Ông Kenneth Hudnut, một nhà địa vật lý học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hôm qua nói với đài truyền hình CNN rằng trận động đất hôm 11/3 đã khiến đảo chính của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m.
Ông cũng khẳng định sự rung chuyển cực lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục Trái Đất chệch đi ít nhất 8 cm.
Cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, nhà khoa học Nga Arkady Tishkov, phó giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga phân tích: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời. Mặt trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất”.
“Vấn đề thứ hai là hiện nay Mặt trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương”.
Trận động đất 8,9 độ richter xảy ra hôm 11/3 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn tại khu vực trung tâm và miền đông bắc Nhật Bản, gây sóng thần cao 10 mét đánh vào bờ biển và lan đến tận vùng Viễn Đông của Nga. Một thảm họa khủng khiếp như vậy chỉ có thể do Mặt trăng và Mặt trời kích hoạt - ông Arkady Tishkov nhận định.
Mặt trăng hiện giờ nằm ở vị trí cách từ Trái Đất khoảng 350.000 km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt trăng đang ở gần như vậy nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất. Đến lượt mình, Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất của nó trong vòng mấy năm qua: vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.
Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của mặt trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét