Iran vẫn nhận được S-300 từ Nga?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :8:01 AM, 25/08/2011
Tehran hy vọng rằng tòa án quốc tế sẽ ủng hộ cho tính hợp pháp cho hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga được quyết định từ năm 2007.
>> Nga ngừng sản xuất hệ thống S-300

Thông tin trên được Đại sứ Iran ở Nga, ông Mahmoud – Reza Sajadi tiết lộ ngày hôm qua (24/8).

“Khi điều này xảy ra, Nga sẽ có căn cứ pháp lý để thực hiện trách nhiệm của mình theo hợp đồng cung cấp hệ thống S-300 cho Tehran”, ông Sajadi nói với hãng thông tấn RIA Novosti.

Hợp đồng cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa S-300 đã được ký kết vào cuối năm 2007. Nga đã cung cấp 5 tiểu đoàn S-300 PMU-1 cho Tehran với trị giá 800 triệu USD.

Điện Kremlin đã cấm việc bán hệ thống S-300 cho Iran vào 9/2010, họ nói rằng chương trình cung cấp S-300 cho Iran đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngăn cấm trong một lệnh trừng phạt chống lại Iran về chương trình hạt nhân của mình.

Iran đã đệ đơn lên Tòa án quốc tế phán xử vào đầu năm 2011 để chứng minh cho việc chuyển giao S-300 được coi là một hệ thống phòng thủ, và không thuộc diện chịu lệnh trừng phạt cấm mua bán vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran theo nghị quyết 1929.

Phạm Thái (theo Rian)


BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :2:31 PM, 11/11/2010
Iran sẽ thử nghiệm một loại tên lửa, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tương tự của Nga do chính quốc gia này chế tạo.

Đây là một động thái mới tỏ rõ quyết tâm tự lực xây dựng nền quốc phòng của quốc gia hồi giáo tại Trung Đông này. "Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành thử nghiệm các tên lửa phòng thủ tầm xa, bao gồm cả S-300 của Iran”, tướng Mohammad Hassan Mansourian nói với cơ quan truyền thông hồi giáo Iran.

Tướng Mohammad Hassan Mansourian cho biết, chúng tôi còn thiết kế và phát triển nhiều loại tên lửa tầm xa khác.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 do Iran chế tạo.

Quân đội Iran đã tự phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 sau khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp S-300 vào tháng 9 năm nay, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Israel. Hai nước này phản đối mạnh mẽ chương trình hạt nhân của Iran, do lo sợ quốc gia hồi giáo này phát triển vũ khí hủy diệt. Thậm chí, 2 nước không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để ngăn chặn chương trình.

Nga và Iran đã ký hợp đồng cung cấp 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1, năm 2007. “Chúng tôi muốn mua S-300 từ phía Nga với mục đích củng cố an ninh. Nhưng nước này từ chối thỏa thuận dựa vào nghị quyết cấm vận 1929 của Liên Hợp Quốc”, tướng Masourian nói. Khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300, Iran đã tỏ thái độ gay gắt. Tướng Masourian cho rằng Nga đã “gục ngã” trước sức ép từ “Liên minh Mỹ-Do thái”.

Nga vốn là đồng minh thân cận của Iran từ sau cuộc cách mạng hồi giáo năm 1979, đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở phía nam thành phố Bushehr.

Hợp đồng mua bán S-300PMU1 đã được ký kết giữa hai quốc gia có trị giá 800 triệu USD, bao gồm các tên lửa đánh chặn và phòng không có tầm xa hơn 150 km. Trước đó, Nga đã cung cấp 29 tên lửa tầm ngắn Tor-M1, giúp đỡ huấn luyện chỉ huy, chuyên gia tên lửa và radar cho Iran.

Hữu Nghĩa (tổng hợp)



BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :9:04 AM, 14/10/2010
Theo các chuyên gia, hủy hợp đồng bán S-300, Nga sẽ mất một khoản lợi nhuận lớn cũng như danh tiếng tại thị trường Trung đông.

S-300 là hệ thống tên lửa chống máy bay hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Nước cộng hòa hồi giáo Iran là một trong rất nhiều quốc gia trên thế giới muốn sở hữu hệ thống tên lửa này. Tuy nhiên, hợp đồng mua S-300 của Iran và Nga đã bị hủy bỏ. “Phía Nga sẽ hoàn trả 199,8 triệu USD tiền đặt cọc cho Iran.” ,ông Sergei Chemezov – trưởng ban quản lý xuất khẩu quân sự của Nga tuyên bố vào tuần trước.

Phía Iran cũng có phản hồi với quyết định này của chính phủ Nga. Theo bộ trưởng quốc phòng Iran, lệnh cấm này là hoàn toàn không hợp lý và chứng tỏ rằng nước Nga không thể tự quyết định những vấn đề nội bộ.

“Ít nhất phải mất 15 năm nữa, Nga mới có thể lấy lại niềm tin của những khách hàng giàu có tại vùng vịnh Pécxích”, một chuyên gia buôn bán vũ khí giấu tên nói.

“Iran vẫn sẽ mua những vũ khí mà họ muốn, dù có từ Nga hay không. Theo tôi, Nga nên hoàn thành hợp đồng đã ký. Với khoản tiền lớn thu được, Nga có nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, đặc biệt vào trong thời điểm nền kinh tế đang hồi phục như hiện tại.”, ông tiết lộ. Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí giàu tiềm năng mới của Iran.

Chính phủ nga đã ngừng việc xuất khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và một số loại vũ khí khác cho Iran vào tháng 9, theo những điều khoản cấm vận quân sự được Hội đồng bảo an liên hợp quốc áp đặt lên Iran do chương trình hạt nhân của nước này. Trước đó, hợp đồng mua bán S-300 được hai bên ký kết vào năm 2007.
Hữu Nghĩa (theo Rian)
TTL
Bọn phương Tây chơi xỏ Nga khi bán vũ khí cho Gruzia, đặt Patriot tại Balan, rumani, đưa tàu chiến sát nách cảng Poti, xúi bạo loạn tại Afghaniftan...ở phía viễn đông thì các nước Đại cường luôn tìm cách nhòm ngó. điển hình là chùm đào Kuril.

Người Nga lúc nào cũng hành hiệp trượng nghĩa kiểu này không mất mặt mới lạ. Chắc có lúc mất hết bạn hàng quá. Sao có kiểu suy nghĩ thiếu thực tế, thực dụng thế nhỉ. Thời buổi kinh tế khó khăn thì phải tính toán sắc xảo, tinh tường. Không vì sợ mất lòng người khác mà mất đi hình ảnh của mình.

Một số bạn yêu quý nước Nga quá, tôi cho cũng có lý do nhưng đừng đánh mất lý trí. Bạn Truong heng có lẽ quen sống trong xa hoa nhung lụa nên lúc nào cũng thương người hơn thể thương thân. Có những suy nghĩ như vậy thì Việt nam ta lúc nào mới giàu lên được huống hồ đối chọi với bọn đế quốc.

Truong Heng: Liệu VN có mua loại tên lửa S-300 này chưa? Nếu chưa, VN có thể nào liên hệ với Nga mua lại phần nào số tên lửa nói trên để gánh bớt phần lỗ cho Nga. Đây cũng là phương cách chia sẻ tích cực với đối tác của mình trước tình thế bất ngờ vì muốn làm tròn bổn phận một thành viên thường trực của HĐBA LHQ trước lệnh cấm vận. Như thế uy thế của Nga sẽ được mọi người nể phục, chứ không như một nước khác ở Á châu nhưng lập trường không minh bạch, đồng thời cũng là thành viên thường trực của HĐBA LHQ. Ngoài ra, Nga cũng có thể bán bớt phần nào cho những đối tác của mình như Ấn Độ, Algéria, Indonésia.. Không lỗ đâu mà còn được nể trọng nữa là khác!

Quang Minh: Hủy hợp đồng bán tên lửa S-300 cho Iran, Nga bị thiệt hại nhất định, nhưng chắc chắn cái được sẽ lớn hơn nhiều lần. Bản thân tôi thấy tin và yêu Nga hơn sau sự việc này.


BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :12:38 PM, 16/08/2011
Nga đã ngừng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, đồng chủ tịch của Hội đồng tư vấn về hàng không vũ trụ quốc phòng, Igor Ashurbeyli thông báo với RIA Novosti .

Tổ hợp S-300.
Ông Ashurbeyli nhấn mạnh, “Các tổ hợp S-300PM cuối cùng được sản xuất cho quân đội Nga là vào khoảng năm 1994. Kể từ đó, Nga chỉ sản xuất những tổ hợp S-300 dành cho xuất khẩu, nhưng đơn hàng xuất khẩu mới đối với S-300 hiện tại đã ngưng”.

S-300 bắt đầu được sản xuất từ năm 1978. Tùy thuộc vào biến thể, tổ hợp này có khả năng đánh chặn các đối tượng bay ở khoảng cách 47-150 km, tốc độ của tên lửa có thể đạt 1.300-2.800 m/giây, có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu trên không ở phạm vi 120-300 km.

Hệ thống Radar của tổ hợp S-300 có khả năng theo dõi tới 300 mục tiêu cùng một lúc. Ngoài Nga, S-300 đang được biên chế trong lực lượng vũ trang của 18 quốc gia trên thế giới, bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus và Trung Quốc…

Bộ Quốc phòng Nga dự định nâng cấp tổ hợp S-300 lên tổ hợp tên lửa S-400. Hiện nay, Nga đã có hai trung đoàn S-400 và trong chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 dự kiến ​​mua 56 tiểu đoàn S-400.

Từ năm 2015 lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận tổ hợp tên lửa mới S-500, cùng với S-400 sẽ xát nhập vào một hệ thống phòng thủ hàng không vũ trụ thống nhất và sẽ đảm bảo khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa.
Thu Hoài (theo Lenta)

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :4:03 PM, 17/06/2011
Quân chủng Phòng không - Không quân vừa tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 - Sư đoàn phòng không 361.

Trung tâm điều khiển hoạt động của tên lửa S-300.

Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.

Hệ thống S-300PMU1 là tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới hiện nay. (Hiện Nga sở hữu hệ thống phòng không S-400, hiện đại hơn S-300 nhưng chưa xuất khẩu. Dự kiến, thời gian tới, Nga sẽ hoàn thành nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không S-500, hiện đại hơn, có tầm tác chiến trên không gian).

So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì S-300 PMU1 vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi dải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.

Tên lửa S-300: Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10m.

Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

>> Đối tác của Nga muốn hiện đại hóa hệ thống phòng không
>> Việt Nam mua 4 radar phát hiện máy bay tàng hình

>> Hình ảnh về bộ đội pháo cao xạ Việt Nam
>> Hình ảnh 'mắt thần' bảo vệ bầu trời Việt Nam
>> Thăm Học viện Phòng không - Không quân
>> Một số hình ảnh về Không quân Nhân dân Việt Nam

Theo Pháp luật Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét