Động tác giả?

sggp.org.vn
Thứ ba, 03/01/2012, 01:17 (GMT+7)
Đầu tuần trước, phái đoàn gồm 50 quan sát viên do Liên đoàn Ảrập (AL) cử đến Syria được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, kỳ vọng sẽ “làm mát” được điểm nóng chính trị của khu vực Trung Đông – Bắc Phi.
Theo kế hoạch, nhiệm vụ của phái đoàn kéo dài đến một tháng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov còn dành nhiều lời tốt đẹp cho nhiệm vụ trên khi nhận xét: “Nếu như các phái đoàn giám sát của AL có thể xoa dịu được tình hình căng thẳng và tạo đà cho các cuộc đối thoại tại Syria thì các biện pháp can thiệp từ phía HĐBA LHQ vào quốc gia Trung Đông này sẽ là không cần thiết”.
Vậy mà, chỉ sau một tuần, ủy ban cố vấn của AL ngày 2-1 đã kêu gọi ngay lập tức phải rút phái đoàn trên ra khỏi Syria trong bối cảnh tình hình bạo lực tại đây ngày càng căng thẳng và dường như sự hiện diện của phái đoàn quan sát viên chẳng thể mang lại sự chuyển biến tích cực nào đối với tình hình chính trị ở Syria.
Lời tuyên bố được đưa ra ngay trước khi AL tiếp tục phái thêm 20 quan sát viên đến từ Saudi Arabia, Bahrain và Tunisia ngày 5-1 tới. Việc kêu gọi rút quan sát viên không nằm ngoài dự liệu. Cử quan sát viên đến Syria chẳng khác nào động tác giả để AL với sự hậu thuẫn của phương Tây có cớ để đưa Syria đứng trước phán xét của HĐBA LHQ một cách “hợp tình, hợp lý” nhất. Còn nhớ, tháng 3 năm ngoái, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết cho phép áp đặt vùng cấm bay ở Libya nhằm ngăn chặn quân chính phủ nước này tiến vào phạm vi 100km xung quanh Benghazi. Nghị quyết của HĐBA LHQ cũng cho phép tiến hành “tất cả những biện pháp cần thiết”, kể cả can thiệp quân sự vào Libya để bảo vệ dân thường khỏi các lực lượng trung thành với Tổng thống Gaddafi. Phương Tây trước mắt đã có được cái họ cần ở Libya.
Dù nhiệm vụ chỉ mới đi được  quãng đường ngắn, phái đoàn quan sát viên đã dần bộc lộ động cơ thực sự. Thay vì nỗ lực hàn gắn, tìm tiếng nói chung cho các bên, phái đoàn chỉ nhắm vào việc thu thập chứng cứ để chỉ ra rằng thảo luận với chính quyền Syria là điều không thể. Chủ tịch Nghị viện Ảrập Salem al-Diqbassi mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến bạo lực leo thang ở Syria, ngày càng có thêm nhiều người, đặc biệt là trẻ em thiệt mạng, nhất là trong thời điểm có sự hiện diện của các quan sát viên do AL cử đến”. Song song đó là việc nhắc đến những hình ảnh, đoạn băng ghi hình cảnh đổ máu (một số được tải lên trang YouTube) để chứng minh cho lời khẳng định trên.
Quan sát viên do AL cử đến, liệu có đủ khách quan khi chỉ hơn một tháng trước, các thành viên của tổ chức này đã hoàn tất bản soạn thảo danh sách các biện pháp trừng phạt kinh tế áp đặt đối với Syria? Trong đó, các đề xuất trừng phạt tập trung vào kinh tế, ngăn chặn giao dịch giữa Syria với các ngân hàng, ngưng hoạt động trao đổi thương mại và tạm ngừng các chuyến bay của khối Ảrập đến nước này.
Theo Ủy ban Điều phối địa phương (LCC) - tổ chức đối lập chuyên điều phối các cuộc biểu tình chống chính phủ Syria, bất ổn từ tháng 2 năm ngoái đến nay ở Syria đã khiến 5.862 người chết. Trong đó, số trẻ em nam là 321, trẻ em nữ là 74 và phụ nữ là 146 người. Cộng đồng quốc tế dõi theo tình hình ở Syria giờ đang đặt ra rất nhiều câu hỏi cùng nội dung: Liệu có thể gọi việc cử quan sát viên đến Syria là nỗ lực nghiêm túc nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị ở Syria?
Như Quỳn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét