Email phản đối SOPA nhấn chìm website Nghị sĩ Mỹ

Cập nhật 20/01/2012 02:16:16 PM (GMT+7)

vietnamnet.vn

Việc trang web Wikipedia ngừng hoạt động trong một ngày để phản đối hai dự luật SOPA và PIPA của Mỹ đã kích động một làn sóng tương tự trên khắp thế giới.
Tính tới thời điểm này, đã có 18 Thượng nghĩ sĩ công khai rút lại sự ủng hộ dành cho hai dự luật “giết chết Internet”. 7000 website theo gương Wikipedia “tắt đèn” còn hàng nghìn người dân kéo xuống đường phố New York biểu tình.

Thậm chí, website của Thượng nghĩ sĩ Vermont Patrick Leahy thuộc đảng Dân chủ, một trong những người ủng hộ nhiệt tình cho SOPA, đã bị tê liệt ngày hôm qua. Tình trạng này cũng bắt gặp ở một số website khác thuộc Thượng viện. Chiến dịch phản đối SOPA của Google hiện đã thu hút được hơn 4,5 triệu chữ ký, gã khổng lồ tìm kiếm tuyên bố.
Ngay cả Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida, người đồng tài trợ cho dự luật PIPA cũng lên tiếng yêu cầu Quốc hội “lắng nghe và tránh vội vàng thông qua một dự luật có thể gây ra rất nhiều hậu quả ngoài ý muốn”.
Trước đó, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã công khai viết rằng mình thuộc phe “chống” và miêu tả Internet là công cụ mạnh nhất để “chúng ta tạo ra một thế giới mở hơn, kết nối hơn”. Mark cũng viết trên tường Facebook của mình rằng Facebook sẽ chống lại luật theo dõi người dùng và thúc giục người Mỹ nên vận động các Nghị sĩ trước khi quá muộn.
"Ốc đảo hóa" Internet
Mục tiêu của hai dự luật, như lời của ban soạn thảo, là để ngăn chặn nạn sao chép lậu phim, nhạc, chương trình TV và sách điện tử trên toàn thế giới, không cho những tác phẩm vi phạm bản quyền này được xuất hiện miễn phí trên mạng.
Tuy nhiên, theo những ý kiến chỉ trích thì SOPA và PIPA vượt xa hơn vậy rất nhiều. Chính phủ Mỹ sẽ có thể kiểm soát và theo dõi mạng Internet, can thiệp vào hành vi lướt web của người dùng và “biến Internet thành một ốc đảo”.
Wikipedia hiện là trang web đầu tàu trong chiến dịch phản đối SOPA và PIPA. Đây hiện là từ điển bách khoa trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 20 triệu trang tài liệu. Wikipedia khẳng định việc họ phản đối dự luật xuất phát từ nguyện vọng bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng Internet.
Việc nhà chức trách Mỹ sẵn sàng săn đuổi người dùng toàn cầu về tội vi phạm luật Internet đã được thể hiện ngay tuần trước, khi tòa án Anh đồng ý dẫn độ sinh viên Richard O’Dwyer, 23 tuổi, sang Mỹ. Dwyer có thể phải đối mặt với án tù 10 năm tại Mỹ vì tội lập ra website TVShack, chuyên cung cấp đường link để tải những bản phim, chương trình TV sao chép lậu.
Trọng Cầm (Tổng hợp)


Hàng triệu người cùng Google phản đối SOPA
Trang chủ của Google ngày hôm nay đã quẳng một hộp đen “theo dõi” đè lên logo nhiều mầu quen thuộc của hãng.
 
SOPA: Kẻ hủy diệt các đại gia công nghệ?
(VEF.VN) - Nếu dự luật chống xâm phạm bản quyền nội dung số (SOPA) được thông qua, chúng ta có thể sẽ phải nói từ biệt vĩnh viễn với Wikipedia, Youtube, hay thậm chí là cả Facebook, Yahoo, Google.
 
Dự luật “giết Internet” ảnh hưởng gì đến người dùng?
Không thể ngờ sự phản đối từ phía người dùng và các doanh nghiệp công nghệ nhằm vào SOPA lại rộng khắp và dữ dội đến vậy.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét