Thứ Ba, 15/03/2011 - 15:09
(Dân trí) - Hôm nay 15/3, tại hồ Văn Quán (Hà Đông), hơn 20 chiến sĩ đặc công nước và hàng chục nhân công khác thuộc Tập đoàn KAT đội mưa luyện tập bài “Dẫn dắt cụ Rùa về nơi chữa trị” với tấm lưới dài 200m, nặng gần 1 tấn.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, ông Lê Xuân Rao, và nhà rùa học Hà Đình Đức cũng có mặt để lên phương án dẫn dắt cụ Rùa đến về chân Tháp Rùa. Tuy chưa bao giờ “lai dắt” rùa và thực hành bằng lưới nhưng các động tác của chiến sĩ đặc công diễn ra rất thành thục. Thao tác kéo gìm lưới, quây lưới, phối hợp nhịp nhàng với việc giả thiết đưa rùa vào lồng sắt sau đó dắt rùa đến chân tháp và đưa rùa vào bể chữa bệnh thông minh đặt gần chân tháp.
Buổi diễn tập được chia làm 2 phần trên cạn và dưới nước. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi diễn tập:
Động tác ghìm chì và kéo
Buổi diễn tập được chia làm 2 phần trên cạn và dưới nước. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi diễn tập:
Động tác ghìm chì và kéo
Khi 2 mành lưới áp sát vào nhau thì phao cũng được khép lại
Kiểm tra túi lưới
Mở rộng cửa túi để cụ Rùa lọt vào
Giả thiết "cụ Rùa" nằm gọn trong túi và đưa vào bên trong khung lưới thép B40 cũng được đưa ra
Chốt cụ Rùa vào bên trong
Lưới được đưa ra hồ Văn Quán để diễn tập dưới nước
Các chiến sĩ đặc công kéo lưới
Hàng trăm người cũng kéo đến xem buổi diễn tập
Toàn cảnh tấm lưới dài 200m, nặng gần 1 tấn dưới hồ Văn Quán
Kết thúc buổi tập, các chiến sĩ đặc công vội cởi áo ướt ra chạy vài vòng lấy hơi ấm.
Quang Phong
Thứ Hai, 14/03/2011 - 11:45
(Dân trí) - Sáng nay 14/3, gần 1.000 m2 lưới dẫn dắt cụ Rùa đợt hai chính thức hoàn thành sau 4 ngày thi công. “Nguyên liệu làm lưới nhập từ Nhật Bản, sợi to gấp 5 lần đợt 1, đảm bảo cụ Rùa không thể “đục” thủng trong quá trình dẫn dắt”, người làm lưới cho biết.
Đại diện Tập đoàn Thương mại KAT (đơn vị được Phó Chủ tịch UBND thành Phố Nguyễn Văn Khôi giao thiết kế lưới dẫn dắt cụ Rùa lần hai) cho biết, vành lưới đợt này có chiều dài 200m, rộng 5m, tổng trọng lượng của lưới lên đến gần 1 tấn.
Ngoài ra, lưới vây bắt cụ Rùa đợt 2 còn có thêm túi chiều dài 20m, chia làm 2 lớp. Lớp bên trong mau và mềm bảo vệ cụ Rùa khỏi va quệt dẫn đến chấn thương. Còn lớp ngoài mắt lưới thưa hơn nhưng chắc chắn như một chiếc khung sắt, đảm bảo cụ Rùa không thể “đục” thủng, thoát ra ngoài. Đáy túi để hở (khi “lai dắt” sẽ buộc lại) để cụ Rùa bò ra ngoài từ một trong hai đầu.
Công đoạn đầu tiên là kết tấm lưới dài 200m vào những sợi dây thừng để tạo thành 2 bên mép lưới chắc chắn, đảm bảo không bị rách trong quá trình kéo bằng sức người hay dùng tời
Không đủ cọc sắt để ghìm lưới, người khâu dùng cả ngón chân. Do lưới quá to, nặng, nhiều người làm lưới cho biết tối về bị đau nhức cả bàn chân.
Trước khi khâu những quả phao vào lưới, phải đo đạc chính xác từng cm để cụ Rùa không thể bò lên phao thoát ra ngoài
Khoảng cách các quả phao ở miệng túi chưa đầy một ngón tay
Đầu, đáy và giữa túi còn được buộc thêm phao “khủng”. Theo những người làm lưới, đây là loại phao chuyên dùng ở biển để đánh bắt cá lớn
Mỗi cục chì này nặng khoảng 250g được dùng để ghìm chân lưới xuống mặt đất
Kỹ thuật kết những cục chì này cũng phải bảo đảm khi kéo lưới chì không bấm quá sâu xuống dưới bùn
Những đoạn thắt cũng phải bảo đảm trong bất kỳ tình huống nào cũng không thể tuột được ra
Luồn 2 lớp túi vào nhau
Do lớp túi trong quá mau nên phía dưới chân được bố trí thêm một lượt lưới thưa để lọc bùn
Quá trình khâu lưới tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật trong từng động tác. Chỉ với chiếc kim nhựa và đôi tay gần 1000m2 lưới đã hoàn thành
Căng mắt, gồng mình khâu lưới
Người làm lưới cho biết, 2 chiếc xe buýt có thể chui vừa túi lưới
So với tấm lưới trước (màu xanh bên trái), tấm lưới lần 2 này "khủng" hơn rất nhiều.
Quang Phong
=
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét