19:57 01/11/2010
Trung Quốc đã cam kết tài trợ cho dự án xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu USD nối từ thủ đô Phnom Penh của Campuchia tới huyện Lộc Ninh (Bình Phước, Việt Nam).
Đây là một trong bốn phân khúc đường sắt còn thiếu của tuyến đường sắt xuyên Á từ Singapore đi Côn Minh (miền Nam Trung Quốc - SKRL).
Phát biểu với báo giới cuối tuần qua, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cho biết Thủ tướng Hun Sen và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thảo luận về việc tài trợ xây dựng tuyến đường sắt nói trên bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội.
Ngoại trưởng Hor Namhong tiết lộ rằng Thủ tướng Hun Sen đã chính thức đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tài chính xây dựng đoạn đường sắt dài 257km trong hệ thống đường sắt xuyên Á trên. Hiện Trung Quốc đang tài trợ cho việc nghiên cứu khả thi dự án này.
Nhiều chuyên gia cho biết tuyến đường sắt Phnom Penh-Lộc Ninh sẽ mang lại những lợi ích kinh tế lớn lao, không chỉ cho Campuchia mà còn nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác, đặc biệt là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Tuyến đường sắt này sẽ giảm thiểu chi phí vận tải thương mại và du lịch cho toàn bộ khu vực.
Theo kế hoạch tổng thể về kết nối khu vực ASEAN vừa được công bố tại Hà Nội, các quan chức cấp cao ASEAN đã đặt ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt qua Campuchia trong nỗ lực hoàn tất tuyến SKRL vào năm 2015.
Từ cuối tháng 10/2010, Chính phủ Campuchia đã chính thức mở lại hệ thống đường sắt, và đây được coi là bước đi đầu tiên của Campuchia trong việc thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng trong khu vực.
Theo dự kiến, hệ thống đường sắt này sẽ nối liền thủ đô Phnom Penh tới biên giới các nước Thái Lan và Việt Nam. Phân khúc đầu tiên của hệ thống đã được chính thức đưa vào hoạt động, trải dài 120km theo hướng Tây Nam từ thủ đô Phnom Penh tới Touk Meas thuộc tỉnh Kampot.
Hơn một nửa trong số tiền 142 triệu USD chi phí của dự án này là vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Phần còn lại do Chính phủ Campuchia và Chính phủ Australia chi trả.
Năm ngoái, Chính phủ Campuchia đã ký một hợp đồng nhượng quyền quản lý cho Toll Group, một công ty tư nhân Australia, để điều hành hệ thống đường sắt mới được nâng cấp trong vòng 30 năm tới./.
Phát biểu với báo giới cuối tuần qua, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cho biết Thủ tướng Hun Sen và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thảo luận về việc tài trợ xây dựng tuyến đường sắt nói trên bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội.
Ngoại trưởng Hor Namhong tiết lộ rằng Thủ tướng Hun Sen đã chính thức đề nghị Trung Quốc hỗ trợ tài chính xây dựng đoạn đường sắt dài 257km trong hệ thống đường sắt xuyên Á trên. Hiện Trung Quốc đang tài trợ cho việc nghiên cứu khả thi dự án này.
Nhiều chuyên gia cho biết tuyến đường sắt Phnom Penh-Lộc Ninh sẽ mang lại những lợi ích kinh tế lớn lao, không chỉ cho Campuchia mà còn nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác, đặc biệt là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Tuyến đường sắt này sẽ giảm thiểu chi phí vận tải thương mại và du lịch cho toàn bộ khu vực.
Theo kế hoạch tổng thể về kết nối khu vực ASEAN vừa được công bố tại Hà Nội, các quan chức cấp cao ASEAN đã đặt ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt qua Campuchia trong nỗ lực hoàn tất tuyến SKRL vào năm 2015.
Từ cuối tháng 10/2010, Chính phủ Campuchia đã chính thức mở lại hệ thống đường sắt, và đây được coi là bước đi đầu tiên của Campuchia trong việc thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng trong khu vực.
Theo dự kiến, hệ thống đường sắt này sẽ nối liền thủ đô Phnom Penh tới biên giới các nước Thái Lan và Việt Nam. Phân khúc đầu tiên của hệ thống đã được chính thức đưa vào hoạt động, trải dài 120km theo hướng Tây Nam từ thủ đô Phnom Penh tới Touk Meas thuộc tỉnh Kampot.
Hơn một nửa trong số tiền 142 triệu USD chi phí của dự án này là vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Phần còn lại do Chính phủ Campuchia và Chính phủ Australia chi trả.
Năm ngoái, Chính phủ Campuchia đã ký một hợp đồng nhượng quyền quản lý cho Toll Group, một công ty tư nhân Australia, để điều hành hệ thống đường sắt mới được nâng cấp trong vòng 30 năm tới./.
TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét