Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Ảnh: N. Hưng. |
> Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân tại cảng Cam Ranh
- Trong phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập chủ trương xây dựng cảng Cam Ranh và cho tàu hải quân các nước có nhu cầu thuê dịch vụ. Bộ trưởng cho biết rõ hơn về chủ trương này?
- Lực lượng hải quân VN ngày càng hiện đại hóa, do đó cần có cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật để sửa chửa, bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu chỉ phục vụ cho hải quân VN thì sẽ dư thừa công suất, gây sự lãng phí lớn vì đây là cơ sở phải đầu tư số vốn lớn. Vì thế, chúng ta kết hợp vừa làm dịch vụ cho tàu hải quân VN, vừa sẵn sàng làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tàu nước ngoài theo quy chế quản lý của VN. Tất nhiên, các tàu nước ngoài khi ra vào phải xin phép và có hợp đồng.
Chúng tôi đang lập dự án, đang đàm phán thuê tư vấn của Nga. Sau đó còn rất nhiều thủ tục, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai xây dựng. Dự tính, căn cứ trong cảng có thể sửa chữa cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, dân sự nhưng không có tàu sân bay. Vì đây là một loại kỹ thuật đặc biệt, chúng ta chưa có khả năng làm.
- Các nước quan tâm như thế nào đến thông tin VN xây dựng cảng Cam Ranh để cung cấp các dịch vụ hậu cần?
- Các nước trong khu vực cũng không có phản ứng gì vì đây là chủ quyền của mỗi nước. Các nước trong khu vực họ cũng đã khai thác cảng nước sâu (trong đó có Trung Quốc) làm căn cứ dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền các nước. Trong đó, tàu của Mỹ cũng ra vào làm các dịch vụ này.
- Bên cạnh lợi ích kinh tế, VN còn đặt ra mục tiêu nào khác khi khai thác vịnh Cam Ranh?
- Chúng ta đặt vấn đề học hỏi kinh nghiệm trong khâu quản lý, điều hành, bảo dưỡng sửa chữa tàu. Đây cũng là định hướng phát triển theo hướng hiện đại của hải quân nước ta vì chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm.
Với địa hình kín gió, nước sâu, Cam Ranh được coi là một trong những vịnh tốt nhất thế giới để xây dựng cảng quân sự. Ảnh: Google Maps. |
- Vai trò của Nga trong việc hợp tác xây dựng cảng là như thế nào, thưa ông?
- Vũ khí trang bị của VN trước đây chủ yếu do Liên Xô viện trợ mà hiện chúng ta vẫn bảo quản, sử dụng. Những vũ khí mới chúng ta đang và sẽ mua chủ yếu là của Nga - vì đây là đối tác chiến lược. Công nghệ của họ hiện đại, giá cả của họ cũng rẻ hơn các nước phương Tây, chúng ta quen sử dụng và khai thác có hiệu quả. Chúng ta có thể thuê tư vấn nước ngoài, mua các thiết bị công nghệ của Nga, giai đoạn đầu có thể phải thuê một số chuyên gia kỹ thuật của Nga.
- Ông đánh giá thế nào về hiệu quả kinh tế của mô hình này, khi mà khu vực biển Đông cũng đã có một số nước cho thuê dịch vụ hậu cần?
- Trung tâm cảng dịch vụ này phấn đấu nhanh cũng phải 3 năm nữa mới hoàn thành. Bây giờ tôi chưa thể nói hiệu quả như thế nào, thu lợi bao nhiêu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các trung tâm dịch vụ hải quân của các nước chắc chắn có lãi. Tôi cũng đã đi một số nước ở khu vực ASEAN, như Singapore, việc làm dịch vụ của họ thu được rất nhiều.
Quá trình xây dựng, hoạt động cũng không ảnh hưởng tới người dân, môi trường. Khu vực bán đảo Cam Ranh dành riêng cho quốc phòng quản lý, không có dân cư, không phải giải phóng mặt bằng.
Một góc vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao. Ảnh: Jiangbo. |
- Vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo bí mật quân sự được đặt ra như thế nào khi xây dựng cảng dịch vụ?
- Đây là khu vực dành riêng chỉ để làm hậu cần kỹ thuật, không phải lẫn với khu vực dành cho tàu hải quân VN nên không ảnh hưởng tới vấn đề bí mật quân sự. Đây cũng không phải là căn cứ quân sự của nước ngoài, hay cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật..
Vấn đề chủ quyền hoàn toàn là của VN, chúng ta là chủ đầu tư, quản lý. Nếu không cho phép, tàu nước ngoài không thể ra vào cảng. Căn cứ phục vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới với tinh thần bình đẳng.
Ở khu vực biển Đông hiện đã có nhiều quốc gia khai thác cảng nước sâu để cho mục đích dịch vụ. Ví dụ như Hong Kong (Trung Quốc) đã làm từ lâu rồi. Singapore, Thái Lan cũng có mô hình này, hoạt động rất hiệu quả. |
Việt Anh - Nguyễn Hưng ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét