Các tổ chức quốc tế mâu thuẫn về vấn đề Libya

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :12:58 PM, 13/03/2011

Trong khi Liên đoàn Arab dọa cắt đứt quan hệ với chính quyền ông Gaddafi và kêu gọi can thiệp quân sự thì Liên minh châu Phi lại phản đối việc này.

Kênh tin tức Al Jazeera trích lời Menawhile, một quan chức cấp cao của Liên đoàn Arab, ngày 12/3 phát biểu tại cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Libya cho biết liên đoàn sẽ xem xét cắt đứt quan hệ với chế độ chính phủ tại Libya và chỉ công nhận Hội đồng Quốc gia tại Benghazi là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Libya.

Quyết định này sẽ được Liên đoàn Arab bỏ phiếu thăm dò. Ngoài ra, Liên đoàn cũng đề nghị EU nhanh chóng thiết lập một vùng cấm bay tại Libya.

Ngày 13/3, Liên đoàn Arab kêu gọi ông Gaddafi từ chức và chuyển giao quyền lực cho Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập một chính quyền mới tại Libya.

Đồng thời Liên đoàn cho biết, bất kì một hành động can thiệp quân sự nào từ phía NATO là rất cần thiết cho tình hình Libya lúc này.

Liên đoàn Arab kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại Libya và cắt đứt quan hệ với nước này.

Liên minh châu Phi AU tới thăm Libya

Liên minh châu Phi đã công bố, các nhà lãnh đạo của Nam Phi, Uganda, Mauritania, Congo và Mali sẽ nhanh chóng đến Libya để họp bàn đưa ra các biện pháp chấm dứt bạo lực.

Ngày 11/3, tại cuộc họp bàn về giải pháp hòa bình tại Libya, Ủy Viên hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Châu Phi, ông Ramtane Lamamra cho biết Châu Phi sẽ có các hành động khẩn cấp để kết thúc chiến sự tại Libya và ông cũng kịch liệt phản đối các hành động can thiệp quân sự từ nước ngoài.

Ông tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt để tham gia đối thoại với các bên ở Libya từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp cho cuộc khủng hoảng tại Libya.

Liên Hiệp Quốc gửi đặc phái viên tới Libya.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon đã thông qua quyết định gửi một phái viên đặc biệt tới Libya nhằm cố gắng kết thúc tình trạng bạo lực leo thang tại đây và đảm bảo viện trợ nhân đạo cho người dân.

Cựu ngoại trưởng Jordan Al-Khatib Abdelilah được ông Ban Ki-moon giao trọng trách làm đặc phái viên tới Libya để tham gia đàm phán các vấn đề nhân đạo và chính trị tại Libya.

Đầu tuần tới, ông Jordan Al-Khatib Abdelilah sẽ tới Libya. Ông Al-Khatib cho rằng nhiệm vụ của mình là một "nhiệm vụ tinh tế và rất quan trọng" và ông cũng đã chuẩn bị để đáp ứng tất cả các bên liên quan.

Ông nói với các nhà báo rằng, ông hiểu rõ bản chất phức tạp của công việc này và ông hy vọng rằng nỗ lực của mình sẽ thay mặt cho cộng đồng quốc tế thực hiện thành công các biện pháp ngăn chặn các vụ bạo loạn và kết thúc sự đau khổ của dân chúng.

Hoàng Long (tổng hợp)

Liên đoàn Arập (AL) ngày 12/3 đã kêu gọi Liên hợp quốc áp đặt một vùng cấm bay ở Libya.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp của các ngoại trưởng AL, Tổng Thư ký Amr Moussa cho biết AL đã chính thức đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt một vùng cấm bay nhằm ngăn chặn mọi hành động quân sự của chính quyền Libya chống dân thường, song cũng cho rằng cần dỡ bỏ vùng cấm bay này một khi cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya chấm dứt.

Ngoại trưởng Oman Yussef bin Alawi cho biết tất cả các nước Arập nhất trí về sự cần thiết phải lập một vùng cấm bay để bảo vệ người dân Libya.

Ngay sau đó, Mỹ và Anh đã lên tiếng hoan nghênh việc AL ủng hộ biện pháp này.

Trong nghị quyết được thông qua tại hội nghị trên, AL cho rằng chế độ hiện nay ở Libya đã "mất tính hợp pháp" với hành động trấn áp quy mô lớn nhằm vào làn sóng nổi dậy chống nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.

Nghị quyết nhấn mạnh các nước Arập sẽ "hợp tác với Hội đồng Dân tộc lâm thời Libya (của lực lượng nổi dậy), cũng như hỗ trợ và bảo vệ cho người dân nước này." Tuy nhiên, AL tuyên bố bác bỏ bất cứ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài vào Libya.

Theo các nguồn tin ngoại giao, trong cuộc bỏ phiếu thông qua, 11 nước thuộc AL đã đồng ý với kế hoạch trên, hai nước phản đối là Algeria và Syria.

Trong diễn biến liên quan, người con trai Seif al-Islam của nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố với báo chí Italy đăng tải cùng ngày rằng quân đội Libya đã giành lại quyền kiểm soát "hơn 90% đất nước" và sẽ đánh bại hoàn toàn lực lượng nổi dậy. Ông này khẳng định đã không còn chỗ cho việc đàm phán giữa chính quyền và lực lượng nổi dậy./.

(TTXVN/Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét