>> Nga doạ rút khỏi Start, triển khai tên lửa tại châu Âu
Đơn vị radar tại Kaliningrad được trang bị hệ thống radar Voronezh-DM mới.
Nhà lãnh đạo Nga Medvedev trước đó đã cảnh báo rằng các tên lửa của Nga có thể được triển khai ở biên giới EU nếu lá chắn tên lửa Mỹ được lắp đặt.
Washington muốn hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn sàng vào năm 2020, cho rằng hệ thống là cần thiết nhằm bảo vệ khỏi mối đe doạ tên lửa tìm tàng từ những quốc gia như Iran.
Dưới thời Tổng thống George W Bush, Mỹ ban đầu muốn triển khai các phần chính của hệ thống lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Cộng hoà Czech, nhưng Nga phản đối mạnh mẽ.
Khi Tổng thống Obama nhậm chức, ông đã giảm bớt các tham vọng này. Tuy nhiên, Mátxcơva chưa hài lòng rằng các kế hoạch được sửa đổi sẽ không gây ra mối đe doạ đối với các lợi ích của Nga.
“Tín hiệu của chúng tôi”
Trong một tuyên bố được các hãng tin tức Nga đăng tải, ông Medvedev nói: “Tôi hi vọng bước đi này sẽ được các đối tác chúng ta nhìn nhận là tín hiệu đầu tiên về sự sẵn sàng của Nga nhằm đưa ra câu trả lời thích hợp đối với các mối đe doạ mà lá chắn tên lửa gây ra cho lực lượng hạt nhân chiến lược của chúng ta”.
“Nếu tín hiệu của chúng tôi bị phớt lờ… chúng tôi sẽ triển khai các phương tiện phòng thủ khác, trong đó có việc áp dụng các biện pháp đáp trả mạnh mẽ và triển khai một nhóm tấn công”, Interfax dẫn lời Tổng thống Nga.
Ông Medvedev đã nói về việc triển khai các tên lửa Iskander - phiên bản hiện đại của tên lửa đất đối đất di động Scud tại Kaliningrad.
Hôm nay, ông Medvedev nói Nga sẵn sàng lắng nghe các đề xuất phòng thủ chống tên lửa mới từ “các đối tác phương Tây” nhưng những lời đảm bảo là không đủ.
“Những tuyên bố miệng không đủ đảm bảo lợi ích của chúng tôi”, ông nói. “Nếu các bước đi khác được thực hiện, chúng tôi sãn sàng lắng nghe họ, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, những tuyên bố miệng là không đủ.
“Châu Âu và Đại Tây Dương”
Hệ thống radar được kích hoạt theo lệnh của ông Medvedev được lắp đặt năm nay tại Pionerskoye, Kaliningrad và nhằm thay thế các hệ thống cũ tại Ukraine và Belarus, theo trang web tin tức Lenta.ru của Nga.
Với phạm vi hoạt động 6.000km, hệ thống radar Voronezh DM có thể bao phủ “tất cả châu Âu và Đại Tây Dương”, theo quân đội Nga.
Voronezh DM được thiết kế để dò tìm không gian và các mục tiêu khí động học, trong đó có các tên lửa hành hành trình và đạn đạo.
Chương trình hạt nhân của Iran và việc nước này phát triển các tên lửa tầm xa đã gây lo ngại cho các quốc gia phương Tây, bất chấp việc Tehran khẳng định rằng nước này không tìm cách phát triển vũ khí nguyên tử.
An Bình
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét