18/01/2012 14:29
(VTC News) - Một xung điện từ trạm radar trên Thái Bình Dương của Mỹ đang được điều tra với nghi vấn là nguyên nhân gây trục trặc cho vệ tinh thăm dò Sao Hỏa Phobos Grunt của Nga.
Xuất phát với một sứ mệnh cao cả là tìm kiếm những mẫu đá của mặt trăng Phobos của Sao Hỏa, nhưng ngay lập tức vệ tinh cùng tên đã biến thành nỗi buồn của người Nga khi gặp rắc rối sau khi xuất phát.
Một ủy ban điều tra của Chính phủ Nga sẽ được lập ra để điều tra về những ảnh hưởng của xung radar Mỹ trong quỹ đạo thứ 2 quanh Trái Đất trước khi đi vào không gian đến Sao Hỏa.
Người đứng đầu ủy ban này là Yuri Koptev, cựu Giám đốc cơ quan không gian vũ trụ Nga Roscosmos. Họ cho biết Phobos Grunt sẽ trải qua một quá trình thử nghiệm với các xung điên tương tự như những gì phát ra từ hệ thống radar trên Thái Bình Dương của Mỹ.
Người đang đứng đầu cơ quan Roscosmos hiện nay, Vladimir Popovkin cho biết có thể Phobos đã gặp trục trặc do gặp phải sự can thiệp của các thế lực nước ngoài. Các chuyên gia đã không loại bỏ khả năng vệ tinh đã vô tình bị ảnh hưởng bởi các sóng điện phát ra từ radar trên đảo Marshall của Mỹ và gây ra các trục trặc trên vi mạch điện tử.
Thông tin trên được nhật báo kinh doanh Kommersant trích từ một nguồn tin cấp cao cơ quan không gian vũ trụ Nga. Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân khác được đưa ra là do va chạm giữa vệ tinh Phobos Grunt và các thiên thạch trong không gian. Vì vậy việc vệ tinh này gặp trục trặc sẽ được điều tra cụ thể để xác nhận là tai nạn hay hành vi phá hoại.
Mặc dù không đề cập cụ thể nhưng các nhà điều tra Nga đã có nhắc đến Chương trình Nghiên cứu Cực quang tần số cao của Mỹ (HAARP - High Frequency Active Auroral Research Program). Đây là chương trình được phát triển vào năm 1993 dùng để nghiên cứu và tiến hành các thí nghiệm liên quan trên tầng điện li - cách mặt đất khoảng 1000km.
Một trong số khu vực có bố trí radar của HAARP là ở Alaska với 140 ăng ten trải rộng trên diện tích 13ha. Kết quả điều tra sẽ được công bố sơ bộ vào 20/1 và chính thức vào 26/1 tới. Việc trải qua các thí nghiệm với các sóng điện có thể giúp các nhà điều tra khẳng định hoặc bác bỏ nguyên nhân liên quan đến hệ thống radar của Mỹ.
Sự việc vệ tinh Phobos Grunt thất bại ngay sau khi phóng lên vũ trụ không chỉ thu hút được cộng đồng các nhà khoa học không gian, nó còn gây ra được sự chú ý đới với các quan chức chính trị cấp cao của Nga. Nó cũng đã dấy lên những gợn sóng trong quan hệ chính trị 2 nước vốn đang được cải thiện nhiều trong thời gian gần đây.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho hay, khả năng bị phá hoại bởi radar Mỹ là hoàn toàn có căn cứ và họ được phép đặt ra giả thuyết này. Ông cũng là người đại diện của Chính phủ trực tiếp giám sát cuộc điều tra liên quan đến vệ tinh Phobos lần này.
Theo một số ý kiến thì đây có thể là cách mà Mỹ dùng để kìm hãm sự phát triển của ngành không gian vũ trụ Nga. Giả thuyết này còn được thêm sức thuyết phục hơn nữa khi Mỹ vừa kết thúc chương trình tàu con thoi nổi tiếng của mình vào năm ngoái. Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín ngành vũ trụ Mỹ, nơi mà đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự xuống dốc của nền kinh tế; theo đó các chi phí liên quan đến nghiên cứu vũ khí và hàng không vũ trụ đã bị cắt giảm một cách đáng kể.
Dù sao đi nữa thì người Nga cũng sớm tìm ra nguyên nhân gây ra rắc rối cho vệ tinh thám hiểm Sao Hỏa của họ. Cho đến lúc này Sao Hỏa vẫn là hành tinh không thân thiện với người Nga nhất, kể từ năm 1996 đến nay, tất cả những vệ tinh phóng lên nhằm nghiên cứu sao Hỏa của Nga đều thất bại.
Tùng Đinh
Tin liên quan |
Một ủy ban điều tra của Chính phủ Nga sẽ được lập ra để điều tra về những ảnh hưởng của xung radar Mỹ trong quỹ đạo thứ 2 quanh Trái Đất trước khi đi vào không gian đến Sao Hỏa.
Người đứng đầu ủy ban này là Yuri Koptev, cựu Giám đốc cơ quan không gian vũ trụ Nga Roscosmos. Họ cho biết Phobos Grunt sẽ trải qua một quá trình thử nghiệm với các xung điên tương tự như những gì phát ra từ hệ thống radar trên Thái Bình Dương của Mỹ.
Người đang đứng đầu cơ quan Roscosmos hiện nay, Vladimir Popovkin cho biết có thể Phobos đã gặp trục trặc do gặp phải sự can thiệp của các thế lực nước ngoài. Các chuyên gia đã không loại bỏ khả năng vệ tinh đã vô tình bị ảnh hưởng bởi các sóng điện phát ra từ radar trên đảo Marshall của Mỹ và gây ra các trục trặc trên vi mạch điện tử.
Những nghi vấn được đặt ra xung quanh thất bại của việc phóng vệ tinh Phobos Grunt của Nga. |
Thông tin trên được nhật báo kinh doanh Kommersant trích từ một nguồn tin cấp cao cơ quan không gian vũ trụ Nga. Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân khác được đưa ra là do va chạm giữa vệ tinh Phobos Grunt và các thiên thạch trong không gian. Vì vậy việc vệ tinh này gặp trục trặc sẽ được điều tra cụ thể để xác nhận là tai nạn hay hành vi phá hoại.
Mặc dù không đề cập cụ thể nhưng các nhà điều tra Nga đã có nhắc đến Chương trình Nghiên cứu Cực quang tần số cao của Mỹ (HAARP - High Frequency Active Auroral Research Program). Đây là chương trình được phát triển vào năm 1993 dùng để nghiên cứu và tiến hành các thí nghiệm liên quan trên tầng điện li - cách mặt đất khoảng 1000km.
Một trong số khu vực có bố trí radar của HAARP là ở Alaska với 140 ăng ten trải rộng trên diện tích 13ha. Kết quả điều tra sẽ được công bố sơ bộ vào 20/1 và chính thức vào 26/1 tới. Việc trải qua các thí nghiệm với các sóng điện có thể giúp các nhà điều tra khẳng định hoặc bác bỏ nguyên nhân liên quan đến hệ thống radar của Mỹ.
Sự việc vệ tinh Phobos Grunt thất bại ngay sau khi phóng lên vũ trụ không chỉ thu hút được cộng đồng các nhà khoa học không gian, nó còn gây ra được sự chú ý đới với các quan chức chính trị cấp cao của Nga. Nó cũng đã dấy lên những gợn sóng trong quan hệ chính trị 2 nước vốn đang được cải thiện nhiều trong thời gian gần đây.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho hay, khả năng bị phá hoại bởi radar Mỹ là hoàn toàn có căn cứ và họ được phép đặt ra giả thuyết này. Ông cũng là người đại diện của Chính phủ trực tiếp giám sát cuộc điều tra liên quan đến vệ tinh Phobos lần này.
Theo một số ý kiến thì đây có thể là cách mà Mỹ dùng để kìm hãm sự phát triển của ngành không gian vũ trụ Nga. Giả thuyết này còn được thêm sức thuyết phục hơn nữa khi Mỹ vừa kết thúc chương trình tàu con thoi nổi tiếng của mình vào năm ngoái. Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín ngành vũ trụ Mỹ, nơi mà đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự xuống dốc của nền kinh tế; theo đó các chi phí liên quan đến nghiên cứu vũ khí và hàng không vũ trụ đã bị cắt giảm một cách đáng kể.
Dù sao đi nữa thì người Nga cũng sớm tìm ra nguyên nhân gây ra rắc rối cho vệ tinh thám hiểm Sao Hỏa của họ. Cho đến lúc này Sao Hỏa vẫn là hành tinh không thân thiện với người Nga nhất, kể từ năm 1996 đến nay, tất cả những vệ tinh phóng lên nhằm nghiên cứu sao Hỏa của Nga đều thất bại.
Tùng Đinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét