Anh, Pháp ở Libya: Sa lầy hay không sa lầy?

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:55 AM, 29/04/2011

Sợ sa lầy vào cuộc chiến mới, các quốc gia phương Tây đang tính đến việc "chia đôi" Libya khi can thiệp quân sự không thoát khỏi thế bế tắc.

Các hành động quân sự của phương Tây không còn đi theo mục tiêu “bảo vệ dân thường” mà chuyển thành “thay đổi chế độ” tại Libya.

Theo đó, phương Tây hy vọng ông Gaddafi, trước áp lực chiến tranh, sẽ nhanh chóng từ chức để có thể: Kết thúc chiến sự, tiết kiệm chi phí chiến tranh, phù hợp với nguyện vọng và đảm bảo lợi ích riêng của một số nước phương Tây tại Libya.

Hiện nay, nội chính nước Anh xảy ra những bất đồng đối với việc tham chiến tại Libya, một số quan chức Anh đang tỏ ra lo lắng và hoài nghi đối với bối cảnh cuộc chiến tại Libya và hy vọng Quân đội Anh có thể rút ra khỏi “đầm lầy Libya” càng sớm càng tốt.

Nhân dân Anh đang e ngại rằng chiến trường Libya sẽ lặp lại kịch bản chiến trường ở Iraq và Afganistan. Điều này làm cho Quân đội Anh rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Nếu cuộc chiến Libya kéo dài, chi tiêu khổng lồ cho 2 chiến trường (tại Libya và Afganistan) sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế "mong manh" đang phục hồi của Anh.

Các cuộc không kích của NATO đang phải chịu búa rìu của dư luận quốc tế vì đã vượt ra khỏi tiêu chí của Liên Hợp Quốc.


Pháp cũng rơi vào tình trạng tương tự nước Anh. Cuối năm 2011, Pháp sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống cho nhiệm kì tới, Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy hy vọng, việc Pháp tham chiến tại Libya đã trở thành một trong những nguyên nhân chính nhằm thu hút được điểm số cao.

Nếu như cuộc chiến tại Libya tiếp tục bế tắc ông Sarkozy và Thủ tướng Anh Cameron sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Giám đốc Trung tâm Phân tích Quốc tế và Trung Đông của Mỹ, ông Otavi nhận định là việc Mỹ quay lại Libya: Một mặt nhằm giảm áp lực từ các thành viên đối với NATO; Mặt khác, chính quyền Obama không muốn chiến sự tại Libya rơi vào thế bế tắc như ở Iraq.

Ông Otavi cho rằng, cách duy nhất để phá vỡ thế bế tắc tại Libya chính là gửi lực lượng chiến đấu mặt đất nhưng các nhà quan sát lại lưu ý rằng trong Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc không có cơ sở cho việc đó. Nếu như NATO miễn cưỡng làm như vậy sẽ vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.

Chuyên gia quân sự Mỹ Carpenter cho biết: “Mỹ tăng cường các hành động quân sự tại Libya vì các quan chức Mỹ lo lắng nếu không làm như vậy ông Gaddafi sẽ không ra đi và chiến sự tại Libya sẽ tiếp tục rơi vào thế bế tắc”.

Ông Carpenter cũng nhận định, nếu như Mỹ và NATO có thể buộc ông Gaddafi chấm dứt các cuộc chiến tại tây Libya nhưng cho dù tình hình bế tắc bị phá vỡ thì vẫn rất khó để dự đoán tình hình sau đó sẽ như thế nào, Libya có khả năng sẽ xuất hiện sự nhầm lẫn giữa phía đông - phía tây và các quốc gia phương Tây có thể bị buộc phải tham gia vào các nhiệm vụ xây dựng quốc gia. Ông nói: “Trong một thời gian dài, Libya sẽ trở thành một quốc gia chia đôi - có lẽ vĩnh viễn như vậy".

Như vậy, khi không kích Libya không đạt kết quả mong muốn, lại không thể can thiệp quân sự trực tiếp bằng cách đưa quân đổ bộ vào Libya (vì vượt quá giới hạn cho phép của Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc), vấn đề Libya trở nên bế tắc với phương Tây.

Bên cạnh đó, các vấn đề tài chính, kinh tế đang tạo áp lực nặng nề cho các chính phủ tham gia không kích NATO nếu tình trạng bế tắc tiếp diễn. Do đó, "chia đôi" Libya thành 2 miền đông (thuộc phe nổi dậy), tây (thuộc chế độ của ông Gaddafi) đang là một giải pháp bất đắc dĩ cho tất cả các bên.
Lan Giang


baodatviet.vn
Quân nổi dậy Libya sẽ phản bội phương Tây?
Cập nhật lúc :2:14 PM, 29/04/2011

Chuyên gia Pháp cảnh báo: "Đầu tư" cho quân nổi dậy, phương Tây có thể rước quả đắng như hậu quả của việc Mỹ dùng Taliban chống lại Liên Xô.

Các quốc gia phương Tây đang tăng cường các hành động quân sự tại Libya và hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy.

NATO đã mở rộng mục tiêu ném bom của mình, ngoài việc trực tiếp đe doạ tới dân thường, xe tăng, các loại vũ khí hạng nặng khác còn bao gồm cả các phương tiện truyền thông, trung tâm chỉ huy, cơ sở hậu cần…để làm suy yếu khả năng chiến đấu của Quân đội Chính phủ Libya.

Ngày 25/4, các máy bay ném bom của NATO đã tiến hành tấn công vào doanh trại của ông Gaddafi mục đích là để tiêu diệt nhà lãnh đạo này. Các thông tin trên cho thấy phương Tây dường như đang mở cuộc tấn công tổng lực nhằm vào ông Gaddafi.

Ông Bruno Racine (*), chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Học viện Chính trị Paris, Pháp đã thẳng thừng chỉ ra, việc tăng cường các hành động quân sự để thực hiện mục tiêu thiết lập vùng cấm bay nhằm lật đổ chính quyền Libya là một điều vô cùng nguy hiểm.

Điều này sẽ tạo ra ấn tượng tiêu cực đối với cộng đồng quốc tế đó là các cường quốc phương Tây sử dụng vũ lực trong một quốc gia có chủ quyền để lựa chọn ra một bộ máy chính quyền mới phù hợp với lợi ích của mình.

Ông Bruno Racine là nhà văn, cũng là một viên chức cao cấp của Pháp. Ông từng giữ chức giám đốc Trung tâm văn hóa Georges-Pompidou và là chủ tịch Thư viện Quốc gia Pháp từ năm 2007, ngoài ra ông còn là chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Học viện chính trị Paris.

Sau một thời gian làm việc trong văn phòng thủ tướng cho Jacques Chirac, Bruno Racine được chỉ định làm giám đốc phụ trách văn hóa của thành phố Paris vào năm 1988. Tiếp đó, ông chuyển sang bộ Ngoại giao rồi giữ chức giám đốc Viện Hàn lâm Pháp tại Roma trước khi trở thành giám đốc Trung tâm văn hóa Georges-Pompidou. Từ 28/3/2007, ông Bruno Racine trở thành chủ tịch thư viện quốc gia Pháp, kế nhiệm Jean-Noël Jeanneney.

Học giả nổi tiếng Ata Li của Pháp cũng cho biết, các cuộc không kích của NATO không thể tạo ra áp lực đủ lớn để buộc ông Gaddafi phải từ chức, việc vũ trang cho lực lượng nổi dậy cũng tạo ra một mối nguy hiểm rất lớn, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra ở Afganistan.

Những năm 1980, Mỹ viện trợ cho Taliban để chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô thì giờ đây, lực lượng này trở thành mối đe doạ trực tiếp với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác.

Ông Jacques Attali sinh ngày 1/11/1943 tại Algiers, Algeria là kinh tế gia và học giả Pháp. Từ 1981-1991, ông là cố vấn cho Tổng thống François Mitterrand.

Lan Giang (theo xinhua)


Cập nhật lúc :11:27 AM, 29/04/2011

Sau khi bị đẩy lui khỏi trung tâm Misrata, Quân đội Libya đã pháo kích thành phố, có thể bằng loại đạn pháo còn lớn hơn rocket Grad.

Phe nổi dậy tố cáo ông Gaddafi đã bắt đầu sử dụng các loại tên lửa lớn hơn loại tên lửa Grad được sử dụng từ đầu cuộc chiến đến nay.

Trong một đoạn clip trên Youtube, một binh sĩ nổi dậy tên Marwan tố cáo những quả đạn kiểu mới đã gây ra thiệt hại lớn hơn và “Gaddafi đang cố gắng san bằng Misrata”.

Đáp lại, Chính phủ Libya cho rằng họ đang phải chiến đấu với những phần tử Hồi giáo cực đoan và những kẻ khiêu khích được nước ngoài giật dây đang cố ý đưa người dân vào vòng nguy hiểm.

Phát ngôn viên của phe nổi dậy Abdelsalam cho biết: Giao tranh đang diễn ra xung quanh khu vực cảng và các cuộc pháo kích vào khu dân cư đã buộc nhiều người dân phải sơ tán, đồng thời kêu gọi NATO tăng cường không kích.

“Quả bóng đang ở phần sân của NATO. Sau khi quân của Gaddafi đã bị đẩy lui khỏi trung tâm thành phố thì giờ đây họ chuyển sang pháo kích từ ngoại ô. Chỉ có NATO mới giải quyết được vấn đề này”, ông Abdelsalam tuyên bố.

Ở Tripoli, phóng viên Reuters ghi nhận, có ít nhất 2 vụ nổ lớn được nghe thấy ở đây vào đêm 28/4 khi các máy bay NATO quần thảo trên bầu trời thành phố.

Cơ quan thông tấn của Chính phủ Libya đã gọi đây là “hành động xâm lược khủng khiếp” và cho biết bom đạn của NATO đã đánh trúng các khu dân cư, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng.

Trường Gian (theo Reuters)

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :11:20 AM, 29/04/2011

Chính phủ Tunisia đã phản ứng dữ dội sau khi giao tranh giữa Quân đội Libya và phe nổi dậy đã lan sang tại biên giới nước này.

Chiến sự ở Libya ảnh hưởng tới biên giới nước láng giềng.

Quân đội Libya trong ngày 28/4 đã vượt qua biên giới Tunisia để tấn công lực lượng nổi dậy trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát chốt biên giới Dehiba – Wazin.

Reuters cho biết mặc dù đây chỉ là một vụ xâm nhập quy mô nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn và binh sĩ của ông Gaddafi cũng đã đưa ra lời xin lỗi nhưng Chính phủ Tunisia đã tỏ ra hết sức giận dữ.

“Với mức độ nghiêm trọng của vụ việc… Chúng tôi đã thông báo cho Libya về sự phẫn nộ sâu sắc của Chính phủ Tunisia và yêu cầu chấm dứt ngay những vụ xâm nhập tương tự”, thông cáo chính thức từ Bộ Ngoại giao Tunisia nêu rõ.

Theo Reuters, sẽ rất khó khăn để gói gọn chiến sự trong biên giới Libya, khi mà đạn pháo của Quân đội Libya thường xuyên rơi sang lãnh thổ của Tunisia trong thời gian vừa qua.

Phe nổi dậy đã giành quyền kiểm soát chốt biên giới Dehiba – Wazin vào tuần trước. (>> xem thêm) Đây là một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó là tuyến đường nhựa duy nhất kết nối lực lượng nổi dậy ở vùng núi phía tây Libya với thế giới bên ngoài. Nếu tuyến đường này bị cắt đứt, phe nổi dậy sẽ buộc phải dựa vào những con đường đất đá gồ ghề để vận chuyển thức ăn, nhiên liệu và thực phẩm.

Hiện chưa rõ phe nào nắm quyền kiểm soát Dehiba – Wazin. Quân đội Libya đã kéo cờ tại đây sau cuộc tấn công ngày 28/4, tuy nhiên một số nguồn tin cho biết phe nổi dậy đã phản công và tái chiếm nơi này ngay sau đó.
Trường Giang (theo Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét