19/01/2012 | 16:07:00
Rất khó để tìm mua hàng Việt Nam tại các khu chợ và Trung tâm thương mại của Lạng Sơn (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Trải qua nhiều đêm "mật phục" hàng lậu, giờ rảo bước khắp các chợ từ Tân Thanh (khu cửa khẩu Tân Thanh) đến chợ Đông Kinh, chợ Đêm… của thành phố Lạng Sơn, đâu đâu tôi cũng thấy tràn ngập hàng “made in China,” và trong số này dù không ai dám khẳng định nhưng dám chắc ít nhất hơn nửa là hàng không rõ nguồn gốc. Chính điều này đã làm cho hàng Việt đang có nguy cơ bị lép vế ngay chính trên sân nhà.
Cạnh tranh sát sạt
Tại trung tâm thương mại Hồng Kông, gần cửa khẩu Tân Thanh, mặc dù thời tiết rất lạnh và mưa nhưng hàng đoàn xe từ các tỉnh vẫn ùn ùn kéo lên khu cửa khẩu này để mua sắm.
Một điều dễ thấy là trên tay khách du lịch nào cũng đều nặng trĩu đồ còn trong xe thì chật cứng hàng hóa.
Chị Nguyễn Thu Phương, một khách du lịch từ Bắc Giang lên cho biết, hàng hóa Trung Quốc vừa rẻ, mẫu mã lại bắt mắt nên mua về dùng một thời gian.
Đánh đúng tâm lý này của khách hàng nên dù có giá rẻ bất ngờ nhưng nhiều người vẫn bị mua hớ vì theo dân buôn bán ở đây, hàng trong chợ này thường bị nói thách gấp cả 5-7 lần.
Phía trong chợ, hàng quần áo bày bán từng sạp rất lớn và với những tấm biển “giá sốc” giảm giá đến 90% luôn được treo lên để hút khách hàng. Chỉ từ 50.000 đồng -150.000 đồng là có thể mua được một chiếc áo da và áo phao.
Chủ hàng ở đây luôn miệng quảng cáo, hàng chính hiệu Quảng Đông thanh lý cuối năm giảm giá 90%, giá áo da, áo phao xuất xưởng là 1.200.000 đồng/chiếc, nhưng giá bán tại cửa hàng này chỉ là 120.000-150.000 đồng/chiếc. Riêng áo sơ mi cotton hàng Quảng Đông chính hiệu, giá xuất xưởng 120.000 đồng/chiếc thì hiện chỉ còn 100.000 đồng/3 chiếc...
Quay về chợ Đông Kinh, khu chợ lớn và sầm uất nhất của thành phố Lạng Sơn, không khí mua sắm hàng cuối năm cũng rất nhộn nhịp. Tuy nhiên, mọi thứ hàng hóa, vật dụng từ cây kim, sợi chỉ đến hàng gia dụng đắt tiền đều là hàng Trung Quốc.
Chị Vân, một tiểu thương chợ Đông Kinh cho biết, hàng Việt Nam khó bán ở đây vì giá còn quá cao so với thu nhập thực tế trong khi mẫu mã lại không nhiều để khách hàng có thể lựa chọn.
Trong khi đó, hàng Trung Quốc vừa được chiết khấu cao, lại được giao hàng đến tận nơi nên chi phí có thể tiết kiệm tối đa.
Giật mình hơn nữa là ngay tại các nhà nghỉ bình dân, đến các quán ăn trong thành phố thì khi có nhu cầu khách hàng đều có thể mua được hàng hóa với lời chào mời rất hấp dẫn.
Thiếu một cơ chế "mềm"
Tại hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12 tại Hà Nội cho thấy, hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng.
Nhưng thực tế, sức cạnh tranh của hàng Việt còn thấp và mới chỉ chiếm thị phần chính trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, còn tại các chợ truyền thống (chiếm đến 80% thị phần bán lẻ), đặc biệt là vùng sâu vùng xa thì hàng Việt vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố làm hàng Việt bị làm khó ngay trên sân nhà là do phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư có hạn nên khó có thể tìm được vị trí đẹp, giá “chịu được” để mở rộng thị trường.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp trong nước còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vừa có tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, vừa nhiều kinh nghiệm quảng cáo tiếp thị, khuyến mại... trong khi đây lại chính là những hạn chế của doanh nghiệp trong nước.
Tại buổi tổng kết ngành dệt may 2011 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam là ở những sản phẩm khó, sản phẩm cao cấp.
Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng với trên 80 triệu dân nhưng thị trường nội địa phải được xây dựng và đầu tư dài hạn và đi vào những phân cấp cụ thể. Hơn nữa, phải xây dựng hệ thống phân phối theo sở thích và nhu cầu của từng vùng riêng biệt.
Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng thừa nhận, từ người sản xuất-cung ứng hàng hóa vào chợ, đến các tiểu thương cũng như người mua hàng và cả cơ quan chức năng lẫn hiệp hội bán lẻ đều mong muốn mở rộng việc bán hàng Việt.
Thậm chí, hàng Việt vẫn không có đủ để bán, nếu có thì mẫu mã rất chậm cải tiến. Hơn nữa sự linh hoạt của hàng Việt cũng không có, giá thì cao ngất ngưởng và phải là người trung lưu mới mua được.
Do vậy, cần có một cơ chế "mềm" linh hoạt thậm chí là cho đổi hàng nếu không bán được, hàng tồn được đổi hàng mới. Nếu không cứ để tiểu thương phải chạy theo nhà cung ứng để hỏi hàng thì rất khó kết nối.
Đặc biệt, việc cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường đồng thời phát triển và xây dựng thương hiệu sẽ rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bài 4: Chống buôn lậu: Đã bắt bệnh thì phải điều trị tận gốc
Cạnh tranh sát sạt
Tại trung tâm thương mại Hồng Kông, gần cửa khẩu Tân Thanh, mặc dù thời tiết rất lạnh và mưa nhưng hàng đoàn xe từ các tỉnh vẫn ùn ùn kéo lên khu cửa khẩu này để mua sắm.
Một điều dễ thấy là trên tay khách du lịch nào cũng đều nặng trĩu đồ còn trong xe thì chật cứng hàng hóa.
Chị Nguyễn Thu Phương, một khách du lịch từ Bắc Giang lên cho biết, hàng hóa Trung Quốc vừa rẻ, mẫu mã lại bắt mắt nên mua về dùng một thời gian.
Đánh đúng tâm lý này của khách hàng nên dù có giá rẻ bất ngờ nhưng nhiều người vẫn bị mua hớ vì theo dân buôn bán ở đây, hàng trong chợ này thường bị nói thách gấp cả 5-7 lần.
Phía trong chợ, hàng quần áo bày bán từng sạp rất lớn và với những tấm biển “giá sốc” giảm giá đến 90% luôn được treo lên để hút khách hàng. Chỉ từ 50.000 đồng -150.000 đồng là có thể mua được một chiếc áo da và áo phao.
Chủ hàng ở đây luôn miệng quảng cáo, hàng chính hiệu Quảng Đông thanh lý cuối năm giảm giá 90%, giá áo da, áo phao xuất xưởng là 1.200.000 đồng/chiếc, nhưng giá bán tại cửa hàng này chỉ là 120.000-150.000 đồng/chiếc. Riêng áo sơ mi cotton hàng Quảng Đông chính hiệu, giá xuất xưởng 120.000 đồng/chiếc thì hiện chỉ còn 100.000 đồng/3 chiếc...
Quay về chợ Đông Kinh, khu chợ lớn và sầm uất nhất của thành phố Lạng Sơn, không khí mua sắm hàng cuối năm cũng rất nhộn nhịp. Tuy nhiên, mọi thứ hàng hóa, vật dụng từ cây kim, sợi chỉ đến hàng gia dụng đắt tiền đều là hàng Trung Quốc.
Chị Vân, một tiểu thương chợ Đông Kinh cho biết, hàng Việt Nam khó bán ở đây vì giá còn quá cao so với thu nhập thực tế trong khi mẫu mã lại không nhiều để khách hàng có thể lựa chọn.
Trong khi đó, hàng Trung Quốc vừa được chiết khấu cao, lại được giao hàng đến tận nơi nên chi phí có thể tiết kiệm tối đa.
Giật mình hơn nữa là ngay tại các nhà nghỉ bình dân, đến các quán ăn trong thành phố thì khi có nhu cầu khách hàng đều có thể mua được hàng hóa với lời chào mời rất hấp dẫn.
Thiếu một cơ chế "mềm"
Tại hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12 tại Hà Nội cho thấy, hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng.
Nhưng thực tế, sức cạnh tranh của hàng Việt còn thấp và mới chỉ chiếm thị phần chính trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, còn tại các chợ truyền thống (chiếm đến 80% thị phần bán lẻ), đặc biệt là vùng sâu vùng xa thì hàng Việt vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố làm hàng Việt bị làm khó ngay trên sân nhà là do phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư có hạn nên khó có thể tìm được vị trí đẹp, giá “chịu được” để mở rộng thị trường.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp trong nước còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vừa có tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, vừa nhiều kinh nghiệm quảng cáo tiếp thị, khuyến mại... trong khi đây lại chính là những hạn chế của doanh nghiệp trong nước.
Tại buổi tổng kết ngành dệt may 2011 mới đây, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam là ở những sản phẩm khó, sản phẩm cao cấp.
Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng với trên 80 triệu dân nhưng thị trường nội địa phải được xây dựng và đầu tư dài hạn và đi vào những phân cấp cụ thể. Hơn nữa, phải xây dựng hệ thống phân phối theo sở thích và nhu cầu của từng vùng riêng biệt.
Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng thừa nhận, từ người sản xuất-cung ứng hàng hóa vào chợ, đến các tiểu thương cũng như người mua hàng và cả cơ quan chức năng lẫn hiệp hội bán lẻ đều mong muốn mở rộng việc bán hàng Việt.
Thậm chí, hàng Việt vẫn không có đủ để bán, nếu có thì mẫu mã rất chậm cải tiến. Hơn nữa sự linh hoạt của hàng Việt cũng không có, giá thì cao ngất ngưởng và phải là người trung lưu mới mua được.
Do vậy, cần có một cơ chế "mềm" linh hoạt thậm chí là cho đổi hàng nếu không bán được, hàng tồn được đổi hàng mới. Nếu không cứ để tiểu thương phải chạy theo nhà cung ứng để hỏi hàng thì rất khó kết nối.
Đặc biệt, việc cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường đồng thời phát triển và xây dựng thương hiệu sẽ rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bài 4: Chống buôn lậu: Đã bắt bệnh thì phải điều trị tận gốc
Đức Duy (Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét