baodatviet.vn
Cập nhật lúc :9:03 AM, 04/01/2012
Tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, ngày 2.1.2012 trong Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến đấu tiêu diệt tập đoàn Pol Pot, Thủ tướng Hun Sen đã đọc một bài diễn văn cảm động, như một biên niên sử về cuộc hành trình đầy gian khổ, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Việt Nam
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng của nhân dân Campuchia (7.1.1979 - 7.1.2012), trên nền của bài diễn văn, báo Đất Việt tái hiện lại quãng thời gian bi tráng vốn rất ít người được biết.
“Trước khi nói về ngày vui sau 33 năm đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cho phép chúng tôi được nhắc lại lịch sử hình thành Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia”. Thủ tướng Hun Sen đã mở đầu phần phát biểu của mình như vậy. Bối cảnh ra đời Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia đồng thời với những ngày đen tối, khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã được hình thành trên cả nước. Một chế độ không trường học, không chợ búa, không dùng tiền, người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã... Chúng dùng rìu búa sát hại từ người già đến trẻ em như thời trung cổ.
Sẵn sàng... chết
Ôn lại những ngày đen tối dưới chế độ diệt chủng, Thủ tướng Hun Sen, nói: “Trước tình hình đất nước và nhân dân Campcuchia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôl Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng 2.000 người tấn công đánh chiếm huyện Mê Mốt, tỉnh Kampong Cham và huyện Snuôn, tỉnh Croche để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán được sự kiện này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được trong một tháng và sẽ bị Pôl Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi ấy tôi đã nhận được thông tin một số người Campuchia chạy sang tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này tốt hơn, nhưng...”
Tốt hơn thật, nhưng vẫn nhiều yếu tố rủi ro, vì trước đó, bọn Pôl Pốt đã từng đánh vào một số vùng đất của Việt Nam, giết hại dân lành rất dã man, khiến người dân Việt Nam căm thù... Chính điều này đã khiến ông Hun Sen không khỏi lo lắng: “Tôi luôn tự hỏi liệu mình có bị chết khi qua biên giới Campuchia - Việt Nam do giẫm phải mìn của đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp đỡ mình hay không trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Campuchia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôl Pốt hay không?”
Nhiều yếu tố rủi ro, nhưng trong hoàn cảnh ấy, muốn có đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng, chống lại họa diệt chủng, ông Hun Sen đã chọn con đường thứ hai. Để ứng phó với các tình huống trên, ông đã chuẩn bị cho mình 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu bị Việt Nam bắt giao cho Pôl Pốt.
Việt Nam bầu bạn Lúc 21g ngày 20.6.1977, ông Hun Sen rời bỏ quê hương trong đau xót và nước mắt, để lại người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. “Tôi bắt đầu đặt cược tính mạng của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh”, Thủ tướng Hun Sen nói. Khoảng 2 giờ ngày 21.6.1977, ông cùng 4 cán bộ khác vượt biên giới sang Việt Nam và đến 14g cùng ngày nhóm của ông đã vào đến ấp Hoa Lư, xã Lộc Hòa, tỉnh Bình Phước. Tại đây ông đã được nhân dân và du kích niềm nở đón tiếp. “Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi được ăn cơm, vì ở Campuchia khẩu phần ăn hàng ngày của chúng tôi là cháo”, ông Hun Sen nhớ lại. Và cũng ngay tối hôm đó, nhóm của ông được đưa về huyện Lộc Ninh. Sau đó, chiều 22.6.1977 ông và đồng sự được đưa tiếp về tỉnh Sông Bé.
Nhớ lại giai đoạn này, ký ức trong Thủ tướng Hun Sen vẫn đậm độ: “Thật sự chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu, nhất là trong bối cảnh Pôn Pôt coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quan tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôl Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại”.
Kỳ tới: Kế hoạch hoàn hảo
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng của nhân dân Campuchia (7.1.1979 - 7.1.2012), trên nền của bài diễn văn, báo Đất Việt tái hiện lại quãng thời gian bi tráng vốn rất ít người được biết.
Ảnh tư liệu. |
Sẵn sàng... chết
Ôn lại những ngày đen tối dưới chế độ diệt chủng, Thủ tướng Hun Sen, nói: “Trước tình hình đất nước và nhân dân Campcuchia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôl Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng 2.000 người tấn công đánh chiếm huyện Mê Mốt, tỉnh Kampong Cham và huyện Snuôn, tỉnh Croche để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán được sự kiện này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được trong một tháng và sẽ bị Pôl Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi ấy tôi đã nhận được thông tin một số người Campuchia chạy sang tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này tốt hơn, nhưng...”
Tốt hơn thật, nhưng vẫn nhiều yếu tố rủi ro, vì trước đó, bọn Pôl Pốt đã từng đánh vào một số vùng đất của Việt Nam, giết hại dân lành rất dã man, khiến người dân Việt Nam căm thù... Chính điều này đã khiến ông Hun Sen không khỏi lo lắng: “Tôi luôn tự hỏi liệu mình có bị chết khi qua biên giới Campuchia - Việt Nam do giẫm phải mìn của đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp đỡ mình hay không trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Campuchia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôl Pốt hay không?”
Nhiều yếu tố rủi ro, nhưng trong hoàn cảnh ấy, muốn có đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng, chống lại họa diệt chủng, ông Hun Sen đã chọn con đường thứ hai. Để ứng phó với các tình huống trên, ông đã chuẩn bị cho mình 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu bị Việt Nam bắt giao cho Pôl Pốt.
Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia hôm 2/1. |
Nhớ lại giai đoạn này, ký ức trong Thủ tướng Hun Sen vẫn đậm độ: “Thật sự chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu, nhất là trong bối cảnh Pôn Pôt coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quan tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôl Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại”.
Kỳ tới: Kế hoạch hoàn hảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét