Vào những năm đầu của thế kỷ trước, để bảo vệ tài sản trong quốc khố, triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) khi đó đã buộc phải ký một hiệp ước cho Mỹ vay tiền và kim loại quý với tổng giá trị lên tới 10.8 tỷ USD. Những tài sản này bao gồm 4.2 tỷ USD từ châu báu, vàng, bạc trắng và 6.6 tỷ USD là do quân đội Mỹ đã cướp được từ ngân khố triều đình. Những thông tin này vừa được nhà sử học Thiệu Liên Hoa, thư ký Hội nghiên cứu di sản lịch sử Trung - Mỹ thuộc tỉnh Liêu Ninh - Trung Quốc chứng minh và tiết lộ trong thời gian gần đây.
Bảo vệ quốc khố bằng võ lâm giang hồ
Dưới thời Từ Hy cầm quyền, trong nước loạn như ong vỡ tổ: Hết phong trào Thái Bình thiên quốc do Hồng Tú Toàn cầm đầu, rồi đến Bạch Liên giáo và dư phái của nó là Nghĩa Hòa đoàn. May nhờ có các danh tướng người Hán là Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tôn Đường ra sức dẹp loạn nên trong nước mới được tạm yên.
Vì oán ghét chế độ Mãn Thanh nên dân chúng nổi lên lập nhiều đảng phái chống lại triều đình. Bấy giờ ở Sơn Đông có dư phái của Bạch Liên giáo tự xưng là Nghĩa Hòa đoàn, đeo bùa, đọc chú và nói rằng họ có phép, đạn bắn không chết. Dân chúng cả tin. Từ Hy lợi dụng ngay Nghĩa Hòa đoàn, cung cấp cho họ nhiều tiền bạc, vũ khí, khuyên họ nên hợp tác với triều đình để diệt trừ bọn bạch quỉ. Họ bèn đổi khẩu hiệu là “Phù Thanh diệt dương” (ủng hộ nhà Thanh diệt ngoại bang).
Năm 1900 loạn lạc lại nổi lên. Người của Nghĩa Hòa đoàn quấn khăn đỏ làm hiệu, giết hàng trăm giáo sĩ và giáo dân Trung Hoa, đốt nhà thờ, đập phá đường xe lửa, đường dây thép, máy móc, bưu điện. của người nước ngoài. Từ Hy hài lòng lắm. Công sứ các nước ra sức kháng nghị nhưng Từ Hy bỏ ngoài tai, lại sai đem quân vây đánh các sứ quán trong tám tuần lễ. Công sứ nước Đức, thư ký sứ quán nước Nhật bị giết khi đi đường. Tức thì tám nước Anh, Pháp, Đức, ý, Mỹ, Nhật, áo, Nga hợp quân, cử tướng Đức là Ven Waldersee thống lĩnh, vây hãm Đại Cô rồi đánh chiếm Thiên Tân. Quân lính Nghĩa Hòa đoàn ra ứng chiến, cổ đeo bùa, tay bắt quyết, miệng đọc thần chú, nhưng càng tiến lên càng bị bắn ngã như rạ. Quân Thanh tan vỡ, một tướng Thanh tử trận, hai tướng khác tự sát. Liên quân tiến đánh Bắc Kinh. Từ Hy vội cải trang trốn vào Tây An, không quên đem theo vua Quang Tự. Bắc Kinh thất thủ.
Không lâu sau khi tiến quân vào Bắc Kinh, dưới sự chỉ đạo của vị tướng chỉ huy, quân đội Mỹ đã tấn công và cướp ngân khố của triều đình nhà Thanh. Khi này ngân khố của triều Thanh phân bổ liên hoàn theo các địa phương và được cai quản chung bởi một vị quan lục phẩm tên Trần Ngọc Hy, vị quan này có quyền điều chuyển ngân khố của quốc gia theo lệnh của Từ Hy Thái Hậu khi cần thiết. Sau khi thông tin ngân khố tại Bắc Kinh bị Mỹ cướp, dưới sự kêu gọi của Trần Ngọc Hy, những cao thủ võ lâm giang hồ đã hợp sức nhau lại, bảo vệ hơn 70 ngân khố còn lại tại các địa phương, nhằm chống lại sự cướp bóc của quân đội Mỹ.
Cũng dưới sự chỉ đạo của Trần Ngọc Hy, những cao thủ võ lâm không những đã bảo vệ được 27 kho vàng, bạc, ngân lượng cùng rất nhiều châu báu quý giá và những văn vật cho triều đình mà còn giành lại được từ tay Mỹ hai kho vàng đã bị quân đội nước này cướp từ trước đó.
Những cao thủ võ lâm này đều là người của Trần Ngọc Hy nên trung thành với triều đình là nhiệm vụ sống còn của họ. Và để thể hiện tấm lòng trung trinh với quốc gia, họ đã chuyển tất cả tài sản của những ngân khố còn lại đến nơi an toàn để tránh sự nhòm ngó của Mỹ. Những tài sản này sau đó đều được chuyển đến một ngân hàng mang tên Hoa Mỹ có chi nhánh tại Thượng Hải.
Bắt con tin, ép nhận nợ
Sau khi đảm bảo an toàn cho tài sản quốc gia, Trần Ngọc Hy cùng với hàng trăm cao thủ trong giới võ lâm đã đột nhập vào đại sứ quán Mỹ, bắt sống người đứng đầu quân đội Mỹ khi đó là tướng McCarran cùng với 7 người nữa. Mục đích chính trong việc bắt bớ này của Trần Ngọc Hy chính là lấy người để đổi lấy những tài sản quân Mỹ đã cướp từ ngân khố triều đình trước đó. Tuy nhiên, lúc này đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã không giải quyết vấn đề nhanh chóng nên Trần Ngọc Hy lập tức viết một lá thư gửi trực tiếp tới quốc hội Mỹ nhằm gây sức ép. Nhận thấy tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, quốc hội Mỹ khi đó đã đồng ý đàm phán với Trần Ngọc Hy để cứu người của mình.
Sau khi đã ép được Mỹ ngồi vào bàn đàm phán, Trần Ngọc Hy đã dành được thắng lợi bước đầu trong hành trình đòi lại tài sản ngân khố. Tuy nhiên, vị quan với tấm lòng trung trinh này cũng không ngờ hành trình đàm phán lại nhiều gian nan và kéo dài đến vậy. Sau 8 năm đàm phán, năm 1908, tại ngân hàng Hoa Mỹ - chi nhánh Thượng Hải, triều đình nhà Thanh và Mỹ mới thoả thuận và chính thức ký được một hiệp ước với nội dung chính là Mỹ vay từ triều đình nhà Thanh 10.8 tỷ USD. Trong đó có 4.2 tỷ từ châu báu, vàng, bạc lấy từ ngân khố của ngân hàng Hoa Mỹ và 6.6 tỷ USD là do quân đội Mỹ cướp được từ ngân khố triều đình trước đó”.
Hình ảnh của tổ chức Nghĩa Hoà đoàn thời nhà Thanh |
Hiệp ước này đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ lúc đó và đại diện cho triều đình nhà Thanh không ai khác chính là vị quan lục phẩm Trần Ngọc Hy. Để đảm bảo công tác an toàn và phòng vệ, phía Mỹ đã yêu cầu triều đình nhà Thanh khi đó phải quy đổi hết 10.8 tỷ USD mà Mỹ vay... thành vàng. Kết quả là, sau 20 năm, người ta mới đúc hết được số tiền khổng lồ này ra... vàng. Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận và ký kết hiệp ước, trong bản hiệp ước còn ghi rõ: "Ngân khố của triều đình nhà Thanh sau khi cho Mỹ vay còn lại 260 triệu lượng vàng, 38, 6 triệu lượng bạc cùng rất nhiều châu báu có giá trị khác. Những cổ vật, trân châu và những báu vật khác sẽ được lưu giữ tại ngân hàng Hoa Mỹ, chi nhánh Thượng Hải”.
Trong nội dung hiệp ước cũng ghi rõ, khoản vay trị giá 4.2 tỷ USD, Mỹ phải hoàn trả lại cho triều đình nhà Thanh trước ngày 8/2/1938. Còn 6.6 triệu USD mà quân đội Mỹ đã cướp được thì hạn cuối là ngày 4/6/1998 cũng phải bồi hoàn. Đồng thời khi trao trả lại tiền cho triều đình, phải dùng đô la Mỹ chứ không được dùng vàng, bạc hay bất kỳ vật trang sức nào khác.
Nhà sử học Thiệu Liên Hoa còn cho biết, để tránh giả mạo, trong hiệp ước còn ghi rõ điều khoản: "Trên mỗi thỏi vàng được đúc, đều ghi một dãy số thứ tự, tuy nhiên dãy số này đều phải viết sai một số nào đó. Chính vì điều ước đặc biệt này, hiện nay Ngân hàng Trung ương Mỹ đã bắt lỗi và không thừa nhận việc vay nợ này”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét