Cuộc điều tra đã dẫn tới việc tổng cộng 16 phi công “dởm” bị phát hiện và sa thải. Những phi công này được tuyển dụng bởi các hãng hàng không nội địa lớn, trong đó hãng hàng không quốc gia Air India, cũng như các hãng hàng không nội địa hàng đầu là Jet Airways, SpiceJet và IndiGo.
3 nhân viên của DGCA đã bị cáo buộc liên quan tới vụ việc và đang đối mặt với các cáo buộc tại toà.
Người đứng đầu DGCA, ông Bharat Bhushan, cho biết các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên đã giúp giới chức xác định những người có liên quan tới các vụ làm bằng lái giả.
“Giờ đây chúng tôi đang kiểm tra toàn bộ tất cả những bằng lái đã được cấp. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm trong sạch toàn bộ hệ thống”, ông Bhushan nói.
Các bằng lái giả đã bị đưa ra ánh sáng sau khi một phi công hạ cánh một chiếc máy bay Airbus bằng bánh trước thay vì 2 bánh sau hồi tháng 3 năm nay.
Cuộc hạ cánh bất thường đã gây ra hồi chuông báo động, khiến các nhà chức trách vào cuộc điều tra và phát hiện ra rằng phi công trên đã dùng giấy tờ giả để có được bằng lái máy bay.
Nhu cầu về phi công đã bùng nổ tại Ấn Độ kể từ những năm 1990, khi nước này tự do hóa thị trường hàng không thương mại và cho phép mở các hãng hàng không tư nhân để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường không ngày càng gia tăng tại Ấn Độ.
Sự ra đời của các hãng hàng không giá rẻ đã dẫn tới số lượng các phi công tăng vọt. Ước tính hiện Ấn Độ có khoảng 8.000 phi công chính và phi công phụ.
Ông E.K. Bharat Bhushan cũng thừa nhận sự khó khăn khi kiểm tra bằng lái của tất cả các phi công đang làm việc tại Ấn Độ, thị trường hàng không nội địa phátt triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng 18,4% mỗi năm.
DCGA cũng lo ngại về số lượng các trường huấn luyện phi công hoạt động không nghiêm túc tại nước này, với một số giáo viên gian lận giờ bay để nhận tiền hối lộ.
Ấn Độ có 40 cơ sở đào tạo phi công trên khắp cả nước.
An BìnhTheo AFP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét