Thái Lan sẽ không phản đối xây dựng đập Xayaburi tại Lào nhưng Vientiane phải chịu trách nhiệm nếu dự án gây thiệt hại môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Preecha Rengsomboonsuk nói.
Ông Preecha được Bangkok Post trích lời nói Thái Lan coi dự án kể như công việc nội bộ của Lào và Thái Lan không có quyền can thiệp.
"Lào có quyền xây dựng đập vì đập này nằm trong lãnh thổ của Lào. Chúng tôi sẽ không phản đối dự án. Nhưng nếu có bất kỳ tác động môi trường nào, chính phủ Lào phải chịu trách nhiệm," ông nói.
"Chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ ý kiến quan ngại của các tổ chức tại Thái Lan đối với dự án này cho chính phủ Lào," ông nói thêm.
Lập trường của Thái Lan đã được thể hiện rõ ràng tại một cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Thái về Sông Mekong, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Preecha vào thứ Ba 29/11.
Thông điệp của phía Thái sẽ được chuyển tới tất cả các thành viên của Ủy ban sông Mekong (MRC) tại một cuộc họp vào ngày 7/12-9/12 ở Siem Reap, Campuchia.
Dự án đập thủy điện này là chủ đề chính trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp của MRC.
MRC cho biết dự án có thể có tác động môi trường xuyên biên giới nên phải hoàn tất có quá trình tham vấn với các thành viên khác trước khi triển khai.
Quá trình tham vấn để xây đập Xayaburi này đi đến việc các bên Campuchia, Việt Nam và Thái Lan có quan điểm khác nhau từ lần nhóm họp hồi tháng Tư năm nay.
"Dự án kể như công việc nội bộ của Lào và Thái Lan không có quyền can thiệp"
Preecha Rengsomboonsuk, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan
Campuchia muốn xem thêm các nghiên cứu để chính phủ Lào có thể thực hiện các biện pháp giảm nhẹ các tác động môi trường.
Việt Nam nói dự án nên bị đình chỉ trong 10 năm trong khi Thái Lan cho biết dự án nên phát triển "hết sức sự thận trọng" về để tránh ảnh hưởng môi trường.
Lào trước đó cho biết Vientiane đã xem xét tất cả các mối quan ngại và gần đây cho biết sẽ tiếp tục dự án vào cuối năm nay và nói lý do rằng đã hoàn tất quá trình tham vấn.
Dự án nhà máy thủy điện 1.260 MW dự kiến sẽ tạo ra điện cho Thái Lan vào năm 2019, và Bộ Điện lực Thái Lan sẽ là bên mua điện duy nhất.
Ch Karnchang Co là tập đoàn triển khai dự án với sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng của Thái Lan.
Pianporn Deetes, nhà điều phối chiến dịch Sông Quốc tế, cho biết bà rất thất vọng với lập trường của chính phủ Thái Lan với dự án Xayaburi vì dự án không có ích cho công chúng.
"Tôi không nghĩ rằng Thái Lan sẽ từ chối trách nhiệm vì Thái Lan đầu tư vào dự án này và mua điện. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của chúng tôi phản đối lại dự án."
"Nếu đập được xây dựng thì sẽ có thêm nhiều đập khác sẽ được triển khai và rồi độ phù sa và màu mỡ của sông Mekong sẽ không còn nữa", bà nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét