Lời đáp của Nga với NMD châu Âu sẽ rất cứng rắn

Tiếng nói nước Nga:
23.11.2011, 20:21
© Photo: RIA Novosti

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ ra những biện pháp đáp trả việc Hoa Kỳ và NATO xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Động thái đầu tiên là lập tức đưa trạm radar cảnh báo tên lửa ở Kaliningrad vào thành phần chiến đấu.

Tổng thống Dmitry Medvedev đã có thông điệp gửi các công dân của đất nước trong tương quan tình hình xung quanh lá chắn tên lửa của các nước NATO ở châu Âu. Tổng thống giải thích rằng chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu đã bắt đầu khởi động. Nga không thể bỏ qua không chú ý đến quá trình này hay không có phản ứng hợp lý. Nguyên thủ Nhà nước Nga đã thông qua hàng loạt quyết định, là câu trả lời cho việc xây dựng NMD châu Âu.

Theo ủy thác của Tổng thống, Bộ Quốc phòng Nga lập tức đưa hệ thống radar cảnh báo tên lửa tại thành phố Kaliningrad vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Thứ hai, trong khuôn khổ tạo lập hệ thống Phòng không-vũ trụ, ưu tiên hàng đầu sẽ được dành cho việc tăng cường bảo vệ các chủ thể thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược. Thứ ba, các tên lửa đạn đạo được đưa vào thành phần của Lực lượng tên lửa chiến lược và Hải quân sẽ trang bị bằng những tổ hợp hiện đại bậc nhất và đầu đạn hạt nhân hiệu quả cao, có tiềm năng chọc thủng lá chắn phòng thủ tên lửa. Thứ tư, Tổng thống giao cho các lực lượng vũ trang nhiệm vụ phát triển biện pháp đảm bảo rằng trong trường hợp cần thiết, sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thống thông tin và điều khiển của lá chắn tên lửa NMD của đối phương. Đó sẽ là những biện pháp hợp lý, hiệu quả mà chi phí thấp.

Về khả năng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu, thì Nga và NATO đã từng nói đến một năm trước đây. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO hồi tháng 11 năm 2010 ở Lisbon, đã quyết định tái khởi động mối quan hệ giữa Matxcơva và khối liên minh Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sau một năm các thành viên của hai bên tiến hành nhiều cuộc gặp mà vẫn không xuất hiện hiểu biết thống nhất rằng hệ thống NMD chung phải như thế nào. Quan điểm về cấu ​​trúc an ninh tên lửa tại châu Âu của Nga và Hoa Kỳ hóa ra không tương đồng. Nga xác định rất rõ ràng về phần tham gia của mình trong hệ thống lá chắn tên lửa mà Hoa Kỳ và NATO thành lập, đồng thời nêu đòi hỏi cụ thể có đảm bảo pháp lý rằng hệ thống này không nhằm chống Nga. Tuy nhiên, yêu cầu chính đáng đó của Matxcơva không được đáp ứng. Ông Dmitry Medvedev đã đề xuất khái niệm mới về hợp tác và đảm bảo an ninh ở châu lục Âu.

“Một năm trước đây tại hội nghị cấp cao của Hội đồng NATO - Nga ở Lisbon, tôi đã khởi xướng sáng kiến thành lập ở châu Âu một hệ thống phòng thủ tên lửa chung, xây dựng theo nguyên tắc "kết nối các phân khúc”, - Tổng thống Dmitry Medvedev nhắc nhở. Hơn thế nữa, Nga đã sẵn sàng tiến tới cải biến hệ thống này tính đến quan điểm của các đối tác trong NATO. Nhưng vẫn bảo lưu những điểm chính: Châu Âu không cần những tuyến phân chia mới, mà cần một vành đai an ninh thống nhất với sự tham gia bình đẳng và được ghi nhận hợp pháp của Nga.

Ban lãnh đạo NATO và Hoa Kỳ ra sức trấn an thuyết phục Matxcơva rằng kế hoạch lá chắn tên lửa của họ không nhằm chống Nga. Tuy nhiên, điều đó chỉ là trên lời lẽ. Đồng thời, việc thực thi chương trình NMD châu Âu lại mở rộng đến những nước thành viên NATO sát gần Nga như Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha.

Nhà Trắng đã hoạch định kế hoạch tiếp cận thích ứng triển khai NMD châu Âu theo từng giai đoạn. Hiện thời Washington lo bố trí các hệ thống trên tàu biển. Sau năm 2015, các căn cứ phòng thủ tên lửa cần phải xuất hiện tại các nước Đông Âu. Trong tương lai không xa là việc triển khai những thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa sát gần biên giới Nga và ở những vùng biển lân cận. Matxcơva sẽ không tham gia vào một chương trình mà sau này qua từ 6 đến 8 năm có khả năng làm suy yếu và kiềm chế những tiềm năng của Nga, - ông Medvedev khẳng định.

Nếu những biện pháp này vẫn sẽ không đủ, Liên bang Nga sẽ bố trí ở phía Tây và phía Nam đất nước những hệ thống vũ khí tấn công, đảm bảo đánh bại các tổ hợp hỏa lực của thành phần NMD châu Âu thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Một trong những bước đi như vậy sẽ là triển khai tổ hợp tên lửa “Iskander" tại “khu vực đặc biệt ở Kaliningrad". Sẽ chuẩn bị và thực thi cả những các biện pháp thích hợp khác về chống các thành phần châu Âu của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Trong tình huống tồi tệ nhất, Nga có quyền từ chối những bước tiếp theo trong giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí. Tính đến liên hệ không tách rời giữa vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ, có thể nảy sinh căn cứ để ra khỏi Hiệp ước START. Đây cũng là thỏa thuận dự kiến chung.

Tại cuộc họp gần đây nhất của các nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ (ngày 12 tháng 11 năm nay trong Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu) các ông Medvedev và Obama đều thừa nhận các cuộc đàm phán về NMD không đạt tiến bộ. Tuy nhiên cũng không bên nào dự định từ bỏ thương lượng.

Trong thông điệp của mình, Tổng thống Dmitry Medvedev một lần nữa nhấn mạnh: hiện nay vẫn mở rộng cánh cửa tiếp tục đối thoại với Hoa Kỳ và NATO về phòng thủ tên lửa, cũng như về hợp tác thiết thực trong lĩnh vực này. Nga và Hoa Kỳ vẫn có cơ hội đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau về hệ thống phòng thủ tên lửa, nếu biết tính đến quan tâm an ninh của Nga.

Tổng thống Dmitry Medvedev đã không chỉ một lần nhấn mạnh: Nga có thể đặt ra sự lựa chọn - tạo lập hệ thống NMD riêng của mình hoặc là khôi phục cuộc chạy đua vũ trang. Các nước NATO thấy ý tưởng gì trong lời tuyên bố của Tổng thống Nga? Bây giờ đến lượt họ phải trả lời.

Cùng chủ đề

Tổng thống Medvedev: Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước START nếu Mỹ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu


Tiếng nói nước Nga:
23.11.2011, 16:56

© Photo: www.vesti.ru

Trong tương quan tiếp diễn việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, các tên lửa đạn đạo chiến lược sẽ được trao vào tay Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) và Hải quân, sẽ trang bị những tổ hợp hiện đại đầy hứa hẹn và đầu đạn hạt nhân hiệu quả cao có tiềm năng vượt qua lá chắn phòng thủ tên lửa. Đó là tuyên bố hôm nay của Tổng thống Dmitry Medvedev. Ông Medvedev cũng thông báo Nga sẽ bố trí các hệ thống tấn công như "Iskander" trong trường hợp tiếp nối triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phòng thủ của Mỹ ở châu Âu. "Nếu những biện pháp khác không đủ, Liên bang Nga sẽ bố trí ở phía Tây và phía Nam đất nước những hệ thống vũ khí tấn công, đảm bảo đánh bại các tổ hợp hỏa lực của thành phần NMD châu Âu thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Một trong những bước đi như vậy sẽ là triển khai tổ hợp tên lửa “Iskander " tại “khu vực đặc biệt ở Kaliningrad", - Tổng thống Medvedev nói rõ. Nguyên thủ quốc gia Nga đã chỉ thị nhanh chóng tăng cường sự bảo vệ của các chủ thể lực lượng hạt nhân chiến lược trong khuôn khổ tạo lập hệ thống quân sự phòng không-vũ trụ của Liên bang.


Tiếng nói nước Nga:

23.11.2011, 17:08

Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước START nếu Mỹ tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa NMD ở châu Âu. Tổng thống Dmitry Medvedev đã công bố điều này trong thông điệp truyền hình gửi tới người dân Nga. Tuy nhiên, ông cho biết, Matxcova và Washington còn thời gian để đạt sự hiểu biết và thỏa thuận về NMD, trong trường hợp các lợi ích an ninh của Nga sẽ được tính tới. Tổng thống nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng đối thoại với Hoa Kỳ về phòng thủ tên lửa, nhưng chỉ trong điều kiện tạo lập khuôn khổ và nghĩa vụ pháp lý rõ ràng. "Chúng tôi không đóng cửa cuộc đối thoại với Hoa Kỳ và NATO về phòng thủ tên lửa, cũng như sự hợp tác thiết thực trong lĩnh vực này. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại,", - ông Medvedev đảm bảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét