Iran lại đe doạ hải quân Mỹ

04/01/2012 12:05

(HNMO) – Ngày 3/1, Iran đã đe dọa có hành động nếu Hải quân Mỹ di chuyển một tàu sân bay vào vùng Vịnh, tuyên bố mạnh mẽ nhất của Tehran sau nhiều tuần đe doạ khi các lệnh trừng phạt tài chính mới của Mỹ và EU ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này.

Mỹ đã bác bỏ mối đe dọa của Iran và nói rằng, đây là bằng chứng cho thấy biện pháp trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của Iran đã phát huy tác dụng. Lầu năm góc cho biết sẽ tiếp tục cử các nhóm tấn công tàu sân bay tới vùng Vịnh.

Triển vọng của các biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ một cách nghiêm trọng lần đầu tiên đã ảnh hưởng đến đồng tiền rial của Iran, đã xuống mức thấp kỷ lục vào hôm qua, 3/1, khi giảm tới 40% so với đồng USD trong tháng vừa qua.

Hàng dòng người đã xếp hàng trước các ngân hàng ở Tehran và một số quầy thu đổi ngoại tệ đã đóng cửa khi người Iran tranh nhau mua USD để bảo vệ tiền tiết kiệm của họ. Giá dầu thế giới đã tăng hơn 4%.
 

Tàu sân bay của hải quân Mỹ tại vùng Vịnh

Chỉ huy quân đội Ataollah Salehi cho biết, Mỹ đã di chuyển một tàu sân bay tới vùng Vịnh bởi Iran diễn tập hải quân và Iran sẽ có hành động nếu tàu quay trở lại.

Lầu năm góc đã bảo đảm có nhiều "phong trào thường xuyên được lên kế hoạch" hơn của các nhóm tấn công máy bay tàu sân bay vào vùng Vịnh, nhưng không công bố bất kỳ hoạt động đặc biệt nào đáp trả lại đe dọa của Iran.

"Việc triển khai các tài sản quân sự của Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư sẽ tiếp tục vì nó đã có trong nhiều thập kỷ", Lầu năm góc cho biết.

Tàu sân bay USS John C. Stennis dẫn đầu một nhiệm vụ của hải quân Mỹ ở khu vực này. Nó hiện đang ở ngoài vùng Vịnh, trong vùng biển Ả rập, cung cấp hỗ trợ không vận cho cuộc chiến ở Afghanistan, Trung Rebecca Rebarich, phát ngôn viên của Hạm đội 5 cho biết.

Con tàu đã rời vùng Vịnh hôm 27/12 để thực hiện kế hoạch quá cảnh thường xuyên qua eo biển Hormuz.

40% sản lượng dầu giao dịch của thế giới đi qua eo biển này – eo biển mà Iran đã đe dọa đóng cửa hồi tháng trước nếu các biện pháp trừng phạt làm ngưng trệ việc xuất khẩu dầu của nước này.

Giá dầu thô Brent đã tăng hơn 4 USD vào cuối ngày hôm qua lên mức trên 111 USD/thùng.

Khi được hỏi Lầu năm góc có bất kỳ kế hoạch quân sự nào để củng cố sự hiện diện của Mỹ tại vùng Vịnh hoặc kiểm tra mối đe dọa của Iran hay không, phát ngôn viên George Little cho biết: "Không một ai trong chính phủ này tìm kiếm sự đối đầu ở eo biển Hormuz”.

Mối đe dọa mới nhất của Tehran xuất hiện tại thời điểm khi các biện pháp trừng phạt tác động đến nền kinh tế đất nước và đất nước này đang phải đối mặt với bất ổn chính trị với một cuộc bầu cử vào tháng 3, cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử năm 2009 vốn đã dẫn tới các cuộc biểu tình đầu tiên trên cả nước.

Phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt ngày càng chặt chẽ với chương trình hạt nhân của Iran, mà Tehran nói rằng hoàn toàn đúng mục đích hòa bình nhưng các nước phương Tây tin rằng nước này nhắm tới mục đích chế tạo bom nguyên tử.

Sau nhiều năm các biện pháp trừng phạt ít có tác động, các lệnh trừng phạt mới là những biện pháp đầu tiên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại dầu mỏ của Iran, vốn chiếm 60% giá trị nền kinh tế.

Các lệnh trừng phạt được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật vào đêm giao thừa năm nay sẽ cắt các tổ chức tài chính làm việc với ngân hàng trung ương của Iran khỏi hệ thống tài chính Mỹ, ngăn chặn con đường chính của Iran trong việc nhận được khoản thanh toán cho dầu thô.

Liên minh châu ÂU hi vọng những lệnh trừng phạt mới sẽ được thực thi vào cuối tháng này, có thể sẽ bao gồm một lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và đóng băng các tài sản của ngân hàng trung ương.

Thậm chí đối tác thương mại hàng đầu của Iran là Trung Quốc - vốn từ chối ủng hộ các lệnh trừng phạt toàn cầu mới chống Iran – cũng đang yêu cầu cắt giảm việc mua dầu mỏ của Iran khi sự lựa chọn Iran ngày càng hẹp.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay, 4/1, sẽ tới Iran để thảo luận về chương trình hạt nhân của nước này và những diễn biến mới ở Iraq và Syria. 

H.V Theo Reuters, Yahoo News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét