Quân Libya đánh "lá chắn cuối" của phe nổi dậy

Vietnam+ (VietnamPlus)
15/03/2011 | 16:22:00


Ngày 14/3, quân đội Libya đã bắt đầu tấn công thành phố Ajdabiya, lá chắn cuối cùng bảo vệ "đại bản doanh" của quân nổi dậy ở Bengazi đồng thời là đầu mối của tuyến đường sa mạc chạy thẳng đến Tobruk, một thành phố cảng dầu mỏ quan trọng giúp phe đối lập kiểm soát khu vực từ miền Đông đến biên giới Libya-Ai Cập.

Trước đó, phe đối lập đã thề bảo vệ đến cùng Ajdabiya nhưng một thủ lĩnh của quân nổi dậy Jamal Mansur thừa nhận với trang bị vũ khí nghèo nàn và ít kinh nghiệm chiến trường, các tay súng của phe nổi dậy khó có cơ hội giành ưu thế trước lực lượng chính phủ.

Tuy nhiên, ông Mansur cảnh báo khả năng các tay súng sẽ chuyển sang tiến hành chiến thuật chiến tranh du kích tại khu vực thành thị.

Ở mặt trận phía Tây, quân đội của nhà lãnh đạo Libya Moamer Kadhafi lại giành thêm một thắng lợi nữa sau khi tái chiếm thị trấn Zuwarah.

Theo các nguồn thạo tin, trong một tuần phản công chớp nhoáng, quân chính phủ đã đẩy lùi phe nổi dậy khoảng 200km và chỉ còn cách Bengadi khoảng 170km.

Người phát ngôn quân đội Libya tuyên bố lực lượng chính phủ đang quét sạch quân nổi dậy khỏi đất nước, và kêu gọi người dân không chứa chấp các đối tượng này.

Đài truyền hình Libya cho biết các cựu binh sỹ Libya đã đào ngũ sang quân nổi dậy sẽ được miễn tội nếu họ đầu hàng quân chính phủ.

Trong khi đó, các cường quốc vẫn chia rẽ về phương án lập vùng cấm bay tại Libya.

Nga, Đức, Italy và thậm chí cả Mỹ cũng tỏ ra rất thận trọng với phương án này. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phản đối can thiệp quân sự vì cho rằng biện pháp này có thể phản tác dụng.

Ngành dầu mỏ Libya tiếp tục chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do một loạt yếu tố như lệnh trừng phạt của LHQ, hàng nghìn nhân công nước ngoài phải về nước và hoạt động khai thác dầu mỏ bị gián đoạn.

Các chuyên gia dự đoán phải mất ít nhất một năm Libya mới khôi phục được ngành này hoạt động trở lại mức như trước khi xảy ra khủng hoảng, với sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Cập nhật lúc :5:22 PM, 15/03/2011
Trên đà thắng thế, ông Gaddafi hứa sẽ khoan hồng cho những người nổi dậy nhưng nhiều người nghĩ đến sự trả thù và biển máu.

Những tin tức từ chiến trường đang hướng giới bình luận đến việc dự báo đoạn kết của cuộc nội chiến ở Libya kéo dài gần 1 tháng qua.

Trên chiến trường, quân nổi dậy đã chiếm lại một phần của trung tâm dầu mỏ Brega và bắt giữ nhiều binh lính chính phủ.

Ngày 14/3, khoảng 2000 lính đặc nhiệm đào ngũ theo quân nổi dậy đang chiếm giữ khu dân cư tại Brega trong khi quân chính phủ kiểm soát các cơ sở dầu mỏ cách đó không xa.

Lính đặc nhiệm của quân nổi dậy đang tìm bắt những binh lính chính phủ còn mắc kẹt trong các khu dân cư.

Tuy nhiên, đây chỉ là điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ chiến sự của quân nội dậy.

Tiến quân từ 4 phía, oanh tạc 20 phút/lần

Theo nguồn tin của Alj-azeera, quân đội chính phủ Libya tiếp tục chiến ưu thế và dồn ép quân nổi dậy tại nhiều thành phố.

Quân đội trung thành với ông Gaddafi đã mở những cuộc tấn công vào lúc rạng sáng và tiến vào thành phố từ cả bốn mặt đông, tây, nam, bắc. Do thiếu vũ khí, lực lượng nổi dậy ở đây khá yếu và bị đánh bại sau vài giờ.

Thành phố duy nhất tại miền tây Libya vẫn nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng quân nổi dậy là Misurata – thành phố cách Tripoli 200 km về phía đông.

Vào thứ hai, máy bay của chính phủ đã thả bom vào thành phố Ajdabiya ở miền đông Libya. Ajdabiya cùng Benghazi là hai thành trì lớn nhất của quân nổi dậy tại miền đông quốc gia bắc phi này.

Theo Said Ali Bouhilfaya – một cư dân sống tại Ajdabiya thì những trận oanh tạc của không quân Libya diễn ra khoảng 20 phút một lần vào ban ngày.

Quân đội chính phủ Libya với xe tăng và không quân đang dồn ép quân nổi dậy tại nhiều thành phố.


Lực lượng trung thành với tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã đánh bại quân nổi dậy tại thành phố ven biển Zuwarah, một trong hai thành trì cuối cùng của quân nổi dậy tại phía tây Libya.

“Zuwarah đang ở trong tầm kiểm soát của họ. Họ đã chiếm được thành phố và không còn thấy bóng dáng của quân nổi dậy nữa. Binh lính và xe tăng đang ở trung tâm thành phố”, một người dân có tên Tarek Abdallah cho biết.

“Chiến sự đã chấm dứt và quân đội chính phủ đang ở đây. Chúng tôi không biết họ sẽ làm gì, và sợ rằng họ sẽ báo thù. Hy vọng điều đó sẽ không xảy ra”, Abdallah nói.

Lo ngại tắm máu và trả thù

“Có vẻ như chúng ta đang chứng kiến những diễn biến cuối cùng của cuộc chiến này. Sự thành bại của cuộc nổi dậy sẽ rõ ràng trong tuần tới”, Tony Birtley – phóng viên của Al Jazeera tại Benghazi nhận định.

Soliman Bouchuiguir – người đứng đầu liên đoàn nhân quyền Libya tại Geneva cảnh báo: "Libya sẽ là “bể máu". Một vụ thảm sát giống Rwanda sẽ tái diễn nếu quân đội chính phủ của Gaddafi tấn công tới Benghazi".

Theo đài truyền hình quốc gia Libya, ông Gaddafi hứa sẽ khoan hồng những chiến binh nổi dậy nếu họ đồng ý buông vũ khí. Tuy nhiên, Anita McNaught, một nhà bình luận quốc tế cho biết: “Có rất nhiều sự lo lắng và hoài nghi tại đây. Hiên nay, cuộc chiến đã mang tính chất được ăn cả ngã về không”.

“Nếu quân nổi dậy không thể cầm cự và thành lập vùng bảo vệ ở miền đông Libya thì nhiều khả năng Libya sẽ bị đẩy vào một vụ thanh trừng tồi tệ. Sự trả thù sẽ nhắm vào những ai đã dám đứng dậy chống Gaddafi. Mọi người biết rằng họ buộc phải cầm chân ông Gaddafi, nếu không thì chuyện tồi tệ sẽ xảy ra. Tâm lý tương tự cũng diễn ra với người dân ở miền tây Libya dù họ không thể hiện điều đó như người dân miền đông”.

Hữu Nghĩa (theo Al Jazeera)

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :9:00 AM, 16/03/2011
Từ khi xảy ra xung đột ở Libya, quốc tế đã rất lo lắng: liệu ông Gaddafi có sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt?

Đây không phải là nghi vấn vô căn cứ. Trên thực tế, trong thời kì chiến tranh Toyota (những năm 1980, gọi là chiến tranh Toyota là vì tất cả các xe quân sự đều là loại xe Toyota (>> xem thêm)), Libya đã sử dụng một số vũ khí hoá học.

Sau khi bị Mỹ Anh và Liên Hiệp Quốc điều tra, tháng 9/2003 Gaddafi tuyên bố phá huỷ các loại vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân và các loại tên lửa có tầm bắn trên 300km.

Theo tiết lộ mới nhất của một quan chức trong Liên Hiệp Quốc hiện Nay Gaddafi vẫn còn khoảng 10 tấn vũ khí hoá học được cất giấu trong một kho bí mật các Tripoli 600km.

Do đó, một trong mục tiêu can thiệp quân sự của các nước phương Tây là kho vũ khí này. Chính phủ Anh từng đe dọa là đưa đặc nhiệm SAS tới để vô hiệu hóa các vũ khí hóa học của ông Gaddfi. (>> xem thêm)

Tuy nhiên, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Gaddafi là rất nhỏ vì trình độ kĩ thuật của Libya rất thấp và tên lửa đẩy bị thiếu.

Căn cứ theo thông tin từ Tổ chức An toàn toàn cầu Mỹ, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cam kết cát giảm vũ khí hạt nhân nhưng Gaddafi luôn mộng tưởng tự tạo cho mình tên lửa nguyên tử.

Thậm chí, có thông tin, nhà khoa học Abdul Qadeer Khan của Pakistan đã cung cấp các tài liệu kĩ thuật quan trọng về phát triển vũ khí hạt nhân cho Gaddafi.

Cho đến năm 2003, Thanh tra quốc tế rất ngạc nhiên khi thấy ở Libya có hơn 4.000 máy ly tâm làm giàu uranium, Với số máy ly tâm này, trong 8 năm (đến năm 2011) Libya có thể chế tạo một đầu đạn hạt nhân.

Thời báo New York Times, các cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của Gaddafi dường như chỉ là để làm “vui lòng” quốc tế.

Hoàng Long (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét