22/11/2011 23:42
Hàng loạt vụ vận chuyển thịt thối tuồn vào TP.HCM được phát hiện đã gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều loại xe có thương hiệu hoặc xe chuyên dùng cũng tham gia chở thịt thối.
Thật khó để tưởng tượng, nhưng đối với một số nhà xe chạy tuyến Bắc - Nam hiện nay, “hành khách” yêu thích của họ là các loại thực phẩm, gồm: nội tạng gia súc, chân gà, móng lợn, đuôi bò… thối. Theo lời khai của các tài xế lúc bị phát hiện thì hầu hết điểm đến của số “hành khách” không mấy thơm tho thường là ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM - thị trường tiêu thụ lớn nhất nước. Các chủ hàng sử dụng các loại xe chuyên chở thịt thối cũng rất đa dạng. Từ xe khách loại 12 chỗ ngồi, đến xe khách chất lượng cao, thậm chí là… xe cứu thương. Nội tạng, chân, đuôi, tai trâu, bò thối…
Lúc 3 giờ sáng 28.10, trên QL1A đoạn qua xã Cam An (H.Cam Lộ, Quảng Trị), đội tuần tra 8.1 (Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Trị) phát hiện chiếc xe khách 88H- 6634 chở trên khoang hành lý 12 thùng xốp với 600 kg nội tạng, chân, đuôi, tai trâu, bò bốc mùi hôi thối. Chiếc xe này xuất phát từ Vĩnh Phúc do Nguyễn Quốc Nhâm (SN 1969, trú Vĩnh Phúc) điều khiển có "nhiệm vụ” vận chuyển số thịt thối này vào TP.HCM.
Trước đó, xe khách 73L- 4850 do Nguyễn Văn Xá (SN 1955, trú P.Bắc Nghĩa, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cũng đã bị CSGT (Công an tỉnh Quảng Trị) bắt giữ ngày 24.5 trên QL1A (đoạn qua xã Vĩnh Chấp, H.Vĩnh Linh) khi đang chở 630 kg nội tạng động vật thối. Sau khi bị xử phạt 4 triệu đồng và tài xế Xá bị tạm giữ giấy phép lái xe 60 ngày, chủ xe tiếp tục giao xe cho một tài xế khác chạy thì một lần nữa bị cơ quan chức năng bắt giữ khi chở 350 kg nội tạng heo.
Ngày 19.9, đội tuần tra 1.9 (Phòng CSGT, Công an Quảng Trị) phát hiện xe khách “VIP” Yến Hải chạy tuyến Vientiane (Lào) - Quảng Nam mang BKS 43B-002.74, do Lâm Quang Dũng (SN 1980, trú Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) điều khiển, chở theo 3 thùng đuôi bò, 5 thùng móng trâu thối, với tổng trọng lượng trên 500 kg. Trung tá Nguyễn Văn Thủy (Đội phó Đội tuần tra 1.9) cũng cho biết: "Trước đó, ngày 10.9, chiếc xe này cũng đã bị chúng tôi bắt giữ vì chở theo 600 kg thịt gia súc thối tương tự. Nhưng sau khi bị xử phạt, nhà xe lại tiếp tục vi phạm…”.
Heo sữa, da heo, lòng gà… đổ về thành phố
Trong khi đó, tại TP.HCM, các cơ quan chức năng cũng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thịt thối.
Chỉ trong vòng nửa tháng, từ 16 - 31.10.2011, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện 11 vụ vận chuyển gần hơn 4 tấn heo sữa, nội tạng, thịt, da heo, lòng, thịt gà… không dấu kiểm soát giết mổ, không giấy kiểm dịch sản phẩm động vật, không rõ nguồn gốc... Trong đó có 3 vụ tái phạm nghiêm trọng với tang vật bị phát hiện lên đến hơn 2 tấn thịt thối. Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, cho biết: “Có nhiều vụ nhà xe chở thịt bẩn liên tục tái phạm, thậm chí khi bị phạt thì không thèm đến đóng tiền phạt”.
Điều đáng nói hơn là tham gia vận chuyển thịt thối có cả những xe khách có thương hiệu. Chẳng hạn khi xe mang biển số 53N-9339 (tài xế Nguyễn Văn Dũng, SN 1980, ngụ tại Thanh Hóa) vận chuyển trong khoang hành lý 12 thùng xốp gồm 636 kg chân trâu bò không rõ nguồn gốc về TP.HCM tiêu thụ thì lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ lô hàng đã biến chất, bốc mùi hôi thối. Xe khách biển số 43B-000.39 (tài xế Lê Công Trình, SN 1982, ngụ tại Hà Tĩnh) cũng chở trong khoang hành khách 4 thùng xốp gồm 228 kg lòng heo không rõ nguồn gốc về TP.HCM tiêu thụ. Toàn bộ lô hàng cũng đã biến chất, bốc mùi hôi thối.
Ngày 5.11.2011, lực lượng chức năng còn phát hiện 3 trường hợp xe gắn máy chở sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch từ Đồng Nai về TP.HCM tiêu thụ. Tang vật vi phạm gồm 1.200 quả trứng vịt, 73 kg da heo và hơn 100 kg heo sữa đã bốc mùi…
Trạm thú y Bình Chánh khi phối hợp với Công an xã Phong Phú (H.Bình Chánh) kiểm tra tại địa chỉ B1/19 đường Tân Liêm, ấp 2, xã Phong Phú cũng phát hiện 19 con heo (238 kg) và 16 miếng thịt heo (127 kg) đã giết mổ, quầy thịt xuất huyết, đổ nhớt, biến chất...
Sẽ ra sao nếu như số thịt thối này lọt vào các quán ăn, nhà hàng và người tiêu dùng sẽ ăn mà không hay biết gì? - Ảnh: Nguyễn Phúc |
Có nhiều vụ nhà xe chở thịt bẩn liên tục tái phạm, thậm chí khi bị phạt thì không thèm đến đóng tiền phạt | ||
Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM | ||
Lúc 3 giờ sáng 28.10, trên QL1A đoạn qua xã Cam An (H.Cam Lộ, Quảng Trị), đội tuần tra 8.1 (Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Trị) phát hiện chiếc xe khách 88H- 6634 chở trên khoang hành lý 12 thùng xốp với 600 kg nội tạng, chân, đuôi, tai trâu, bò bốc mùi hôi thối. Chiếc xe này xuất phát từ Vĩnh Phúc do Nguyễn Quốc Nhâm (SN 1969, trú Vĩnh Phúc) điều khiển có "nhiệm vụ” vận chuyển số thịt thối này vào TP.HCM.
Trước đó, xe khách 73L- 4850 do Nguyễn Văn Xá (SN 1955, trú P.Bắc Nghĩa, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cũng đã bị CSGT (Công an tỉnh Quảng Trị) bắt giữ ngày 24.5 trên QL1A (đoạn qua xã Vĩnh Chấp, H.Vĩnh Linh) khi đang chở 630 kg nội tạng động vật thối. Sau khi bị xử phạt 4 triệu đồng và tài xế Xá bị tạm giữ giấy phép lái xe 60 ngày, chủ xe tiếp tục giao xe cho một tài xế khác chạy thì một lần nữa bị cơ quan chức năng bắt giữ khi chở 350 kg nội tạng heo.
Ngày 19.9, đội tuần tra 1.9 (Phòng CSGT, Công an Quảng Trị) phát hiện xe khách “VIP” Yến Hải chạy tuyến Vientiane (Lào) - Quảng Nam mang BKS 43B-002.74, do Lâm Quang Dũng (SN 1980, trú Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) điều khiển, chở theo 3 thùng đuôi bò, 5 thùng móng trâu thối, với tổng trọng lượng trên 500 kg. Trung tá Nguyễn Văn Thủy (Đội phó Đội tuần tra 1.9) cũng cho biết: "Trước đó, ngày 10.9, chiếc xe này cũng đã bị chúng tôi bắt giữ vì chở theo 600 kg thịt gia súc thối tương tự. Nhưng sau khi bị xử phạt, nhà xe lại tiếp tục vi phạm…”.
Heo sữa, da heo, lòng gà… đổ về thành phố
Trong khi đó, tại TP.HCM, các cơ quan chức năng cũng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thịt thối.
Chỉ trong vòng nửa tháng, từ 16 - 31.10.2011, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện 11 vụ vận chuyển gần hơn 4 tấn heo sữa, nội tạng, thịt, da heo, lòng, thịt gà… không dấu kiểm soát giết mổ, không giấy kiểm dịch sản phẩm động vật, không rõ nguồn gốc... Trong đó có 3 vụ tái phạm nghiêm trọng với tang vật bị phát hiện lên đến hơn 2 tấn thịt thối. Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, cho biết: “Có nhiều vụ nhà xe chở thịt bẩn liên tục tái phạm, thậm chí khi bị phạt thì không thèm đến đóng tiền phạt”.
Điều đáng nói hơn là tham gia vận chuyển thịt thối có cả những xe khách có thương hiệu. Chẳng hạn khi xe mang biển số 53N-9339 (tài xế Nguyễn Văn Dũng, SN 1980, ngụ tại Thanh Hóa) vận chuyển trong khoang hành lý 12 thùng xốp gồm 636 kg chân trâu bò không rõ nguồn gốc về TP.HCM tiêu thụ thì lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ lô hàng đã biến chất, bốc mùi hôi thối. Xe khách biển số 43B-000.39 (tài xế Lê Công Trình, SN 1982, ngụ tại Hà Tĩnh) cũng chở trong khoang hành khách 4 thùng xốp gồm 228 kg lòng heo không rõ nguồn gốc về TP.HCM tiêu thụ. Toàn bộ lô hàng cũng đã biến chất, bốc mùi hôi thối.
Ngày 5.11.2011, lực lượng chức năng còn phát hiện 3 trường hợp xe gắn máy chở sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch từ Đồng Nai về TP.HCM tiêu thụ. Tang vật vi phạm gồm 1.200 quả trứng vịt, 73 kg da heo và hơn 100 kg heo sữa đã bốc mùi…
Trạm thú y Bình Chánh khi phối hợp với Công an xã Phong Phú (H.Bình Chánh) kiểm tra tại địa chỉ B1/19 đường Tân Liêm, ấp 2, xã Phong Phú cũng phát hiện 19 con heo (238 kg) và 16 miếng thịt heo (127 kg) đã giết mổ, quầy thịt xuất huyết, đổ nhớt, biến chất...
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, nhấn mạnh: “Các loại thịt, sản phẩm động vật từ nội tạng, chân móng... một khi đã bị hôi thối thì chỉ có thể làm phân bón, tuyệt đối không được chế biến món ăn sử dụng cho người. Bởi vì thịt, nội tạng động vật khi đã hư, hôi thối, protein sẽ bị phân hủy, sản sinh ra rất nhiều độc chất. Nội tạng như gan bản thân nó là cơ quan xử lý độc chất cho cơ thể khi động vật còn sống, khi phân hủy như thế càng độc hơn nữa”. Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, phân tích: “Cần phải làm rõ nguồn gốc những sản phẩm nội tạng động vật có xuất xứ từ đâu. Vì những bộ đồ lòng, nội tạng, chân móng động vật nhiều nước không sử dụng, là những thứ họ bỏ đi, để khỏi xử lý môi trường họ cho VN nhập về. Gan thì thường được làm patê; đuôi bò nấu cháo, nấu lẩu; bộ đồ lòng làm món nhậu. Để xử lý những sản phẩm động vật bị hư, hôi thối này, các quán ăn, nhà hàng thường cho hóa chất tẩy mùi và kèm hóa chất tẩy trắng. Rồi dùng phụ gia, phẩm màu, gia vị nồng độ thật nặng để chế biến thành các món ăn mà người tiêu dùng rất khó để nhận ra”. Theo bác sĩ Ký, món ăn chế biến từ những sản phẩm động vật bị hư, hôi thối chẳng những không có tí chất dinh dưỡng nào, mà còn rất độc hại, và có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng. THANH TÙNG |
|
Nguyễn Phúc - Quang Thuần - Hoàng Việt
thanhnien.com.vn
23/11/2011 23:55
Chân gà, nội tạng gia súc không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh tràn ngập các quán vỉa hè ở TP.HCM.
>> Ớn lạnh thịt thối (Kỳ 1)
Không rõ nguồn gốc
Trong khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo thanh tra tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành làm rõ vụ việc hơn 100 tấn chân gà thối “bốc hơi” khỏi cảng Hải Phòng, thì tại TP.HCM, loại thực phẩm này được bày bán nhan nhản ở rất nhiều hàng quán dơ bẩn và nhếch nhác. Riêng một đoạn ngắn trên đường Trường Sơn, thuộc P.4 (Q.Tân Bình) đã có gần 10 quán bán chân gà nướng. Gần 5 giờ chiều 22.11, chúng tôi ghi nhận tại quán C.B có rất đông thực khách ăn những cặp chân gà nướng to tướng.
Theo một người phục vụ thì không rõ nguồn gốc chân gà này ở đâu, "hằng ngày thường có mối chở đến bỏ, muốn lấy bao nhiêu và lấy vào bất kỳ thời điểm nào cũng có; lúc chưa tẩm ướp, lớp da bên ngoài chân gà nhơn nhớt, bốc mùi". Nhưng khi nướng lên, chân gà có màu vàng ươm, thơm phức và nhìn rất bắt mắt. Đó là nhờ “công nghệ” tẩm gừng, cà ri nên thực khách không nhận biết được tình trạng trước đó có thối rữa hay không. Giá mua chân gà ban đầu chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng sau khi chế biến xong, giá bán gần 300.000 đồng/kg.
Hằng ngày, cứ tầm 5 giờ chiều đến tối, giàn nướng chân gà được đưa ra vỉa hè một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Q.Tân Bình); những chiếc chân gà mập ú được tẩm ướp nằm trên giàn “hỏa thiêu”. Tương tự, một quán nhậu kiêm ăn vặt phục vụ sinh viên trong Làng đại học Thủ Đức (thuộc P.Linh Trung) cũng bán chân gà nướng. Giá bán 10.000 đồng/cặp chân gà loại nhỏ, 12.000 đồng/cặp lớn. Anh Lâm - một thực khách tại đây - cho biết: “Chiều chiều chúng tôi hay đi gặm món này, chân gà khi nướng lên thơm phức nhưng trước đó thì không biết thế nào”.
Thực đơn của rất nhiều nhà hàng ở TP.HCM đều có món chân gà nướng, lòng heo, nhưng khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của nguyên liệu chế biến xuất phát từ đâu, đã tồn trữ trong khoảng thời gian bao nhiêu tháng thì các nhân viên đều lắc đầu.
Không kiểm soát xuể
Bác sĩ Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết: “Tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và hư thối từ các tỉnh vào TP.HCM gần đây đã tăng lên khá nhiều. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, trinh sát, đánh chặn để không bùng phát thêm nữa. Tuy nhiên, chỉ lực lượng thú y TP.HCM thôi thì không đủ và không thể nào làm nổi. Vấn đề là phải tiến hành đồng bộ trên cả nước. Tôi đã có văn bản báo cáo Cục Thú y về tình trạng này đồng thời cũng gửi công văn cho chi cục thú y các tỉnh đề nghị họ phải phối hợp ngăn chặn từ gốc".
Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, đánh giá: “So với năm trước, năm nay, số vụ vận chuyển thực phẩm bẩn phát hiện nhiều hơn. Trước đây hiếm khi xe khách chất lượng cao vận chuyển thực phẩm bẩn nhưng nay lại phát hiện không ít”.
Để kiểm soát tốt và ngăn chặn thực phẩm bẩn vào TP.HCM, bà Tuyết cho rằng: “Hàng trăm, hàng ngàn xe lưu thông trên đường, nếu không có tai mắt người dân thì cơ quan chức năng khó mà kham nổi. TP.HCM chỉ là đầu ngọn, thú y các địa phương làm chặt đầu gốc thì mới hạn chế được thực phẩm bẩn đưa về TP.HCM”. Cũng theo bà Tuyết: “Thời gian qua trạm phát hiện nhiều trường hợp tái phạm vận chuyển sản phẩm động vật trái phép. Theo quy định, những trường hợp tái phạm thì khi xử phạt sẽ xem xét tình tiết tăng nặng; tái phạm lần thứ 3 trong một năm thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, nhưng thực tế rất ít vụ bị truy tố".
Thịt thối vẫn đạt chuẩn
Giữa tháng 9.2011, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú - thuộc Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp với đoàn liên ngành Q.Tân Phú kiểm tra kho hàng của một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, niêm phong gần 15 tấn thịt bò nhập khẩu không rõ nhãn hàng hóa, xuất xứ, không hạn sử dụng. Lô thịt này bị chuyển màu xanh đen, bốc mùi hôi. Ông Phạm Thanh Bình - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú - cho biết: “Khi tổ công tác ập vào kiểm tra thì gần nửa lô thịt bò hôi thối nhập khẩu từ Mỹ đã bị tẩu tán. Đối tượng khai đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Bằng cảm quan, các cán bộ chuyên môn thú y kết luận lô hàng thịt bò này đã thối rữa không thể tiêu thụ được. Nhưng chủ hàng chỉ bị xử lý hành vi nhập lậu. Theo thông tin từ cán bộ thú y, các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn thường chiếu xạ lên lô hàng nên thịt thối cỡ nào đi chăng nữa, nhưng khi đưa đi xét nghiệm đều đạt chỉ tiêu vệ sinh. Loại thịt này sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm. Phần nhiều các loại thịt nguội đều từ nguồn thịt bẩn mà ra”.
Đề cập đến các lô hàng thực phẩm bẩn (thịt, nội tạng, phụ phẩm động vật…) bị tẩu tán khỏi một số cảng có khả năng đưa vào TP.HCM tiêu thụ, bà Đặng Thị Tuyết nhìn nhận: “Các lô hàng này thường được vận chuyển lậu vào TP.HCM bằng xe tải, container nên rất khó bị phát hiện...".
>> Ớn lạnh thịt thối (Kỳ 1)
Không rõ nguồn gốc
Trong khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo thanh tra tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành làm rõ vụ việc hơn 100 tấn chân gà thối “bốc hơi” khỏi cảng Hải Phòng, thì tại TP.HCM, loại thực phẩm này được bày bán nhan nhản ở rất nhiều hàng quán dơ bẩn và nhếch nhác. Riêng một đoạn ngắn trên đường Trường Sơn, thuộc P.4 (Q.Tân Bình) đã có gần 10 quán bán chân gà nướng. Gần 5 giờ chiều 22.11, chúng tôi ghi nhận tại quán C.B có rất đông thực khách ăn những cặp chân gà nướng to tướng.
''Loại thịt này, sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm'' - Ông Phạm Thanh Bình, Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú |
Hằng ngày, cứ tầm 5 giờ chiều đến tối, giàn nướng chân gà được đưa ra vỉa hè một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Q.Tân Bình); những chiếc chân gà mập ú được tẩm ướp nằm trên giàn “hỏa thiêu”. Tương tự, một quán nhậu kiêm ăn vặt phục vụ sinh viên trong Làng đại học Thủ Đức (thuộc P.Linh Trung) cũng bán chân gà nướng. Giá bán 10.000 đồng/cặp chân gà loại nhỏ, 12.000 đồng/cặp lớn. Anh Lâm - một thực khách tại đây - cho biết: “Chiều chiều chúng tôi hay đi gặm món này, chân gà khi nướng lên thơm phức nhưng trước đó thì không biết thế nào”.
Thực đơn của rất nhiều nhà hàng ở TP.HCM đều có món chân gà nướng, lòng heo, nhưng khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của nguyên liệu chế biến xuất phát từ đâu, đã tồn trữ trong khoảng thời gian bao nhiêu tháng thì các nhân viên đều lắc đầu.
Chân gà nướng đang là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Bác sĩ Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết: “Tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và hư thối từ các tỉnh vào TP.HCM gần đây đã tăng lên khá nhiều. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, trinh sát, đánh chặn để không bùng phát thêm nữa. Tuy nhiên, chỉ lực lượng thú y TP.HCM thôi thì không đủ và không thể nào làm nổi. Vấn đề là phải tiến hành đồng bộ trên cả nước. Tôi đã có văn bản báo cáo Cục Thú y về tình trạng này đồng thời cũng gửi công văn cho chi cục thú y các tỉnh đề nghị họ phải phối hợp ngăn chặn từ gốc".
Bắt thêm 3 vụ vận chuyển thịt thối Ngày 23.11, tại quốc lộ 1A, Đội CSGT Rạch Chiếc phối hợp với Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 trường hợp (xe buýt, xe khách và xe máy) vận chuyển hơn 410 kg thịt heo, phụ phẩm heo, trứng cút… không giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc… từ Đồng Nai về TP.HCM tiêu thụ. Qua kiểm tra phát hiện lô hàng phụ phẩm heo bốc mùi hôi thối, đổi màu, tổ công tác đã buộc tiêu hủy 3 lô hàng nói trên. Hoàng Việt |
Để kiểm soát tốt và ngăn chặn thực phẩm bẩn vào TP.HCM, bà Tuyết cho rằng: “Hàng trăm, hàng ngàn xe lưu thông trên đường, nếu không có tai mắt người dân thì cơ quan chức năng khó mà kham nổi. TP.HCM chỉ là đầu ngọn, thú y các địa phương làm chặt đầu gốc thì mới hạn chế được thực phẩm bẩn đưa về TP.HCM”. Cũng theo bà Tuyết: “Thời gian qua trạm phát hiện nhiều trường hợp tái phạm vận chuyển sản phẩm động vật trái phép. Theo quy định, những trường hợp tái phạm thì khi xử phạt sẽ xem xét tình tiết tăng nặng; tái phạm lần thứ 3 trong một năm thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, nhưng thực tế rất ít vụ bị truy tố".
Thịt thối vẫn đạt chuẩn
Giữa tháng 9.2011, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú - thuộc Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp với đoàn liên ngành Q.Tân Phú kiểm tra kho hàng của một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, niêm phong gần 15 tấn thịt bò nhập khẩu không rõ nhãn hàng hóa, xuất xứ, không hạn sử dụng. Lô thịt này bị chuyển màu xanh đen, bốc mùi hôi. Ông Phạm Thanh Bình - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú - cho biết: “Khi tổ công tác ập vào kiểm tra thì gần nửa lô thịt bò hôi thối nhập khẩu từ Mỹ đã bị tẩu tán. Đối tượng khai đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Bằng cảm quan, các cán bộ chuyên môn thú y kết luận lô hàng thịt bò này đã thối rữa không thể tiêu thụ được. Nhưng chủ hàng chỉ bị xử lý hành vi nhập lậu. Theo thông tin từ cán bộ thú y, các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn thường chiếu xạ lên lô hàng nên thịt thối cỡ nào đi chăng nữa, nhưng khi đưa đi xét nghiệm đều đạt chỉ tiêu vệ sinh. Loại thịt này sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm. Phần nhiều các loại thịt nguội đều từ nguồn thịt bẩn mà ra”.
Đề cập đến các lô hàng thực phẩm bẩn (thịt, nội tạng, phụ phẩm động vật…) bị tẩu tán khỏi một số cảng có khả năng đưa vào TP.HCM tiêu thụ, bà Đặng Thị Tuyết nhìn nhận: “Các lô hàng này thường được vận chuyển lậu vào TP.HCM bằng xe tải, container nên rất khó bị phát hiện...".
Đình Phú - Hoàng Việt - Quang Thuần
thanhnien.com.vn
25/11/2011 0:56
Nằm ở vị trí cửa ngõ TP.HCM, Đồng Nai được xem là địa bàn quan trọng để thương lái “phù phép” thịt bẩn bằng hóa chất trở thành trắng hơn, giòn hơn, tươi hơn...
>> Ớn lạnh thịt thối - Kỳ 2: Tràn ngập quán ăn
Phủ tạng ngâm hóa chất
Rạng sáng ngày 26.10, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai bất ngờ kiểm tra cơ sở của ông T.H.V (tại KP.5, P.Long Bình, TP.Biên Hòa) bắt quả tang công nhân đang ngâm hàng tấn nội tạng trâu, bò heo bằng hóa chất để bán cho quán nhậu. Tại hiện trường, ông V. đang chỉ đạo cho 5 nhân công phân loại 700 kg nội tạng trâu bò gồm lòng, dạ dày, tim, gan... cho vào một cái thau lớn để ngâm dung dịch tẩy trắng. Trong đó, gần 300 kg đã được hoàn thiện chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Số nội tạng trên, ông V. khai đưa đi tiêu thụ tại các quán nhậu trên địa bàn TP.Biên Hòa, TP.HCM và Bình Dương. PC49 cũng đã thu giữ 2 can (khoảng 40 lít) hóa chất dùng để tẩy trắng.
Trước đó, ngày 11.1, PC49 bắt quả tang hộ ông N.V.T (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) cũng dùng công nghệ này để "phù phép" thịt thối. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện các công nhân cơ sở đang đưa khoảng 60 kg lòng bò ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và 3 thùng xốp chứa khoảng 1.000 kg nội tạng lòng bò (đã được tẩy trắng) chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. PC49 đã thu giữ 1 can (20 lít) đang đựng dung dịch tẩy lòng bò; 3 kg bột hóa chất tạo màu... Tại cơ sở của mình, ông T. cho xây dựng 4 hố ngâm hóa chất để tẩy trắng.
Theo lời khai ban đầu, để thịt được trắng, giòn, để lâu vẫn tươi, cơ sở này cho tẩy trắng lòng bò bằng hóa chất rồi ngâm với hàn the để bảo quản. Đến khi đem đi tiêu thụ, chỉ cần quét thêm chất tạo màu, tạo mùi để hấp dẫn rồi đem bỏ mối cho các quán nhậu tại Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Theo một cán bộ thú y Chi cục Thú y Đồng Nai, những loại thịt để lâu, bốc mùi hôi thối và bắt đầu phân hủy nhưng sau khi rã đông, ngâm hóa chất vào khoảng 10 tiếng đồng hồ, thịt sẽ trở nên trắng tươi như khi vừa mổ xong. Hoặc thịt để trong tủ cấp đông lâu ngày có màu thẫm, tái hoặc lên mốc meo, vẫn có thể bảo quản tiếp một thời gian dài nữa bằng cách ngâm hàn the cho thịt tươi và giòn hơn. Khi ăn, khó ai ngửi được mùi hóa chất cũng không thể phân biệt được thịt mới hay cũ. Đặc biệt các loại hóa chất được cơ sở tự chế biến bằng cách pha trộn theo công thức riêng nên khó biết đó là loại gì.
Đầu cơ thịt bẩn
Lái L. chuyên thu gom heo lậu tại H.Trảng Bom cho biết, hiện nay nhiều thương lái sẵn sàng đầu tư kho trữ đông, hệ thống xử lý thịt hàng tỉ đồng để thu gom, trữ thịt hàng năm. Khi giá thịt trên thị trường rẻ hoặc rơi vào dịp dịch (lở mồm long móng, tai xanh...), thì họ tổ chức thu gom heo, trâu, bò với giá rẻ để về mổ thịt. Sau đó xịt thuốc khử mùi, bỏ vào bịch nylon rồi cột chặt cho vào tủ cấp đông để trữ. Khi vào tủ cấp đông dưới mức -5 độ C, thịt có thể để năm này qua năm khác mà không sợ phân hủy. "Đến khi hết dịch, người dân cũng không còn gia súc để bán, lúc này thịt được đẩy giá lên cao. Khi đó thương lái sẽ tung hàng ra, dùng các công nghệ bằng hóa chất tẩy rửa, xử lý rồi bán với giá cao. Mặc sức thu lợi", L. tiết lộ.
Điển hình như ngày 28.3, Công an Đồng Nai và Chi cục Thú y đã tổ chức tiêu hủy hơn 20 tấn thịt heo và nội tạng thối do đã để quá đát từ lâu. Đây là số thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc được cơ quan chức năng phát hiện tại một DN trên địa bàn TP.Biên Hòa do bà N.T.K.P làm chủ. Qua kiểm nghiệm xác định số thịt trên đã bị nhiễm vi sinh.
Ông Lê Minh Chí, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, vừa qua lực lượng thú y liên tiếp phát hiện hàng chục vụ thu gom, vận chuyển thịt không rõ nguồn gốc, thịt đã hư hỏng qua địa bàn. "Do đặc thù là tỉnh công nghiệp, giáp ranh với TP.HCM và Bình Dương là những thị trường tiêu thụ thịt lớn nên Đồng Nai trở thành địa bàn trung chuyển thịt lậu qua các tuyến quốc lộ. Cao điểm “cháy” hàng, thịt từ miền Trung tuồn vào bằng cách xé lẻ hàng, bỏ vào các loại thùng xốp đông lạnh, rồi giấu vào xe khách hoặc các loại phương tiện thô sơ để tránh sự kiểm soát của các chốt kiểm dịch", ông Chí nói.
>> Ớn lạnh thịt thối - Kỳ 2: Tràn ngập quán ăn
Phủ tạng ngâm hóa chất
Rạng sáng ngày 26.10, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai bất ngờ kiểm tra cơ sở của ông T.H.V (tại KP.5, P.Long Bình, TP.Biên Hòa) bắt quả tang công nhân đang ngâm hàng tấn nội tạng trâu, bò heo bằng hóa chất để bán cho quán nhậu. Tại hiện trường, ông V. đang chỉ đạo cho 5 nhân công phân loại 700 kg nội tạng trâu bò gồm lòng, dạ dày, tim, gan... cho vào một cái thau lớn để ngâm dung dịch tẩy trắng. Trong đó, gần 300 kg đã được hoàn thiện chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Số nội tạng trên, ông V. khai đưa đi tiêu thụ tại các quán nhậu trên địa bàn TP.Biên Hòa, TP.HCM và Bình Dương. PC49 cũng đã thu giữ 2 can (khoảng 40 lít) hóa chất dùng để tẩy trắng.
Thịt thối chuẩn bị đem ngâm hóa chất - Ảnh: Kim Cương |
Độc hại khôn lường Một chuyên gia thú y cho biết, các loại hóa chất sử dụng để tẩm ướp, ngâm thịt và nội tạng này được pha trộn với muối Natri Sunfit (NàSỎ hay còn gọi là Sunfit Natri). Loại muối này khi nhúng thịt vào khoảng 15 phút rồi vớt ra thì miếng thịt hoàn toàn khác với ban đầu. Phần da trắng sáng, phần mỡ trắng tinh, còn phần nạc hồng đỏ lên. Loại hóa chất này được khuyến cáo không được dùng. Nếu lỡ ăn thịt nhiễm hóa chất này sẽ bị viêm loét thành ruột và các cơ quan tiêu hóa.K.C |
Theo một cán bộ thú y Chi cục Thú y Đồng Nai, những loại thịt để lâu, bốc mùi hôi thối và bắt đầu phân hủy nhưng sau khi rã đông, ngâm hóa chất vào khoảng 10 tiếng đồng hồ, thịt sẽ trở nên trắng tươi như khi vừa mổ xong. Hoặc thịt để trong tủ cấp đông lâu ngày có màu thẫm, tái hoặc lên mốc meo, vẫn có thể bảo quản tiếp một thời gian dài nữa bằng cách ngâm hàn the cho thịt tươi và giòn hơn. Khi ăn, khó ai ngửi được mùi hóa chất cũng không thể phân biệt được thịt mới hay cũ. Đặc biệt các loại hóa chất được cơ sở tự chế biến bằng cách pha trộn theo công thức riêng nên khó biết đó là loại gì.
Đầu cơ thịt bẩn
Lái L. chuyên thu gom heo lậu tại H.Trảng Bom cho biết, hiện nay nhiều thương lái sẵn sàng đầu tư kho trữ đông, hệ thống xử lý thịt hàng tỉ đồng để thu gom, trữ thịt hàng năm. Khi giá thịt trên thị trường rẻ hoặc rơi vào dịp dịch (lở mồm long móng, tai xanh...), thì họ tổ chức thu gom heo, trâu, bò với giá rẻ để về mổ thịt. Sau đó xịt thuốc khử mùi, bỏ vào bịch nylon rồi cột chặt cho vào tủ cấp đông để trữ. Khi vào tủ cấp đông dưới mức -5 độ C, thịt có thể để năm này qua năm khác mà không sợ phân hủy. "Đến khi hết dịch, người dân cũng không còn gia súc để bán, lúc này thịt được đẩy giá lên cao. Khi đó thương lái sẽ tung hàng ra, dùng các công nghệ bằng hóa chất tẩy rửa, xử lý rồi bán với giá cao. Mặc sức thu lợi", L. tiết lộ.
Điển hình như ngày 28.3, Công an Đồng Nai và Chi cục Thú y đã tổ chức tiêu hủy hơn 20 tấn thịt heo và nội tạng thối do đã để quá đát từ lâu. Đây là số thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc được cơ quan chức năng phát hiện tại một DN trên địa bàn TP.Biên Hòa do bà N.T.K.P làm chủ. Qua kiểm nghiệm xác định số thịt trên đã bị nhiễm vi sinh.
Ông Lê Minh Chí, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, vừa qua lực lượng thú y liên tiếp phát hiện hàng chục vụ thu gom, vận chuyển thịt không rõ nguồn gốc, thịt đã hư hỏng qua địa bàn. "Do đặc thù là tỉnh công nghiệp, giáp ranh với TP.HCM và Bình Dương là những thị trường tiêu thụ thịt lớn nên Đồng Nai trở thành địa bàn trung chuyển thịt lậu qua các tuyến quốc lộ. Cao điểm “cháy” hàng, thịt từ miền Trung tuồn vào bằng cách xé lẻ hàng, bỏ vào các loại thùng xốp đông lạnh, rồi giấu vào xe khách hoặc các loại phương tiện thô sơ để tránh sự kiểm soát của các chốt kiểm dịch", ông Chí nói.
Bắt quả tang lò quay heo bệnh Chiều 23.11, Trạm thú y Bình Chánh (TP.HCM) phối hợp với Công an xã Bình Hưng kiểm tra lò quay heo hoạt động “chui” tại B18/6N1, ấp 3A, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, phát hiện tang vật vi phạm gồm 5 con heo đã giết thịt và 337 kg thịt heo. Toàn bộ lô thịt heo bị bệnh xuất huyết, chảy nhớt và biến chất, chưa qua kiểm soát giết mổ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật, chế biến trên nền sàn không đảm bảo vệ sinh. Khi bị phát hiện, ông Đỗ Duy Tâm - chủ lò quay đã bỏ trốn. Tổ kiểm tra đã tiêu hủy lô hàng, đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị UBND H.Bình Chánh xử lý vi phạm hành chính.Hoàng Việt |
Kim Cương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét