Vladimir Putin: Phiên bản thứ hai

Tiếng nói nước Nga - vietnamese.ruvr.ru
 
7.12.2011, 15:06
Photo: RIA Novosti
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog
Thủ tướng Nga Vladimir Putin nộp các tài liệu đăng ký ứng cử viên tổng thống. Cuộc bầu cử tổng thống dự kiến ngày 04 tháng Ba 2012. Các nhà phân tích dự đoán, cho dù ai trúng cử vào chức vụ cao nhất nước, nhiệm kỳ tổng thống đang chờ đợi ông ta sẽ không hề dễ dàng.  
Các cuộc bầu cử hạ viện diễn ra vào ngày 4.12 cho thấy rằng số cử tri ủng hộ đảng "Nước Nga thống nhất" đã giảm. Tuy nhiên, phát ngôn viên của thủ tướng Nga, ông Dmitry Peskov cho biết điều đó là bình thường đối với một đảng cầm quyền trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong khi hầu như tất cả các đảng châu Âu trong cuộc khủng hoảng này đã mất tới 80% chỉ số xếp hạng, thì đảng "Nước Nga thống nhất" vẫn duy trì được đa số ghế trong quốc hội. Và ông Vladimir Putin, nhà lãnh đạo của đảng không có lý do gì phải lo lắng về cơ hội của mình trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đặc biệt là, theo ông Peskov, sự phổ biến của đảng và sự nổi tiếng của ông Putin không hề liên quan đến nhau: thủ tướng đương nhiệm coi như là một ứng viên độc lập. Đồng thời, người dân đang chờ đợi sự đổi mới, chờ đợi  Putin trong "phiên bản số hai", ông Dmitry Peskov cho biết.
Xã hội Nga ngày nay mong đợi các giải pháp độc đáo, nhà khoa học chính trị Alexander Shmelev đồng ý với ông Peskov:
"Thực tế là tình cảm công chúng bây giờ đang chuyển biến chứ không phải hướng tới bác bỏ hiện trạng. Và chính phủ cần có phản ứng tương ứng với thực tế này, đưa ra những điều mới mẻ cho công chúng. Về tình hình chính trị hiện tại của Nga, tôi nghĩ rằng, trong những tháng còn lại, chính quyền nên tìm kiếm một số giải pháp sáng tạo.”
Lần đầu tiên ông Putin nhận chức vụ cao nhất năm 2000 - tổng thống đầu tiên của Nga là Boris Yeltsin đã tuyên bố tên tuổi người kế nhiệm của mình. Các di sản của thời đại Yeltsin mà nhà lãnh đạo mới nhận được là đất nước với hệ thống quản lý bị phá hủy, trong nước có tính phe nhóm, tài phiệt, xung đột nội bộ và chiến tranh ly khai tại Chechnya, tội phạm, uy tín của Nga trên trường quốc tế giảm sút. Và điều đầu tiên ông Putin đã làm là dùng chính sách cứng rắn để tập trung hóa và củng cố chính quyền theo ngành dọc. Ngoài việc tăng cường hệ thống nhà nước, kết quả tích cực của chính sách Putin qua hai nhiệm kỳ tổng thống của ông (2000-2008) thường được nhắc đến sự ổn định tình hình chính trị xã hội ở Nga và tăng cường nền kinh tế đất nước.
Và tất nhiên có cả những đánh giá tiêu cực. Phương Tây không mệt mỏi khẳng định rằng đất nước đàn áp tự do dân sự và các tổ chức dân chủ. Theo lời thủ tướng Vladimir Putin, các báo cáo này được đưa ra để hỗ trợ những lực lượng tại Nga, "mà một số nhà chính trị nước ngoài coi là thân phương Tây”. Và mục tiêu chính của họ là làm cho Nga dễ bảo hơn trong các vấn đề không liên quan đến dân chủ và nhân quyền, chẳng hạn như giải trừ vũ khí và phòng thủ tên lửa.
Nhiệm kỳ tổng thống mới đặt ra trước người đứng đầu nhà nước những thách thức mới. Các vấn đề đã tích lũy rất nhiều, và đơn giản là không thể "đóng băng" các vấn đề đó. Chuyên gia Viện Chiến lược Quốc gia Pavel Svyatenkov nhận định:
“Nhiệm vụ chính là cải cách nền kinh tế đất nước. Ông Putin vẫn chưa giải quyết  được vấn đề nền kinh tế của đất nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô. Thứ hai, cuộc chiến chống tham nhũng, vấn nạn đang trở thành một điển hình. Thứ ba, cần phải cải cách quân đội, y tế, hệ thống lương hưu. Nói cách khác, ông Putin sẽ phải đối mặt với những vấn đề rất nghiêm trọng và phức tạp. Và trong trường hợp này ông không được "đóng băng" tình hình, ngồi hy vọng chờ dầu và khí đốt tăng giá.
Theo ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của thủ tướng, ông Vladimir Putin có nội lực và sự ủng hộ của hầu hết người Nga để cải thiện tình hình.

Cập nhật lúc : 5:14 PM, 07/12/2011

Chỉ trích của Mỹ về bầu cử ở Nga là không thể chấp nhận

Nga làm tiếc là phía Mỹ không tìm hiểu thực tế đang diễn ra trong hệ thống bầu cử của Nga mà đưa ra những bình luận thiếu khách quan.  
Ngày 6/12, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định chỉ trích của Mỹ về cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vừa qua, với thắng lợi thuộc về Đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Vladimir Putin là "không thể chấp nhận".
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ, những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cũng như những bình luận tương tự của các đại diện Chính phủ Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan đến cuộc bầu cử lập pháp mới đây ở Nga, là "không thể chấp nhận", đồng thời bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ không tiếp tục đưa ra những lời công kích thiếu thân thiện đi ngược lại xu hướng phát triển tích cực mối quan hệ song phương.
Nga lấy làm tiếc là phía Mỹ không chịu tìm hiểu thực tế đang diễn ra trong hệ thống bầu cử của Nga và cho rằng chỉ có người dân Nga mới có quyền quyết định tương lai đất nước, chứ không phụ thuộc vào những "đánh giá không khách quan và chỉ dẫn bị chính trị hóa".
Cử tri Nga đi bầu cử hôm 4/12 (Ảnh Rian)
Tuyên bố trên cũng cho rằng, hệ thống bầu cử của Mỹ chưa phải là chuẩn mực của sự minh bạch, công bằng và "còn xa mới hoàn thiện", minh chứng là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử các cấp luôn ở mức thấp. Vì vậy, Mỹ nên quan tâm đến việc phân tích hiện tượng này để tìm ra nguyên nhân và biện pháp chấn chỉnh.
Trong khi đó, các quan sát viên quốc tế độc lập đánh giá cao cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga.
Tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra trong bối cảnh trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Clinton cho rằng, cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga khóa 6 diễn ra "không dân chủ và không công bằng". Các quan sát viên phương Tây cho rằng, cuộc bầu cử nói trên "có đặc điểm là những vi phạm thường xuyên về thủ tục, cản trở quan sát viên quốc tế, những hành động mờ ám nhằm lôi kéo cử tri, kể cả hành động nhồi phiếu".
** Trước đó, chiều 6/12, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử Trung ương Nga, ông Vladimir Churov cho biết, sau khi kiểm xong 99,99% số phiếu, chính đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất giành được 49,30% số phiếu ủng hộ (238 ghế), Đảng Cộng sản LB Nga nhận được 19,20% số phiếu (92 ghế), Đảng Nước Nga Công bằng được 13,25% số phiếu (64 ghế) và đảng Dân chủ Tự do Nga giành 12,00% số phiếu (56 ghế). Ba chính đảng còn lại không giành đủ 7% số phiếu bầu và quyền đại diện tại Hạ viện Nga khoá mới, gồm Yabloko (với 3,43 %), đảng Những người yêu nước Nga (1%) và đảng Sự nghiệp cánh hữu (0,6 %).
Tổng thống Dmitry Medvedev cho biết, ông sẽ gặp lãnh đạo các chính đảng đã giành quyền đại diện trong Duma Quốc gia khoá 6 cũng như lãnh đạo các chính đảng khác để thảo luận kết quả bầu cử vừa qua và bàn các biện pháp mới về hoàn thiện bộ luật bầu cử của Nga. Trong khi đó, Thủ tướng Putin khẳng định cần tiến hành cải cách bộ máy nhân sự Nga, trước hết là trong thành phần Duma Quốc gia, nội các và lãnh đạo chính quyền các địa phương.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử với sự tham gia của hàng nghìn người tại hai thành phố lớn là Saint Peteburg và Moscow đã bước sang ngày thứ ba. Các cơ quan chức năng Nga cho biết, tính đến nay đã có tới 500 người tham gia biểu tình có hành động quá khích đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều thủ lĩnh phe đối lập./.
Theo TTXVN


Cập nhật: 03:01 GMT - thứ ba, 6 tháng 12, 2011
Cuộc biểu tình ở Moscow
Hàng nghìn người đã xuống đường biểut ình
Hàng nghìn người Nga xuống đường ở thủ đô Moscow, hò reo 'Đả đảo Putin', trong khi các quan sát viên quốc tế nói cuộc bầu cử Hạ viện Nga đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Có tin đã xảy ra một số cuộc đụng độ và cảnh sát Nga cho hay đã bắt hơn 300 người biểu tình.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nói việc bầu cử đã bị vi phạm nhằm mang lợi cho đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Vladimir Putin.
Trong khi đó Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định quá trình bầu cử đã diễn ra công bằng và dân chủ.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Chính phủ Hoa Kỳ, Jay Carney, bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng".
Đảng Nước Nga Thống nhất đã thắng cử, thế nhưng sự ủng hộ dành cho đảng này đã giảm mạnh trong bối cảnh ông Putin đang tìm cách quay lại chiếc ghế tổng thống vào tháng Ba năm tới.
Quan chức phụ trách bầu cử nói chỉ số tín nhiệm của đảng này nay chưa tới 50%, từ con số 64% năm 2007.
Đảng Nước Nga Thống nhất cũng mất 77 ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử được xem như phép thử cho ông Putin.
OSCE nói đã có can thiệp vào quá trình bầu cử, thí dụ như việc xâm phạm các thùng phiếu.

'Côn đồ và trộm cắp'

Tối thứ Hai 5/12, nhiều nghìn người đã tổ chức tuần hành ở trung tâm Moscow.
Họ tuyên bố cuộc bầu cử là đáng xấu hổ, và reo to các khẩu hiệu: "Nước Nga không có Putin!" và "Cách mạng!"
Các phóng viên nói đây có thể là một trong các cuộc biểu tình chống đối lớn nhất ở trung tâm thủ đô trong nhiều năm nay.
Một blogger nổi tiếng chuyên viết các bài chống tham nhũng, Alexei Navalny, người cùng bị cảnh sát bắt với vài trăm người khác vì tham gia biểu tình, nói: "Đây [đảng Nước Nga Thống nhất] là đảng của lũ côn đồ và trộm cắp".
Blogger nổi tiếng Alexei Navalny
Ông Navalny gọi đảng của Thủ tướng Putin là đảng của lũ côn đồ và trộm cắp'
Sau đó ông Navalny đã tweet rằng ông "đang ngồi trong xe của cảnh sát", đồng thời trên mạng internet cũng xuất hiện bức hình chụp ông đang ở trong đồn cảnh sát.
Cảnh sát cũng bắt khoảng 100 người biểu tình ở thành phố thứ hai của nước Nga, St Petersburg, sau khi những người này tham dự một cuộc biểu tình không được phép trên Đại lộ Nevsky ở trung tâm thành phố.
Một quan chức của OSCE đọc thông cáo nói cuộc bầu cử nói chung được tổ chức khá tốt, nhưng có nhiều vấn đề nghiêm trọng trong quá trình kiểm phiếu.
Ông Petros Efthymiou nói: "Việc bầu cử đã bị vi phạm nhằm mang lợi thế cho đảng cầm quyền, ủy ban bầu cử không được độc lập, phần lớn báo chí tỏ ra thiên vị và giới chức nhà nước can thiệp một cách không đúng chức năng ở nhiều cấp độ khác nhau".
Một quan sát viên khác, bà Heidi Tagliavini, nói cuộc bầu cử cũng bị ảnh hưởng vì nhiều đảng chính trị đối lập không được phép tham gia.
Bà nói: "Đối với tôi, cuộc bầu cử này giống như một trận bóng mà chỉ một vài cầu thủ được thi đấu".
Phúc trình của OSCE đã khiến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phải lên tiếng bày tỏ "quan ngại đặc biệt" về quy trình tổ chức.

Xấu hổ

Các đảng đối lập cũng kêu ca về vi phạm trong bầu cử.
Đảng Cộng sản tuyên bố đang chuẩn bị để mang kết quả bầu cử ra kiện ở tòa án, theo tin của hãng thông tấn RIA.
"Tôi lại thấy mừng vì chúng ta sẽ có một Hạ viện sôi nổi hơn xưa, chúng ta đều hiểu sự thật chỉ có thể đạt được qua tranh luận."
Tổng thống Dmitry Medvedev
Nhóm quan sát viên độc lập duy nhất của Nga, Golos, nói đã ghi nhận 5.300 đơn tố cáo vi phạm.
Người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Vladimir Churov nói đảng Nước Nga Thống nhất đã giành đa số nhưng chênh lệch nhỏ, với 238 ghế trong số 450 ghế tại Duma.
Điều này có nghĩa Nước Nga Thống nhất đã mất đa số 2/3, tức quyền được thay đổi Hiến pháp mà không bị phản ứng.
Ông Churov nói đảng Cộng sản về thứ hai với 19,2% số phiếu, tương đương 92 ghế.
Đảng Nước Nga Công bằng đứng thứ ba với 13,2% số phiếu và 64 ghế, còn đảng Tự do Dân chủ theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa thì giành 11,7% và 56 ghế.
Phóng viên BBC Steve Rosenberg, có mặt ở Moscow, nói rằng nếu kết quả bầu cử được xác nhận chính thức thì đây sẽ là sự xấu hổ lớn cho ông Mr Putin, chỉ ba tháng trước khi ông tranh cử Tổng thống.
Tuy nhiên Tổng thống Medvedev, chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, nói tuy số phiếu cho đảng của ông sút giảm, ông mong đợi được làm việc với một Duma mới.
Ông nói: "Không có chuyện gì mà buồn bã cả".
"Ngược lại, tôi cho rằng mọi điều đều tốt đẹp."
"Tôi lại thấy mừng vì chúng ta sẽ có một Hạ viện sôi nổi hơn xưa, chúng ta đều hiểu sự thật chỉ có thể đạt được qua tranh luận."
Ông Putin từng làm tổng thống từ năm 2000 tới năm 2008 nhưng bị Hiến pháp cấm làm thêm nhiệm kỳ thứ ba.


Cập nhật: 13:12 GMT - thứ tư, 7 tháng 12, 2011 
 
Cặp bài trùng Medvedev - Putin thống lĩnh chính trị Nga nhiều năm qua
BBCVietnamese.com xin giới thiệu sơ lược về các đảng phái tham gia cuộc bầu cử Duma quốc gia mới đây ở Nga để thấy rằng các danh xưng của những tổ chức này không hẳn mang đúng nghĩa như người ta tưởng.

Đảng Nước Nga Thống nhất

Đảng này được biết đến chủ yếu như "đảng phái ủng hộ Thủ tướng Vladimir Putin".
Cương lĩnh chính trị của đảng này là hỗ trợ hoàn toàn cho chính quyền hiện hành và các doanh nghiệp có liên quan.
Một trong những đặc điểm cơ bản của đảng này là ủng hộ tuyệt đối cho Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ba tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev hiện đang nắm vị trí chủ tịch đảng.
Gần đây, đảng Nước Nga thống nhất đang tìm cách tự thể hiện như một đảng bảo thủ cánh hữu.
Tuy nhiên, đây cũng là một đảng chủ trương dân túy, do đó, để tranh cử đảng này cũng đã thêm vào các yếu tố của chính trị cánh tả, đặc biệt là yếu tố dân tộc chủ nghĩa.
Đó là các hứa hẹn về việc duy trì quyền lợi an sinh và bảo hộ nhà nước, cũng như lời hô hào dạng như “Nước Nga đang vươn thẳng người lên”.
Đảng Nước Nga thống nhất được thành lập vào tháng Tư năm 2001 khi hai đảng Thống nhất và Tổ quốc sáp nhập với nhau. Nhiều người cho rằng sự sáp nhập này diễn ra dưới áp lực của Điện Kremlin.
Đảng Thống nhất, vốn là bộ phận chủ chốt trong đảng mới, do một phe nhóm của cựu Tổng thống Boris Yeltsin lập ra vào mùa thu năm 199.
Nó được phát triển nhằm đối trọng với liên minh giữa đảng Tổ quốc và đảng Toàn nước Nga, vốn nhanh chóng giành ảnh hưởng trong thời kỳ cầm quyền của Thị trưởng Moscow Yuri Luzhkov và Thủ tướng Yevgeny Primakov.
Nhiều người tham gia phong trào này cho rằng thực ra ý tưởng thành lập một đảng mới thân tổng thống là của ông Boris Berezovsky, nhà tài phiệt Nga hiện đang sống lưu vong ở London.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga

Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF), được thành lập vào năm 1993, là đảng kế thừa chính thức của Đảng Cộng sản thời kỳ Liên bang Xô viết.
Đảng này hiện vẫn duy trì chủ trương cánh tả trong lĩnh vực kinh tế. Trong bản tuyên ngôn của mình, đảng Cộng sản kêu gọi xây dựng một mô hình "xã hội chủ nghĩa mới " ở Nga. Đảng này cho rằng chủ nghĩa tư bản đang hấp hối và cần quốc hữu hóa tất cả các ngành sản xuất.
Đảng Cộng sản Nga dưới sự lãnh đạo của ông Zyuganov đã từng là đối thủ của tổng thống Yeltsin
Hệ tư tưởng chính trị của đảng Cộng sản Nga được gia cố bằng các ý tưởng dân tộc chủ nghĩa Nga. Trên phương diện này, nó đã rời khá xa chủ nghĩa Mác cổ điển mang tính quốc tế hóa.

Nói chung đảng này nhắm vào giới cử tri còn hoài cổ thời kỳ Liên Xô.

Hồi năm 1996, lãnh đạo lâu năm của đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov được cho là đối thủ đáng gờm của ông Boris Yeltsin trong cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, kể từ khi ông Vladimir Putin lên nắm quyền, ảnh hưởng của đảng Cộng sản đã liên tục sút giảm.

Tuy vậy, nếu tính tới số đại diện của đảng này trong các cơ quan công quyền, đảng Cộng sản vẫn duy trì vị thế đảng phái chính trị số hai ở Nga.

Trong cuộc bầu cử Duma quốc gia vào hôm Chủ nhật vừa qua, đảng Cộng sản đã thu được gần gấp đôi số phiếu bầu so với kết quả hồi bầu cử năm 2007, tính theo phần trăm.
Theo nhiều phân tích gia chính trị, nếu như đảng Cộng sản tự cải cách thành một đảng cánh tả theo mô hình Âu châu, thay vì tự đẩy mình vào ngõ cụt bằng việc thường xuyên sử dụng hình ảnh Josef Stalin trong vận động bầu cử, thì sẽ có thể có được một cơ hội cầm quyền.

Đảng Nước Nga Công bằng

Đảng Nước Nga Công bằng được thành lập vào tháng 10/2006 khi ba tổ chức chính trị theo xu hướng trung tả sáp nhập với nhau.
Kết quả của cuộc biểu tình
Đảng Nước Nga Công bằng đã dẫn đầu trong các ngày bầu cử đầu tiên
Thoạt tiên người ta cho đây là một dự án của Điện Kremlin nhằm lôi kéo phiếu bầu từ các đảng viên Cộng sản và để phát triển một cách giả tạo hệ thống lưỡng đảng ở Nga. Mô hình lưỡng đảng đang hiện diện một cách hiệu quả ở nhiều nước Phương Tây.
Hồi tháng 3/2006, Vladislav Surkov, chiến lược gia hàng đầu của chính quyền do tổng thống đứng đầu, từng phát biểu về nhu cầu có thêm một đảng chính trị mà ông ví như cái chân thứ hai để chuyển dịch khi cái chân thứ nhất (đảng Nước Nga Thống nhất ) bị tê cứng.
Dường như sau đó, Điện Kremlin đã đổi ý.

Nếu như trước cuộc bầu cử Duma năm 2007, ông Vladimir Putin nói rằng hai đảng Nước Nga Thống nhất và Nước Nga Công bằng đối với ông đều quan trọng như nhau, thì ông đã có thể giúp hình thành một hệ thống lưỡng đảng.

Tuy nhiên, ông Putin rõ ràng nghiêng về phía đảng Nước Nga Thống nhất.

Sergei Mironov, thủ lĩnh đảng Nước Nga Công bằng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Liên bang từ 2001-2011, đã từng chỉ trích mạnh mẽ đảng Nước Nga Thống nhất, cũng như nhiều quyết định của Chính phủ Nga. Tuy nhiên ông chỉ nói về các sai sót của chính phủ chứ không bao giờ bình luận về cá nhân ông Vladimir Putin và ông Dmitry Medvedev.

Ông Mironov cũng là bạn của ông Putin kể từ giữa những năm 1990.

Vào nửa đầu năm 2011, ông Mironov bỗng dưng bị thất sủng không rõ lý do và bị buộc phải rút khỏi Hội đồng Liên bang. Theo sau việc này, nhiều người nhận định đảng của ông sẽ chịu thất bại ê chề trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 4/12.
Vậy cho nên kết quả mà đảng Nước Nga Công bằng thu được thực đã vượt quá mong đợi. Đảng này thu được số phiếu bầu lớn thứ ba, gấp đôi số phiếu trong đợt bầu cử năm 2007.
Lãnh đạo đảng dân chủ tự do Nga
Lãnh đạo Đảng dân chủ tự do Nga ở Viện Duma, ông Igor Lebedev
Nhiều nhà quan sát cho rằng thành công này phần lớn không phải nhờ chính sách của đảng Nước Nga Công bằng, vốn ít người biết đến trên thực tế, mà nhờ việc mỗi lá phiếu bầu cho Nước Nga Công bằng được cho như một lá phiếu chống Nước Nga Thống nhất, đặc biệt trong giới cử tri tự do không ủng hộ đảng phái nào.

Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR)

Đảng Dân chủ Tự do là đảng chính trị lâu đời nhất ở Nga, nếu không tính đến tiền thân của đảng Cộng sản từ thời Bolshevik.

Tháng 3/1990, Vladimir Zhirinovsky, lúc đó còn chưa ai biết đến, đã đăng ký tên đảng Dân chủ Tự do Liên Xô, chỉ vài ngày sau khi hệ thống đa đảng được chính thức hoạt động. Một số người cùng thời nói rằng động thái này do Vladimir Kryuchkov, người lúc đó đứng đầu cơ quan tình báo KGB, phê chuẩn. Tuy nhiên thông tin này không được chứng thực trong các tư liệu, giấy tờ.

Đây là một đảng phái "chuyên quyền" điển hình, không hề có liên hệ gì tới trường phái tự do hay dân chủ, mà duy trì tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu. LDPR hoạt động với khẩu hiệu "Chúng tôi vì người Nga!" Đối với các vấn đề cụ thể, đảng này đưa ra chính sách dân túy cực đoan với những hứa hẹn mà đối thủ của họ mỉa mai là theo kiểu 'cho mỗi phụ nữ một đàn ông', và 'cho mỗi đàn ông một chai vodka'.

Trong đợt bầu cử Duma Quốc gia hồi tháng 12/1993, Đảng Dân chủ Tự do bất ngờ nhận tỷ lệ phiếu bầu phi thường 23%. Kết quả bầu cử này sau đó không bao giờ lặp lại.

Ông Zhirinovsky là chính trị gia Nga duy nhất tham gia tất cả các cuộc bầu cử tổng thống (với ngoại lệ của cuộc bầu cử năm 2008) với tư cách ứng viên.

Ông được biết đến qua nhiều vụ bê bối, gây gổ và các hành vi thái quá. Chỉ trích của ông đối với đảng Cộng sản và các nhân vật thân phương Tây được cho là sắc nhọn, thậm chí hơi thái quá, thế nhưng ông đã khá kiềm chế khi nói tới chính phủ hiện thời. Hơn nữa, nhóm đảng viên LDPR trong Duma Quốc gia luôn tỏ ra ủng hộ cho các chính sách của Điện Kremlin.
Trong cuộc bầu cử hôm 4/12, LDPR đã tăng tỷ lệ phiếu thu được từ 8,1% lên 11,6%. Theo các chuyên gia, đảng này không có triển vọng đáng kể trong bầu cử, nhưng luôn có thể dựa vào số cử tri, vốn ưa phong cách phóng khoáng của nhân vật lãnh đạo hơn là các chính sách của đảng này.

Các phân tích gia chính trị nói rằng sự tồn tại của đảng Dân chủ Tự do có ích cho Chính phủ Nga bởi vì nó lấy bớt phiếu bầu từ các đảng theo dân tộc chủ nghĩa khác và ngăn chặn sự hợp nhất của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét