(TNO) Ngày 19.1, Viện KSND TP.Cần Thơ công bố quyết định đình chỉ điều tra vụ án “lập quỹ trái phép” xảy ra ở Nông trường Sông Hậu.
Viện KSND TP.Cần Thơ cũng trao quyết định đình chỉ điều tra bị can, miễn truy tố đối với bà Trần Ngọc Sương (62 tuổi), cựu giám đốc Nông trường Sông Hậu theo điều 25 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, ngày 28.7.2011, Viện KSND huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ) ra cáo trạng truy tố bà Sương và các thuộc cấp: Trương Hồng Nhung (nguyên phó giám đốc), Đặng Thế Quốc Hưng (nguyên kế toán trưởng), Nguyễn Văn Sơn (nguyên thủ quỹ) và Hoàng Thị Bình (nguyên kế toán) cùng về tội “lập quỹ trái phép”.
Theo cáo trạng, từ năm 1994, ông Trần Ngọc Hoằng (giám đốc nông trường) đã chỉ đạo lập quỹ từ một số nguồn thu và do ông chỉ đạo điều hành.
Năm 2000, khi ông Hoằng mất, bà Sương lên làm giám đốc và tiếp tục chủ trương thu các nguồn thu trước đây để lập quỹ.
Việc lập quỹ được bà Sương giao cho bà Nhung, ông Hưng, bà Bình, bà Nguyễn Thị Bích Sơn (thủ quỹ giai đoạn 2001 - 2002) và ông Sơn (thủ quỹ giai đoạn 2002 - 2007) thực hiện.
Quỹ trái phép này do ban giám đốc nông trường chủ trương thành lập từ một số nguồn thu trong hoạt động của nông trường với số tiền lên đến 10,1 tỉ đồng, gây thiệt hại hơn 5 tỉ đồng.
Sau khi có cáo trạng, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam kiến nghị đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với bà Sương vì quỹ được cho là “trái phép” tại Nông trường Sông Hậu có từ năm 1994 nhưng đến năm 2000 bà Sương mới thay cha làm giám đốc.
Ngoài ra, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chỉ ra rằng, bà Sương không phải là người “lập quỹ trái phép”. Đây là nguồn quỹ do Công đoàn cơ quan lập ra, không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ các hoạt động của nông trường.
Diễn biến vụ án “Nông trường Sông Hậu” - Tháng 4.2008: Công an TP Cần Thơ khởi tố vụ án. - Tháng 8.2009: TAND huyện Cờ Đỏ xử phạt bà Sương 8 năm tù tội lập quỹ trái phép và phạt các đồng phạm khác từ 1 năm 6 tháng tù đến 6 năm tù. - Tháng 11.2009: Xử phúc thẩm, TAND TP Cần Thơ y án 8 năm tù với bà Sương. - Tháng 5.2010: TAND Tối cao giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án nói trên; yêu cầu điều tra lại theo thủ tục chung vì cho rằng cơ quan tố tụng Cần Thơ xác định số tiền lập quỹ sai, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng... - Ngày 21.2.2011: Công an TP.Cần Thơ hoàn tất kết luận điều tra mới về vụ án này và chuyển cho Viện KSND TP Cần Thơ. Sau đó, Viện KSND TP Cần Thơ lại chuyển vụ án cho Viện KSND huyện Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ) thụ lý. - Ngày 28.7.2011: Viện KSND huyện Cờ Đỏ ra cáo trạng truy tố… |
Lê Nga
>> Khởi tố đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ tại Nông trường Sông Hậu
>> Tiếp tục truy tố nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu
>> Giám đốc thẩm vụ án Nông trường Sông Hậu
>> Vụ án Nông trường Sông Hậu: Sẽ xem xét trách nhiệm cơ quan tố tụng để xảy ra sai sót
>> Hủy án, điều tra lại vụ án Nông trường Sông Hậu
>> Sự vô lý" từ vụ án bà Trần Ngọc Sương
Ngày 4.1, thượng tá Trần Quang Thắng, Trưởng phòng An ninh điều tra, Công an TP.Cần Thơ cho biết vừa ký quyết định khởi tố bị can, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ đến Công an H.Cờ Đỏ (TP.Cần Thơ) để tiếp tục làm rõ và xử lý hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức” đối với Nguyễn Văn Tư (SN 1949, tên khác là Tư Hồng, ngụ ấp 2, xã Thới Hưng, H.Cờ Đỏ).
Theo điều tra ban đầu, vào tháng 7.2010, sau khi chấp hành xong bản án 18 tháng tù giam cùng về tội danh nói trên, Nguyễn Văn Tư trở về địa phương sinh sống. Đến đầu tháng 3.2011, Tư tiếp tục có hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã soạn thảo nhiều đơn tố cáo với nội dung sai sự thật rồi phát tán cho nhiều hộ dân ký tên, cùng gửi với lời lẽ kích động để lôi kéo nhiều người không đồng tình với việc giải quyết của các cơ quan thẩm quyền trong việc thu hồi đất sản xuất, lập phiếu thu thập thông tin về tình hình nông nghiệp, nông thôn và thủy sản... Ngoài ra, Tư còn kích động, lôi kéo nhiều người khác tụ tập để khiếu nại yêu cầu Nông trường Sông Hậu trả lại các khoản thu dư, thu vượt đã đóng trước đây, nhằm gây áp lực với chính quyền trong công tác giải quyết khiếu nại, gây khó khăn cho tiến độ, hoàn thành việc điều tra thông tin... làm mất an ninh, trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nông trường trong thời gian dài và đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của nhà nước; mặc dù vấn đề khiếu nại của Tư đã được nhiều cấp trực tiếp giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.
Mai Trâm
Bà Trần Ngọc Sương phát bằng khen cho nông trường viên - Ảnh: Công Hân |
Trao đổi với PV Thanh Niên về bản án 8 năm tù dành cho bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu, PGS.TS Phạm Hồng Hải, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN gọi đó là "sự vô lý".
Ông Hải nói: "Đằng sau vụ án này là cái gì thì tôi không nói, tôi chỉ phân tích về khía cạnh pháp lý của vụ án". Thứ nhất là về tội danh "lập quỹ trái phép", ông Hải cho rằng, đã lâu lắm rồi từ khi bước sang kinh tế thị trường hầu như không còn xét xử tội danh này. "Bởi lẽ, kinh tế thị trường gắn với tự chủ về tài chính, các doanh nghiệp được tự chủ về tài chính, tiền của người ta, họ sử dụng như thế nào, cho vào quỹ nào là việc của doanh nghiệp, của người đứng đầu doanh nghiệp quyết định. Khi xem xét vụ án với tội danh này, tôi cho là các cơ quan tố tụng đã không đứng trên quan điểm là chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường", ông Hải phân tích .
Thứ hai, xem xét lịch sử vấn đề, kể từ khi cha bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng lập Nông trường Sông Hậu, đã tồn tại quỹ này và nó tồn tại đến hôm nay, không một ai kêu ca gì. Đặc biệt quỹ đó không phải lấy từ ngân sách mà trích từ hoạt động làm thêm của xã viên, của người lao động, họ tự giác trích ra một phần lập quỹ để tiếp khách, thưởng cho người có thành tích, con em người lao động... tức là làm việc có ích, phục vụ lợi ích chung. "Do vậy bản thân bà Sương không có hành vi tổ chức lập quỹ trái phép như cáo buộc", ông Hải kết luận.
Ngoài ra, theo ông Hải, điều 25 Bộ luật Hình sự quy định rằng, khi có sự thay đổi về tình hình, khiến hành vi vi phạm và người vi phạm không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự. "Trong trường hợp này, như đã phân tích bà Sương không phải là người có hành vi làm trái, không phải là người gây nguy hiểm cho xã hội, thậm chí bà ấy là Anh hùng lao động, đạt rất nhiều thành tích với nhiều danh hiệu được phong, vậy có cần truy tố bà ấy không?", ông Hải đặt câu hỏi.
"Một vụ án phải hướng tới 2 mục đích: xử lý bản thân người vi phạm và có tác dụng giáo dục, răn đe, để làm bài học cho xã hội. Nhưng thực sự việc đưa bà Sương ra xét xử thì ngay từ giai đoạn điều tra cho đến giờ đã gây những ý kiến trái chiều đối với cơ quan tư pháp từ công luận và người dân", ông Hải nói. Theo ông Hải, “Với tình huống pháp lý này, tôi cho rằng Viện KSND tối cao hoặc TAND tối cao nên kháng nghị Giám đốc thẩm để đình chỉ vụ án".
An Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét