thanhnien.com.vn
21/12/2011 15:46 Hội thảo công bố Hồ sơ di cư và định hướng chính sách, pháp luật Việt Nam về di cư quốc tế đã diễn ra ngày 21/12, tại Hà Nội.
Đây là hoạt động chính trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng hồ sơ và cơ sở dữ liệu di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài” do Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Phái đoàn Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tại Hà Nội thực hiện với sự tài trợ của Liên minh châu Âu (EU).
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu các Bộ, ngành Trung ương, đại diện Đại sứ quán các nước Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc và một số các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các chuyên gia, học giả đến từ các viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu về di cư và phát triển ở trong nước.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh tại Việt Nam, hoạt động di cư quốc tế những năm qua diễn ra rất sôi động. Chính sách hội nhập cùng với “làn gió” mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam ra nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc, du lịch…
Hơn 4 triệu người Việt Nam đang có mặt ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng gia tăng, đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức do tác động của hoạt động này.
Thứ trưởng khẳng định thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, đảm bảo di cư an toàn, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư là chính sách nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin dữ liệu về di cư.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã bấm nút kích hoạt Trang thông tin điện tử về di cư nhằm cung cấp thông tin cập nhật, hữu ích về di cư quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm và đặc biệt là cho công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài. Người di cư có thể tự đưa thông tin cá nhân lên trang này để được các cơ quan chức năng hỗ trợ khi cần thiết.
Giới thiệu về Báo cáo Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, phó giáo sư-tiến sỹ Đặng Nguyên Anh, Trưởng Nhóm tư vấn cho biết báo cáo đã được xuất bản thành sách, phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và đĩa CD.
Báo cáo đã đánh giá bức tranh di cư của công dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước từ khi đổi mới đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn quản lý của các cơ quan chức năng và quá trình xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam về di cư quốc tế trên các lĩnh vực di cư lao động, du học, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, phòng, chống tội buôn bán người.
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về di cư, xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các Bộ, ngành hữu quan; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc hợp tác chia sẻ thông tin về di cư; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di cư quốc tế.
Tham luận của các đại biểu tập trung vào vấn đề xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam về di cư, nâng cao năng lực quản lý di cư vì mục tiêu phát triển./.
Ảnh minh họa |
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu các Bộ, ngành Trung ương, đại diện Đại sứ quán các nước Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc và một số các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các chuyên gia, học giả đến từ các viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu về di cư và phát triển ở trong nước.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh tại Việt Nam, hoạt động di cư quốc tế những năm qua diễn ra rất sôi động. Chính sách hội nhập cùng với “làn gió” mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam ra nước ngoài sinh sống, học tập, làm việc, du lịch…
Hơn 4 triệu người Việt Nam đang có mặt ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng gia tăng, đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức do tác động của hoạt động này.
Thứ trưởng khẳng định thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, đảm bảo di cư an toàn, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư là chính sách nhất quán của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin dữ liệu về di cư.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã bấm nút kích hoạt Trang thông tin điện tử về di cư nhằm cung cấp thông tin cập nhật, hữu ích về di cư quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm và đặc biệt là cho công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài. Người di cư có thể tự đưa thông tin cá nhân lên trang này để được các cơ quan chức năng hỗ trợ khi cần thiết.
Giới thiệu về Báo cáo Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, phó giáo sư-tiến sỹ Đặng Nguyên Anh, Trưởng Nhóm tư vấn cho biết báo cáo đã được xuất bản thành sách, phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và đĩa CD.
Báo cáo đã đánh giá bức tranh di cư của công dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước từ khi đổi mới đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn quản lý của các cơ quan chức năng và quá trình xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam về di cư quốc tế trên các lĩnh vực di cư lao động, du học, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, phòng, chống tội buôn bán người.
Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về di cư, xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các Bộ, ngành hữu quan; tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là việc hợp tác chia sẻ thông tin về di cư; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý di cư quốc tế.
Tham luận của các đại biểu tập trung vào vấn đề xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam về di cư, nâng cao năng lực quản lý di cư vì mục tiêu phát triển./.
Theo TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét