Yemen muốn làm cách mạng Jasmine thứ hai

Quốc tế - Người Lao Động Online:
Chủ nhật, 23/01/2011 | 15:25GMT+7
(NLĐO)- Theo Yemen Post, hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động đã tiến hành cuộc biểu tình hôm 22-1 tại đại học Sanaa ở thủ đô Yemen nhằm vào tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã lãnh đạo quốc gia 32 năm.

Hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động biểu tình hôm 22-1 tại đại học Sanaa

Lực lượng biểu tình chia là hai nhóm, nhóm biểu tình lớn hơn yêu cầu tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức trong khi nhóm còn lại muốn ông vẫn tại vị.

Theo tổng biên tập tờ Yemen Post, Hakim Almasmari, cuộc biểu tình hôm 22-1 tại Yemen là cuộc biểu tình đầu tiên kể từ khi người Tunisia ép buộc tổng thống của họ từ chức, cũng như rời bỏ khỏi đất nước bắc Phi này.

Ông Almasmari khẳng định rằng cuộc biểu tình ở Yemen không mang tính chất bạo động. 1500 nhâm viên bảo vệ đã có mặt.

Những người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối tổng thống Ali Abdullah Saleh, nhiều câu còn đề cập tới cả vụ biểu tình ở Tunisia 7 ngày trước như “Ông Ali, hãy gia nhập với người bạn Ben Ali đi thôi.”

Một người biểu tình có tên Shajie Muhsin nói với Xinhua rằng: “Sau Tunisia cuộc cách mạng Jasmine sẽ nổ ra tại Yemen.”

Trong khi đó nhóm biểu tình ủng hộ ông Ali Abdullah Saleh lại giương lên những bức hình ông Saleh đi khắp nơi.

Lực lượng cảnh sát cố gắng giải tán đoàn biểu tình mà không dùng vũ khí.


Bản đồ Yemen

Cuộc nổi dậy ở Tunisia một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới Arab đã nhem nhóm lên nhiều bất ổn ở nhiều nơi khác trong khu vực bao gồm Algeria và Egypt. Nhiều chuyên gia quốc tế đã lo ngại rằng Tunisia có thể là quân domino bị đổ đầu tiên. Có vẻ như suy đoán này có vẻ đang đi vào thực tế khi không lâu sau sự kiện Tunisia là bạo động theo kiểu Tunisia ở Albania và giờ đây là tại Yemen.

Hồi đầu năm nay, quốc hội Yemen bắt đầu tranh luận về Hiến pháp sửa đổi và bổ sung. Những sửa đổi về việc không hạn chế nhiệm kỳ tổng thống khiến người lo ngại rằng tổng thống Saleh định làm tổng thống suốt đời.

Ngoài ra người dân Yemen cũng rất lo ngại về tình trạng thiều nhiên liệu trầm trọng sẽ gây nên những hàng dài vô tận ở các trạm xăng ở đất nước kiệt quệ này.

Thu Hằng (Theo CNN)

Chủ nhật, 23/01/2011 | 01:04GMT+7

NLĐ Online:

Albania biểu tình kiểu Tunisia

Thủ tướng Sali Berisha cảnh báo không thể để xảy ra biểu tình lật đổ chính quyền kiểu Tunisia tại Albania

Ba người thiệt mạng trong cuộc xung đột với cảnh sát khi hơn 20.000 người xuống đường biểu tình chống chính quyền tại thủ đô Tirana của Albania hôm 21-1. Thủ tướng Sali Berisha gọi đây là âm mưu lật đổ chính quyền của phe đối lập.

Theo hãng tin AP, người biểu tình ném đá và đốt cháy 15 xe cảnh sát trong khi hàng trăm cảnh sát được huy động dùng dùi cui, súng bắn đạn cao su, lựu đạn cay và vòi rồng để giải tán người biểu tình. Cuối cùng, hầu hết người biểu tình đã rời khỏi các đại lộ chính trong đêm 21-1.
Chính quyền cho biết đã có khoảng 130 người bị thương trong đó có cả người biểu tình lẫn cảnh sát. Tổng thống Bamir Topi tuyên bố: “Tôi kêu gọi sự bình tĩnh và chín chắn. Albania cần hàn gắn vết thương chứ không phải mở ra vết thương khác”.
Thủ tướng Sali Berisha cáo buộc Đảng Xã hội đối lập đã âm mưu xúi giục biểu tình lật đổ chính quyền như vừa xảy ra tại Tunisia nhưng cảnh báo âm mưu này sẽ không thành công.
Xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát tại Tirana, hôm 21-1. Ảnh: AP


Ông còn cáo buộc rằng trong nhóm người biểu tình có cả thành phần băng đảng tội phạm, người buôn lậu và phần tử khủng bố. Các thủ lĩnh Đảng Xã hội bác bỏ cáo buộc nói trên.
Trước đó, Đảng Xã hội tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử mà thắng lợi sít sao thuộc về Đảng Dân chủ của ông Berisha hồi tháng 9-2009, yêu cầu tổ chức bầu cử sớm và không khí chính trị căng thẳng kể từ đó.
Phong trào phản đối tăng cao bắt đầu hồi tuần trước khi phó thủ tướng Ilir Meta bị buộc phải từ chức do tai tiếng về tham nhũng. Một đài truyền hình tư nhân đã phát hình ảnh gây nghi vấn việc ông Meta yêu cầu một đồng nghiệp dùng ảnh hưởng để chi phối một hợp đồng xây dựng nhà máy điện.
Trước tình hình biểu tình bạo động này, các phái bộ tại Tirana của Liên hiệp châu Âu, Mỹ và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ra tuyên bố chung khuyến cáo nên tránh bạo động và sử dụng vũ lực quá đáng, kêu gọi các bên nên “bình tĩnh và đừng khiêu khích”.

Thủ tướng Tunisia hứa từ chức

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm 21-1, Thủ tướng Tunisia Mohamed Ghannouchi cam kết sẽ rời bỏ chính trường sau khi ông tổ chức xong các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội.

Hãng tin AP dẫn lời ông Ghannouchi: “Vai trò của tôi là đưa đất nước thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng tạm thời và ngay cả khi được bổ nhiệm tôi cũng sẽ từ chối và rời khỏi hoạt động chính trị”.
Trong mấy ngày qua, những người biểu tình yêu cầu các chính khách thân cận với cựu tổng thống đã bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali không được tham gia vào chính quyền mới.
Lưu Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét