Cập nhật lúc : 9:41 AM, 29/01/2011
(VOV) - Động thái này càng làm hằn sâu sự tức giận của người biểu tình Ai Cập.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sáng 29/1 đã xuất hiện trên truyền hình, tuyên bố sa thải toàn bộ Nội các và hứa thực hiện các cuộc cải cách ở nước này.
Đây được xem là động thái đầu tiên của ông Mubarak nhằm phản ứng trước làn sóng biểu tình đang ngày một dâng cao trong 30 năm cầm quyền của ông ở Ai Cập.
Tuy nhiên bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Mubarak làm hằn sâu sự tức giận của người biểu tình Ai Cập. Trong đó, dù nhấn mạnh trong bài phát biểu rằng, người dân Ai Cập cần nhiều dân chủ, cần nhiễu nỗ lực để đối phó với tình trạng thất nghiệp và tham những trong nước nhưng ông Mubarack cho rằng, những hoạt động biểu tình ở Ai Cập xảy ra thời gian qua là một phần của một âm mưu lớn nhằm làm rung chuyển sự ổn định, phá huỷ chế độ luật pháp ở nước này.
Ngoài ra, trong bài phát biểu, ông Mubarak vẫn cương quyết bảo vệ cho hoạt động tấn công của cảnh sát nhằm vào người biểu tình ở Ai Cập, vốn bị sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhà cầm quyền Mỹ ngày 28/1.
Biểu tình tại Ai Cập đang lên cao (Ảnh: Reuters) |
Ông Mubarak cũng đe doạ sẽ rút chương trình hỗ trợ nước ngoài trị giá 1,5 tỷ USD, nếu người biểu tình Ai Cập vẫn gia tăng sử dụng vũ lực trên các đường phố.
Quyết định của ông Mubarak nhằm sa thải Thủ tướng Ahmed Nazif và Nội các Ai Cập được giới chuyên gia xem là nỗ lực nghiêm túc của chính quyền Ai Cập nhằm mang lại những thay đổi trong điều kiện bình thường ở đất nước Bắc Phi này.
Cũng theo đánh giá, Tổng thống Mubarak cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh của nội các Ai Cập trong một ngày nào đó, nếu yêu cầu của người dân không còn được đáp ứng.
Phản ứng sau bài phát biểu của Tổng thống Tổng thống Mubarak, Tổng thống Mỹ Obama cho biết đã nói chuyện với ông Mubarak, đồng thời, kêu gọi các nhà chức trách Ai Cập cần kiềm chế sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình hoà bình.
Biểu tình ở Ai Cập nổ ra từ ngày 25/1 vừa qua, là cuộc biểu tình lớn nhất ở nước này kể từ năm 1977. Làn sóng biểu tình và bạo động ở Ai Cập được đánh giá là được tiếp sức từ "cách mạng hoa nhài" ở Tunisia, nơi lần đầu tiên một Tổng thống Arab bị lật đổ bởi sức mạnh của nhân dân.
Đất nước Bắc Phi này chìm trong bạo loạn sau các cuộc biểu tình dẫn đến cuộc tháo chạy của tổng thống Ben Ali. Biểu tình đã lan rộng khắp quốc gia Bắc Phi này để phản đối tình trạng thất nghiệp, giá cả lương thực leo thang và nạn tham nhũng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét