Lầu Năm Góc không nêu chi tiết về mục tiêu của cuộc tấn công, nhưng cho hay nó đã xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 23/4, giờ địa phương.
Mỹ khẳng định các máy bay không người lái có thể đánh trúng các mục tiêu quân sự dễ dàng hơn tại các khu vực đô thị, giảm tối đa thương vong cho dân thường.
Trước đó, chính phủ Libya cảnh báo rằng các bộ lạc trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi có thể thay chính phủ nhảy vào cuộc chiến với phiến quân tại thành phố Misrata miền tây.
Thứ trưởng ngoại giao Khaled Kaim nói quân đội Libya đang rút khỏi đây và tỏ ý rằng các bộ lạc sẽ nặng tay chứ không kiềm chế như quân đội.
Song một người phát ngôn của phiến quân ở Benghazi nói ông Gaddafi chỉ đang "giỡn" và sẽ không để lực lượng của ông rời Misrata.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 21/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết Tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn việc sử dụng máy bay chiến đấu không người lái Predator có trang bị vũ khí tại chiến trường Libya.
Ông Gates khẳng định việc triển khai máy bay Predator là một minh chứng cho tiềm lực quân sự vô song của Mỹ mà Tổng thống Obama sẵn lòng góp sức cho chiến dịch quân sự của quân liên minh tại Libya.
Trước cuộc tấn công ngày 23/4, máy bay không người lái Predators đã được sử dụng làm công tác do thám và giám sát trên bầu trời Libya./.
Hình máy bay không người lái tham chiến ở Libya |
vietnamplus.vn
Nga tuyên bố NATO vượt quá thẩm quyền ở Libya
Ông cho rằng điều quan trọng là không nên lạm dụng "sức mạnh quân sự quá mức" vì nó sẽ dẫn tới việc có thêm thường dân thương vong.
Phát biểu sau cuộc gặp các ngoại trưởng NATO ở thủ đô Berlin của Đức, Ngoại trưởng Lavrov nói: "Ngày hôm nay, chúng ta có thể chứng kiến các hành động trong một số trường hợp đã đi quá giới hạn thẩm quyền mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là nhanh chóng chuyển mọi thứ sang tiến trình chính trị và giải quyết bằng giải pháp về chính trị và ngoại giao."
"Chúng ta nên có thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, và đưa các bên tham chiến ngồi vào bàn đàm phán để họ có thể thống nhất về việc tái cơ cấu lại đất nước của chính họ," Ngoại trưởng Nga cho biết./.
vtc.vn
Cập nhật Libya 23/4: Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích
23/04/2011 19:05(VTC News) - Trung Quốc chỉ trích Anh đã vượt quá thẩm quyền trong cuộc chiến tại Libya, Algeria phủ nhận việc ủng hộ TT Gaddafi, phiến quân có "chiêu" mới.
17h 30’
Ngoại trưởng Algeria, Mourad Medelci phủ nhận các cáo buộc liên quan tới hoạt động của lính đánh thuê ở Libya và phủ nhận cả việc ủng hộ quân đội của ông Gaddafi. Ông Medelci đã nói với một đài phát thanh của Algeria rằng những lời cáo buộc trên liên tục bị phủ nhận.
Cách đây vài ngày, phiến quân tuyên bố rằng họ đã bắt được 15 lính đánh thuê người Algeria ở Ajdabiya. Trong khi đó, hãng AFP dẫn lời ông Mahmoud Shamam - phát ngôn viên của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya cho rằng ông Gaddafi đã nhận được sự ủng hộ của các nước Ả Rập chẳng hạn như Algeria.
15h 51’
Các kĩ sư thuộc ngành công nghệ bưu chính viễn thông của phiến quân nổi dậy ở miền đông Libya đã khôn khéo sử dụng công nghệ để cắt đứt liên lạc của quân đội chính phủ tại khu vực này.
15h 31’
Các nguồn tin từ phía phiến quân đã nói với tờ Al Jazeera rằng các máy bay chiến đấu của NATO đang tấn công lực lượng quân đội của ông Gaddafi ở gần tuyến đường ven biển giữa Al-Zaitoniya và Al-Soihat. Cũng có nguồn tin cho rằng 21 xe của quân đội Gaddafi đã bị phá hủy. Một vài nguồn tin khác cho hay quân đội chính phủ đang liên tục nã súng vào ngôi làng có tên gọi al-Faluja ở Ajdabiya.
15h 23’
Tờ Al Jazeera đưa tin rằng phiến quân Libya đã tiếp quản bệnh viện chính ở Misurata – nơi được xem là một căn cứ của quân đội chính phủ ở thành phố lớn thứ 3 của Libya này.
Phiến quân cũng đã giành quyền kiểm soát một cây cầu ở Misurata – nơi gần cửa ngõ phía Tây của thành phố này. Các bác sĩ ở đây cho biết đã có ít nhất 13 người bị thương nặng sau cuộc chiến nảy lửa vào hôm thứ 6 vừa qua, nhưng chưa có ai bị thiệt mạng cả.
14h 46’
Có thể sẽ có một sự thay đổi lớn về thế trận, thậm chí tình thế bị đảo ngược hoàn toàn sau hai tháng giao tranh chống lại nhà cầm quyền Gaddafi khi một phát ngôn viên của chính phủ nước này cho biết các máy bay chiến đấu của NATO đã buộc quân đội chính phủ phải rút khỏi Misurata và để các bộ lạc ở đây tiếp quản cuộc chiến chống lại phiến quân nổi dậy.
Misurata là thành phố lớn sau cùng có sự xuất hiện của phiến quân nổi dậy ở phía Tây của Libya và đã từng bị quân đội chính phủ bao vây trong vòng gần hai tháng. Hàng trăm người đã bỏ mạng lại đây sau các cuộc giao tranh khốc liệt.
Hàng chục binh lính chính phủ bị thương, bị phiến quân bắt giữ đã được đưa tới bệnh viện để chữa trị vào sáng nay (23/4).
13h 46’
Một chuyên gia thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền ở Libya đã nói với tờ Reuters rằng vào hôm nay, bức tường về nỗi sợ hãi trong việc bảo vệ ông Gaddafi có thể sẽ sớm bị sụp đổ “tôi nghĩ rằng chúng ta đang chạm tới đỉnh điểm. Từ cuộc trò chuyện của chúng tôi với những người ở nhiều thành phố ở phía Tây Libya, có thể thấy họ đang chờ thời cơ để tham gia biểu tình”.
13h 40’
Quân đội chính phủ nhận được lệnh rút khỏi Misurata, binh sĩ Khaled Dorman, một trong số những binh lính chính phủ đang bị phiến quân nổi dậy bắt giữ trong tình trạng đầy thương tích tiết lộ với tờ Reuters. Khaled cho biết “chúng tôi nhận được lệnh rút lui khỏi đây. Lệnh được ban hành vào ngày hôm qua”.
12h 37’
Ngoại trưởng Libya Khaled Kaim cho biết chuyến thăm của thượng nghị sĩ của Mỹ, ông John McCain tới thành trì của phe nổi dậy ở Benghazi (thuộc miền đông Libya) vào hôm thứ 6 vừa qua cho thấy “chính quyền Mỹ đã đưa ra nhiều sự lựa chọn”. Họ tuyên bố rằng sẽ bảo vệ dân thường, nhưng những gì họ đang làm chứng tỏ họ đứng về phía phiến quân.
12h 27’
Các quan chức chính phủ Libya đã đưa các nhà báo nước ngoài tới một đoạn đường không trải nhựa ở cạnh chiếc cổng tráng lệ Bab al-Aziziya - trung tâm đầu não của chính quyền Tổng thống Libya ở Tripoli vào hôm nay để chỉ cho họ thấy nơi các máy bay chiến đấu của NATO đã tấn công một mục tiêu gần đó mà họ cho là một bãi đậu xe. Các phóng viên của tờ Reuters nói rằng nó trông giống như một cái hầm hơn là một bãi đậu xe. Các quan chức ở đây cho biết cuộc không kích đã giết chết 3 người.
11h 18’
Trung Quốc chỉ trích Anh đã vi phạm nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc trong các hoạt động quân sự ở Libya sau khi Thủ tướng Anh David Cameron cho phép cử 10 cố vấn quân sự tới Libya để giúp phiến quân nổi dậy cải thiện khả năng chiến đấu, chống lại nhà cầm quyền Gaddafi. Trung Quốc cũng cho rằng điều này là vi phạm những điều khoản trong nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Họ cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là đảm bảo an ninh và hòa bình quốc tế và nên chấp hành nghiêm chỉnh mọi nghị quyết họ đã đặt ra. Do đó, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ hành động nào vượt thẩm quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Kiều Vui (tổng hợp)
tuoitre.vn
Thứ Năm, 21/04/2011, 09:39 (GMT+7)
Mỹ sẽ viện trợ 25 triệu USD cho phe nổi dậy Libya
TTO - Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp cho phe nổi dậy đối lập tại Libya một khoản viện trợ không liên quan đến quân sự trị giá 25 triệu USD để họ tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và cựu ngoại trưởng Henry Kissinger trong một cuộc gặp mặt ở Washington ngày 20-4. Ảnh: Getty Images |
Theo Hãng tin DPA dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 20-4, khoản viện trợ này sẽ là hỗ trợ trực tiếp đầu tiên từ Mỹ sau nhiều tuần tư vấn và kiểm tra nhu cầu đối với Hội đồng chuyển đổi quốc gia, tổ chức chính trị và quân sự đối lập hiện đang kiểm soát phần lớn miền đông Libya, ở thành phố Benghazi.
Các viện trợ bao gồm cung cấp thuốc men, quần áo, áo chống đạn, giày, radio và lương thực, theo lời bà Clinton.
“Điều quan trọng phải thấy rằng lực lượng đối lập đã tự chiến đấu chống lại những đợt tấn công tàn bạo của lực lượng Gaddafi, vẫn chưa phải là một lực lượng quân sự được tổ chức, chưa phải là một nhóm có thể chống đối lâu dài với Gaddafi”, bà Clinton nói.
Ngoại trưởng Mỹ cũng khẳng định khoản viện trợ này là trong khuôn khổ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho phép bảo vệ thường dân và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Libya.
Trước đó, Hội đồng chuyển đổi quốc gia đã yêu cầu hỗ trợ vũ khí, nhưng Mỹ và phương Tây vẫn chưa quyết định về vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết khoản viện trợ này sẽ không phải lấy từ số tài sản trị giá hơn 30 tỉ USD thuộc về chính phủ Gaddafi hiện đã bị Chính phủ Mỹ phong tỏa.
Từ tuần trước, trong hội nghị đa phương ở Qatar, Mỹ đã bày tỏ mong muốn thiết lập một cơ chế hỗ trợ tài chính cho lực lượng nổi dậy.
Trong diễn biến khác, Chính phủ Libya có thể tổ chức tổng tuyển cử nếu phương Tây ngừng đánh phá nước này, theo lời Ngoại trưởng Libya Abdul Ati al Obeidi nói với BBC ngày 20-4.
“Nếu các vụ đánh bom chấm dứt, sau sáu tháng sẽ có tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc giám sát - ông Al Obeidi nói - Cuộc tuyển cử sẽ bao gồm bất cứ vấn đề nào người dân Libya đề nghị, mọi thứ đều có thể đặt lên bàn đàm phán, bao gồm cả tương lai của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi”.
H.MINH
Thứ Tư, 20/04/2011, 14:04 (GMT+7)
Mỹ không thể dàn trải nguồn lực ở Libya
TTO - Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 19-4 rằng NATO sẽ không cần sự hỗ trợ của Mỹ tại Libya và các nỗ lực của Washington nên tập trung vào những khu vực như Pakistan, Ai Cập.
Lực lượng nổi dậy ở Ajdabiya - Ảnh: AFP |
“Nếu Chúa tách nước Mỹ ra khỏi NATO và bỏ nước Mỹ lên sao Hỏa khiến chúng ta không thể tham gia được, thì NATO và phần còn lại của thế giới vẫn có thể đối phó với Libya”, Financial Times dẫn lời ông Biden.
Washington đã hợp tác trong các chiến dịch không kích Libya của liên quân sau nghị quyết của Hội đồng bảo an nhưng chuyển giao quyền chỉ huy cho NATO vào đầu tháng 4. Ông Biden cũng cho rằng Washington phải quyết định xem có nên phân tán nguồn lực “đang tập trung vào Iran, Ai Cập, CHDCND Triều Tiên, Afghanistan và Pakistan”, hay là chú ý nhiều hơn đến Libya. “Chúng ta không thể ôm đồm tất cả”, ông nói.
Trên chiến trường, Telegraph đưa tin ít nhất 10 sĩ quan cao cấp của quân đội Anh đã được cử đến Benghazi, có thể là những binh sĩ nước ngoài đầu tiên có mặt tại Libya, để hỗ trợ quân nổi dậy.
Thủ tướng Anh David Cameron nói những người này có nhiệm vụ “tư vấn và liên lạc về quân sự” và đây không phải là dấu hiệu cho thấy Anh sẽ can thiệp trên bộ, nhưng các nghệ sĩ từ nhiều đảng phái trong nước đã lập tức lên tiếng bày tỏ quan ngại khả năng Anh sẽ bị lôi kéo vào cuộc nội chiến.
Lực lượng nổi dậy ở thành phố Misurata tối 19-4 đã lên tiếng hối thúc Anh, Pháp đẩy mạnh hơn các nỗ lực triển khai các lực lượng chiến đấu chống lại quân đội chính phủ. William Hague, bộ trưởng ngoại giao Anh, nói các cố vấn quân sự này sẽ hướng dẫn quân nổi dậy “cải thiện các cấu trúc quân sự, liên lạc và hậu cần” và được nghiêm lệnh không được tham gia các chiến dịch trên bộ.
Pháp cũng đã triển khai cố vấn quân sự tới Libya, một số nghị sĩ thậm chí còn đề xuất đưa quân Pháp vào đất nước Bắc Phi này nhưng Ngoại trưởng Alain Juppe nói ông “hoàn toàn ác cảm” với ý tưởng đó. Reuters dẫn lời ông Juppe thừa nhận tình hình tại Libya hiện giờ “khó khăn” và “hỗn loạn” sau một tháng can thiệp của lực lượng liên quân. Juppe bình luận phương Tây đã đánh giá thấp khả năng chống trả của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Quân đội chính phủ Libya đang tiến hành các chiến dịch khôn ngoan đối phó với các đợt không kích, bao gồm chuyển sang sử dụng các loại phương tiện vận tải quân sự nhẹ, đi nhanh thay vì xe tăng và vũ khí hạng nặng dễ trở thành mục tiêu không kích.
“Tôi hoàn toàn phản đối ý tưởng triển khai bộ binh”, ông Juppe nói với các phóng viên, đồng thời nhắc lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc không cho phép điều đó. Dự kiến hôm nay, 20-4, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ gặp người đứng đầu lực lượng đối lập Libya Mustafa Abdel Jalil ở Paris để thảo luận về khả năng chuyển sang một giải pháp chính trị.
Ông Juppe nói giải pháp chính trị đòi hỏi một lệnh ngừng bắn phải được bảo đảm và các lãnh đạo lực lượng nổi dậy ngồi lại với các quan chức chính phủ.
Tình hình giằng co đã dẫn đến những chuyển biến khác trong phản ứng của các nước. Ngày 19-4, Nga khẳng định các nỗ lực tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi của liên quân là vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. “Hội đồng bảo an không bao giờ có ý định lật đổ chế độ ở Libya - Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Tất cả những ai sử dụng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cho mục tiêu đó đang vi phạm sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc”.
HẢI MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét