Không ai ngăn nổi Putin tái cử chức Tổng thống

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :8:55 AM, 13/01/2012
Theo thông báo của Cơ quan thông tin chính trị và kinh tế (APEK), phe đối lập ở Nga thừa nhận Thủ tướng Vladimir Putin không có đối thủ xứng tầm tại cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới và khả năng đắc cử của ông vào ngày 4/3 là hoàn toàn thực tế.
Theo Tổng Giám đốc APEK, ông Dmitry Orlov, hiện ở Liên bang Nga ông Putin là thủ lĩnh quốc gia và chính khách số một. Ông hoàn toàn có khả năng đắc cử Tổng thống ngay tại vòng một bỏ phiếu.

Hơn 1/2 cử tri Nga sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin trong khi các ứng cử viên khác gồm Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Ghennady Ziuganov, Chủ tịch Đảng Tự do-Dân chủ Nga Vladimir Zhirinovsky và thủ lĩnh Đảng "Nước Nga Công bằng" Sergey Mironov chỉ nhận được khoảng 12%, 9-10% và 4-5% số ý kiến ủng hộ.

Đồng thời, phe đối lập Nga không có khả năng và không thể đề cử một ứng cử viên thống nhất để có thể tranh cử ngang sức với ông Putin trong cuộc bầu cử vào ngày 4/3 tới. Vì vậy, tại cuộc bầu cử tổng thống mới mà cả chính quyền Nga lẫn ông Putin đều mong muốn và phấn đấu tổ chức một cách trung thực, công bằng và dân chủ, phe đối lập Nga hoặc phần đông trong số họ sẽ buộc phải công nhận thắng lợi xứng đáng của ông Putin.

>>  Putin 'bật mí' về tương lai
Theo VNP
 
Cập nhật lúc :11:21 AM, 14/11/2011
Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã có những chia sẻ về tương lai của ông tại câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai.
(ĐVO) Năm 2011, năm thứ 8 của câu lạc bộ Valdai (*), chủ đề chính của cuộc gặp là “Bầu cử 2011– 2012 và tương lai của nước Nga” (Bầu Duma quốc gia năm 2011, bầu Tổng thống Nga năm 2012), cũng như “Các kịch bản phát triển cho 5– 8 năm tới”. Thủ tướng Nga ám chỉ với các nhà chính trị học phương Tây là sẵn sàng giữ chức Tổng thống một thời gian dài.

Người đứng đầu Hội chính sách đối ngoại Đức, ông Alexander Rahr trả lời phỏng vấn Izvestia, ngay sau bầu cử Vladimir Putin sẽ bổ nhiệm Dmitry Medvedev làm Thủ tướng, dành cho ông này quyền hoàn toàn tự do thành lập chính phủ và sẽ phê duyệt bất cứ tổ chức nào mà Thủ tướng đề nghị.

"Ông ấy nói chính phủ sẽ có nhiều gương mặt trẻ mới, và Medvedev thậm chí sẽ có quyền còn lớn hơn Thủ tướng đương nhiệm Putin trong lĩnh vực kinh tế", ông Rahr nói với báo Izvestia. Medvedev không phải là chính khách đã hết thời và ông này sẽ có quyền tự do hành động một số năm, ông này cho biết thêm.

Chính ông Putin bóng gió nói với các nhà chính trị học, ông có ý định cầm quyền 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Giám đốc các Chương trình châu Á của Viện an ninh thế giới của Mỹ, ông Nikolai Zlobin kể cho báo Izvestia, Thủ tướng Nga nói về các cải cách sẽ thực hiện trong thời gian tới, những cải cách mà ông định tiến hành trong tương lai 5-10-15 năm.

“Khi đánh giá Medvedev, ông ấy (Putin) nói Medvedev đã thực hiện có hiệu quả chức trách của Tổng thống, trong nhiệm kỳ này họ thậm chí đã trở thành những người bạn gần gũi nhau hơn. Điều thú vị, Putin đã nói Medvedev thậm chí đã ủng hộ ý tưởng hiện đại hoá của chúng tôi", ông Zlobin nói.

Cũng theo nhân chứng cuộc gặp của Câu lạc bộ Valdai, Thủ tướng cũng chia sẻ hình dung của ông về sự phát triển tiếp của hệ thống chính trị trong nước sau bầu cử. Theo Rahr, Putin muốn xây dựng hệ thống đa đảng đầy đủ và hi vọng vào sự đoàn kết của những đảng nhỏ.

Theo ông này, ông Putin nhận định, "trục chính quyền" (thuật ngữ chỉ sự tập trung quyền hành pháp vào cấp liên bang) đã hoàn thành sứ mệnh của nó và đến nay có thể nghĩ về việc thay đổi hệ thống, tạo cho công dân nhiều khả năng hơn tác động vào sự hình thành chính quyền ở cơ sở.
Thủ tướng Putin gặp gỡ các thành viên câu lạc bộ Valdai.
Những người tham dự cuộc gặp ghi nhận, trong chính sách đối ngoại Putin trở nên ít triệt để, cương quyết hơn. Trong phát biểu, ông phê phán một số kế hoạch cụ thể của các đối tác Mỹ và châu Âu. Ví dụ, ông đã bình luận một cách nghiêm khắc các kế hoạch của Uỷ ban Châu Âu (ЕС) thông qua bó chính sách năng lượng thứ ba và gọi chúng là chống lại quy luật kinh tế thị trường. Ông Zlobin kể: “Ông ấy (Putin) đã ví Liên minh Châu Âu với con chuột đồng, ngậm đầy mồm và không thể nuốt trôi”.

Vấn đề năng lượng đã làm Putin rất quan tâm và ông đã thể hiện cho các thành viên câu lạc bộ Valdai thấy những hiểu biết sâu sắc của mình trong lĩnh vực này. Thủ tướng đã vẽ sơ đồ khai thác khí đốt và trên các sơ đồ đó giải thích ưu thế của những phương pháp khác nhau.

Những người tham dự cuộc gặp mà báo Izvestia hỏi chuyện đều nhận xét, Vladimir Putin đã thay đổi nhiều, trở nên tự tin hơn và điềm tĩnh, khoan nhượng hơn.

(*) “Câu lạc bộ tranh luận quốc tế Valdai (gọi ngắn là Câu lạc bộ Valdai), cuộc gặp mặt định kỳ hàng năm của các chuyên gia Nga và nước ngoài chuyên nghiên cứu về chính sách đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga.

Câu lạc bộ bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2004 theo sáng kiến của hãng thông tấn RIA Novosti, Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng (SWAP), báo The Moscow Times các tạp chí Nước Nga trong chính trị toàn cầu và Russia Profiles.

Ngày 6/9 năm đó đã có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga lúc đó Putin tại dinh thự riêng Novo - Ogaryovo của ông. Từ đó đã trở thành truyền thống: hàng năm V. Putin có cuộc gặp riêng với các thành viên của câu lạc bộ.

Hai năm sau, một trong những chuyên gia Mỹ hàng đầu về Nga Kuchins đã gọi Câu lạc bộ Valdai là một trong những "biện pháp vận động quần chúng có hiệu quả nhất của điện Kremli”. Trong thời gian câu lạc bộ hoạt động đã có hơn 400 chuyên gia đến từ 35 quốc gia của thế giới tham gia.

Năm 2011, năm thứ 8 của câu lạc bộ, chủ đề chính của cuộc gặp là” “Bầu cử 2011– 2012 và tương lai của nước Nga” (2011– bầu Duma quốc gia, 2012– bầu Tổng thống Nga), cũng như “Các kịch bản phát triển cho 5– 8 năm tới”.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét