'Chảo lửa' Trung Đông phụ thuộc Israel

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :8:56 AM, 14/03/2011

Giáo sư Alon Meir-Ben cho biết tình trạng tại khu vực Trung Đông sẽ còn rất nhiều cuộc bạo loạn nếu như Israel cùng các nước trong khu vực không đàm phán hòa bình.

Giáo sư Alon Meir-Ben giảng dạy về đàm phán quốc tế quan hệ quốc tế, và là chuyên gia nghiên cứu Trung Đông, làm việc tại ĐH New York và Viện Chính sách thế giới.

Bây giờ là thời gian để theo đuổi một thỏa thuận hòa bình? Câu hỏi này đang được tranh luận ở Israel ngày hôm nay, không chỉ bởi các học giả và chuyên gia mà còn bao gồm những vị chủ tịch và thủ tướng của Israel.

Trong một chuyến thăm gần đây tới Madrid, tân Tổng thống Shimon Peres của Israel nói rằng: "Bây giờ chính là thời gian để tiếp tục các cuộc đàm phán giữa chúng tôi và người Palestine ... “cơn bão biểu tình” trong khu vực cũng là cơ hội cho hòa bình".

Tuy nhiên, sau chuyến thăm đó Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hơi lúng túng khi nghĩ đến đàm phán trong một biến động như vậy. Ông nói: "Có thể có những cuộc tranh luận về một đối tác hòa bình hôm nay, nhưng có sự không chắc chắn về sự tồn tại của một đối tác ngày mai. Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra ở phía tây của chúng tôi, và chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với phía đông của chúng tôi, và ai có thể xác định xem nhà nước Palestine - ở giữa tất cả - sẽ làm gì?".

Do đó, đàm phán hoà bình hay không hoà bình vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi tại Israel.

Các cuộc biểu tình ở Trung Đông ngày càng gia tăng.

Nếu có một thời gian để thúc đẩy thỏa thuận hòa bình toàn diện tại Trung Đông thì nó đã xuất hiện từ đầu năm 2009. Khi Tổng thống Mỹ Obama mới nhận chức, đã cam kết sẽ đưa ra giải pháp hợp lý giúp các bên đạt được một thoả thuận hoà bình.

Ngay sau đó, Israel đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự tại Dải Gaza. Năm 2010, Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas đã đến rất gần một thỏa thuận hòa bình với Cựu Thủ tướng Ehud Olmert, nhưng ông đã do dự vì biết rằng Olmert sẽ sớm bị truy tố và ra khỏi văn phòng.

Trong khi đó, sự can thiệp của phương Tây ngày càng lớn đối với các hợp tác an ninh giữa Israel và Chính quyền Palestine. UAE tiếp tục sử dụng tài chính để bình thường hóa quan hệ với Israel sau khi thỏa thuận tránh các cuộc xung đột Arab - Israel thành công.

Trong bài phát biểu Tổng thống Barack Obama tại ĐH Bar-Ilan (Cairo, Ai Cập) và cánh hữu Likud của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đã chấp nhận các nguyên tắc của giải pháp tránh xung đột Israel - Palestine. Tuy nhiên, tất cả các bên đã không thể nắm lấy thời khắc.

Kể từ đó, những giải pháp hòa bình cũng dần mất đi. Cùng với Tổng thống Obama vào Nhà Trắng, Phe Hezbollah đã tái xuất hiện như là một lực lượng chính trị chính đằng sau chính phủ ở Lebanon, tái lập một mối đe dọa đáng kể cho Israel từ phía bắc.

Cùng lúc, "Phong trào Kháng chiến Hồi giáo" (Hamas) vẫn còn cố thủ trong Dải Gaza. Israel và Palestine vẫn không thay đổi được vị trí đối đầu của họ, và đang cáo buộc lẫn nhau không tuân thủ các giải pháp hòa bình.

Alon Meir-Ben cho rằng Nếu Israel không đạt được một giải pháp hai nhà nước sớm, có thể phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc.

Cựu Thủ tướng Ehud Olmert cũng đồng ý với quan điểm này. Ông cho rằng xuất phát từ cuộc chiến của Israel trong khu vực tình trạng bạo loạn ngày càng leo thang, nếu Israel không có hành động cụ thể để cải thiện bầu không khí trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hòa đàm thành công thì Israel sẽ phải đối mặt với tất cả các quốc gia trong khu vực.

Hoàng Long (theo Al Jazeera)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét