lịch sử bất đồng đã có từ lâu.
Nhưng khi chính quyền dùng tới xe tăng cũng đồng nghĩa với việc phe đối lập đã được trang bị vũ khí hạng nặng, và những người nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn. Và để can thiệp vào một cuộc nội chiến thông qua việc ủng hộ cho một bên là một việc nguy hiểm và không công bằng.
Thứ ba, Nga đang lo ngại về tình trạng bất ổn lan rộng trong khu vực này. Trong con mắt của các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là các quốc gia Vùng Vịnh, Syria là một đồng minh tin cậy của Iran. Bằng cách lật đổ Tổng thống Assad, các quốc gia láng giềng hy vọng rằng có thể làm cho tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực sẽ suy yếu đáng kể, và làm xói mòn dần vị thế của Hezbollah và các phong trào chiến đấu của dòng Hồi giáo Shia theo hướng ủng hộ cho Iran và Syria.
Một chiến dịch song song đó nhằm vào Iran có thể khiến cho mọi người có thể đi đến kết luận rằng khu vực này đang được bố trí lại. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu lên các khu vực mà ở đó quyền lợi của Nga có tầm quan trọng sống còn, trước tiên là ở Caucasus. Tình trạng xáo trộn tại Iran và Syria có thể trở thành một cú sốc bên ngoài nhưng có thể khiến cho hiện trạng tại Nagorno-Karabakh vốn đang rất mong manh trở nên mất cân bằng, và viễn cảnh này sẽ hầu như rất “thảm khốc” cho nước Nga.
Trong trường hợp đó, Nga sẽ buộc phải lựa chọn giữa hai đối tác vô cùng quan trọng của họ - Armenia và Azerbaijan. Đó là một lựa chọn mà đơn giản là Nga không thể quyết định. Do đó, Moscow sẽ phải phản đối các biện pháp đối lập vốn có thể làm gia tăng các nguy cơ của viễn cảnh này.
Thứ tư, đó là lý do trong nước. Syria là một khách hàng cũ và có tiếng của ngành công nghiệp quân sự Nga. Ngành sản xuất này đang rất giận dữ. Trước tiên là vì họ đã mất một bản hợp đồng với Iran về hệ thống tên lửa S-300 vì Nga đã tán thành các lệnh trừng phạt do Mỹ hậu thuẫn. Sau đó thì đối tác truyền thống của họ là Gaddafi bị lật đổ và Nga đã không tham gia bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu Syria ‘nối gót’, lãnh đạo Nga có thể sẽ gặp phải nhiều rắc rối với các đại diện trong ngành công nghiệp quan trọng và đang giải quyết hàng trăm ngàn công ăn việc làm trong nước.
Ngoài các khoản lợi nhuận bị thua thiệt ra, còn có một khía cạnh khác: đó là danh tiếng của ngành công nghiệp quân sự Nga. Các khách hàng hiện tại và tiềm năng của Nga có thể kết luận rằng họ chỉ biết tuân thủ theo các giao ước, trừ khi không có sự phản đối của Washington. Nếu không Moscow sẽ hủy bỏ các cam kết. Từ khía cạnh thương mại mà nói thì đó quả là một thảm cảnh.
Nhiều người cho rằng, điều đó không có nghĩa là Nga không chấp nhận thực tế rằng gia đình Assad gần như khó tránh khỏi tương lai đen tối. Sức ép là quá lớn trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tồi tệ. Một số người nói rằng Moscow nên gấp rút từ bỏ Bashar Assad và cùng với phương Tây và Ả Rập hậu thuẫn cho lực lượng đối lập. Bằng cách đó, Nga có thể bảo vệ được các lợi ích thương mại của mình ở Syria thời hậu Assad. Điều đó không có vẻ gì thuyết phục. Bất kỳ một nhà cầm quyền nào lên thay thế ở Syria đều sẽ không chú ý tới Nga. Và trong trường hợp đó thì tốt hơn cả là nên đi theo đường lối nhất quán nào đó.
  • Thu Lượng (theo RT)

Cập nhật 02/12/2011 11:44:45 AM (GMT+7)

Sirya đã "rơi vào nội chiến"

Một quan chức nhân quyền cấp cao của Liên Hợp Quốc nói rằng Syria giờ đây đã rơi vào một cuộc nội chiến với hơn 4.000 người thiệt mạng.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


Biểu tình phản đối Tổng thống Bashar al-Assad ở Hula, gần Homs, ngày 28/11. (Ảnh: Reuters)

Navi Pillay, Cao ủy về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, phát biểu hôm qua (1/12) rằng số quân nhân đào ngũ và cầm vũ khí chống chính phủ ngày càng tăng khiến cho Syria vượt quá giới hạn và chìm vào một cuộc nội chiến.

Tổng thống Syria Bashar Assad đã cố gắng ngăn chặn làn sóng nổi dậy chống chính phủ của ông trong suốt 8 tháng qua.

Trong khi đó, Liên đoàn Ảrập, hôm 30/11, đã công bố một danh sách các quan chức Syria chịu lệnh cấm đi lại của Liên đoàn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã áp đặt các đòn trừng phạt mới nhằm vào Damascus khi áp lực tăng cao đòi Tổng thống Assad phải chấm dứt chiến dịch trấn áp biểu tình.

Theo lệnh cấm của Liên đoàn Ảrập, 17 quan chức Syria có thể bị cấm tới các nước Ảrập khác, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ cùng các thành viên thân cận trong nhóm nòng cốt của chính phủ Assad. Trong danh sách còn có tỷ phú Rami Makhlouf - em họ của ông Assad và là người kiểm soát mạng lưới điện thoại di động và nhiều doanh nghiệp lớn khác ở Syria - cùng với Maher, em trai của Tổng thống và là người được tin nằm trong ban chỉ đạo trấn áp biểu tình.

Syria đã tự cô lập mình khi lực lượng an ninh nước này cố gắng dập tắt làn sóng biểu tình chống Assad.

"Mỗi viên đạn được bắn ra, mỗi thánh đường Hồi giáo bị bỏ bom đều loại bỏ tính hợp pháp của ban lãnh đạo Syria và làm gia tăng khoảng cách giữa chúng tôi", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nhấn mạnh tại một cuộc họp báo ở thủ đô Ankara khi thông báo các lệnh cấm vận mới. "Syria đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng mà nước này được trao".

Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng thêm sức nặng vào các đòn trừng phạt mà Liên đoàn Ảrập, Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt lên Syria từ trước đó. Trao đổi thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đạt 2,4 tỷ USD trong năm ngoái, theo Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Damascus.

"Các tệ nạn về kinh tế của chính phủ sẽ càng khiến nhiều người đào ngũ khỏi lực lượng vũ trang và làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Assad từ tầng lớp giàu có và điều đó sẽ buộc chính phủ phải thương lượng một cuộc chuyển giao quyền lực", George A. Lopez, chuyên gia về cấm vận thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế của trường Đại học Notre Dame, đánh giá.

Ông cho rằng, các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sẽ hạ bệ chính phủ Syria chỉ trong 6-9 tháng vì hạn chế bất ngờ sự tiếp cận của ông Assad với tiền mặt và hạn chế các nguồn thu nhập của nhóm đặc quyền kinh doanh.

Thanh Hảo (Theo CBS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét