Mubarak ra đi không gây khó cho Iran

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :2:55 PM, 05/08/2011
Đúng ngày kỷ niệm 32 năm cách mạng Hồi giáo (ngày 11/2/2011), Iran này nhận được từ nhân dân Ai Cập một món quà lớn và nhiều hứa hẹn tính theo hậu quả của mình: Chế độ của Hosni Mubarak bị lật đổ.

Tuy có nhiều bất hoà trong quan hệ với thế giới Arab, Iran vẫn sống chung được với những nước này, và thậm chí còn có quan hệ hữu nghị với Syria và Lebanon. Duy chỉ có Iraq của Saddam Hussein và Ai Cập của Hosni Mubarak là “có vấn đề” với nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Iran đã đánh nhau với Iraq gần hết thập kỷ 1980. Còn Ai Cập của Hosni Mubarak, đối với Iran là một đất nước đặc biệt.

Thế giới quan

Ai Cập của Hosni Mubarak gần như 3 thập kỷ đối lập với nước Iran Hồi giáo:

Chính quyền điều hành ở Cairo thực chất là thể chế công dân chống đạo Hồi, một thể chế có thể coi là hữu hảo với Israel, lại thân thiện với cả phương Tây, với cả phương Đông.

Là đồng minh của Mỹ, Mubarak vẫn duy trì quan hệ với nước Nga, với châu Âu, với các nước Arab, với Israel, và hầu như với tất cả… trừ Iran. Chế độ Mubarak thường đánh giá chế độ chính trị ở Iran cùng giọng điệu giống các tổng thống Mỹ.

Ngày 4/2/2011, Lãnh tụ Ali Khamenei đã lên tiếng ủng hộ phong trào chống đối ở Ai Cập và Tunisa, coi đó là sự tiếp tục của cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Hơn nữa, một phần bài phát biểu của ông giống như lời kêu gọi thánh chiến công khai.

Bài phát biểu gần 10 phút của Khamenei đã được phát trực tiếp trên truyền hình Iran, cả trên kênh tiếng Anh phát đi rộng rãi trên truyền hình vệ tinh của thế giới Arab. Rõ ràng là giáo chủ Khamenei định cám ơn sự ủng hộ tinh thần từ phía phe đối lập ở Ai Cập, do tổ chức “Những người anh em Hồi giáo” đứng đầu.

Tuy nhiên phản ứng của phe đối lập Ai Cập gây bất ngờ với ban lãnh đạo Iran giàu kinh nghiệm. Trả lời bài nói chuyện của giáo chủ Khamenei, “Những người anh em Hồi giáo” đã phát đi tuyên bố nói rằng: Các sự kiện ở Ai Cập hoàn toàn không phải là cuộc cách mạng Hồi giáo, mà là cuộc cách mạng nhân dân – cuộc cách mạng của những người theo đạo Hồi, đạo Thiên chúa và đại diện tất cả các tín ngưỡng và tầng lớp dân cư. Không một lời về sự biết ơn.

Bài phát biểu của giáo chủ Khamenei đã bị phe đối lập Ai Cập "giội một gáo nước lạnh".

Cũng cần nhớ lại rằng, các cuộc biểu tình và phong trào phản đối bắt đầu năm 1978 ở Iran không có biểu hiện tôn giáo rõ nét. Trên những thước phim tư liệu ghi lại các cuộc biểu tình đường phố ở Iran thời đó có thể thấy đám đông dân sự (không có biểu hiện rõ ràng theo một tôn giáo nào đó) có cả các cô gái, phụ nữ trẻ với những kiểu tóc thời thượng, thậm chí mặc váy ngắn. Chỉ đến giai đoạn cuối của Cách mạng Iran, giáo chủ Khamenei mới trở thành lãnh tụ của nó, làm cuộc cách mạng trở thành cuộc cách mạng Hồi giáo.

Khó dự báo trước điều gì sẽ xảy ra ở Ai Cập trong những tháng năm tới, nhưng thấy rõ liên minh của người Ai Cập trẻ tuổi, được học tập ở châu Âu và các chiến binh thuộc tổ chức “Những người anh em Hồi giáo”, hình thành khi họ cùng đứng trên quảng trường Tahrir đang tan rã.

Điều này giống hệt như những gì đã xảy ra trong liên minh giữa những người theo Khamenei với phe đối lập dân chủ Iran nhằm lật đổ chế độ cũ, sau năm 1979. Điều gì sắp tới sẽ xảy ra với Ai Cập hoàn toàn không chỉ đáng để Iran lưu ý về mặt lý thuyết.

Thái độ của lực lượng Cách mạng Ai Cập đối với Iran

Không thể cho rằng trên phương diện chính sách thực tế, Mubarak đã gây khó khăn nhiều cho Iran. Tuy nhiên hoàn toàn có thể cho rằng Ai Cập không còn Mubarak trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với Mỹ và Israel. Những nước phải nỗ lực vô cùng to lớn để ổn định tình hình ở nước này. Cho dù cơ sở để làm việc đó không nhiều. Đó là vì:

Cả Hội đồng quân sự quân đội Ai Cập. được trao tạm quyền điều hành đất nước, cả chính phủ hiện hành đều không có đủ tư cách hợp pháp để ổn định tình hình với quy mô quốc gia trên cơ sở khai thác sự ủng hộ của dư luận xã hội. Những nhân tố này vẫn xa lạ với nhân dân cho đến khi nhân dân bầu được ban lãnh đạo cho mình.

Tuy nhiên, triển vọng của ban lãnh đạo “được nhân dân bầu lên” ở Ai Cập lại rất mong manh, do ở nước này thực ra thể chế đối lập không được hình thành trong thời gian dài, cũng như các tổ chức được lòng một bộ phận xã hội Ai Cập như “Những người anh em Hồi giáo” mới đang dần công khai hoạt động.

Sau khi chế độ Mubarak sụp đổ, liệu các phe phái ở Ai Cập có thể chung tay xây dựng đất nước.


Trong những tuần và tháng tới, hàng triệu người phản đối sẽ chia nhỏ thành những bộ phận và nhóm với những lợi ích chính trị và kinh tế rõ ràng hoặc không rõ ràng lắm. Những nhóm này sẽ bắt đầu tranh giành quyền lực.

Song dù diễn biến chưa rõ sẽ như thế nào, vẫn có xác suất là quá trình “kết tinh” phe đối lập và lợi ích của nó ở Ai Cập. Sẽ là một quá trình lâu dài và thậm chí đẫm máu, việc này sẽ biến đất nước thành một trung tâm mất ổn định mới của khu vực.

Để so sánh, cần nhắc lại những gì đã xảy ra ở Iran sau cách mạng Hồi giáo năm 1979 thành công. Bên trong Iran đã bắt đầu cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các nhóm đã lật đổ quốc vương với các cuộc xung đột đẫm máu và các cuộc khủng bố mà nạn nhân là hàng chục chính khách từ các phía khác nhau.

Trong đó có những nhân vật cao cấp như Tổng thống thứ 2 của Iran Radjai và Lãnh tụ cách mạng có uy tín thứ hai sau Khameini là giáo chủ Vĩ đại Beheshti.

Và không ai biết được điều gì sẽ xảy ra với Iran nếu Saddam Hussein không tấn công, cuộc tấn công đã mang lại cho Khameini cớ để đoàn kết đất nước nhằm chống lại kẻ thù bên ngoài, xiết chặt kỷ cương và đàn áp khốc liệt các phe đối lập của mình.

Thật may hoặc là không may, nhưng sắp tới không nước nào định tấn công Ai Cập, và chính quyền mới sẽ buộc phải tồn tại trong đấu tranh thường xuyên với các phe đối lập của mình.

Họ bắt buộc phải cố gắng không vượt quá giới hạn phản ứng quá cứng rắn, bởi vì tình huống như vậy có thể gây ra cuộc đảo chính mới. Người Mỹ cũng sẽ bị sa lầy vào cuộc đấu tranh này, bởi vì họ sẽ tìm mọi cách không để “Những người anh em Hồi giáo” hay những người Hồi giáo khác nắm lấy chính quyền ở Ai Cập và nếu họ có nắm được chính quyền thì không để nó ảnh hưởng ra toàn khu vực.

Ai Cập bất ổn, Iran hưởng lợi

Nhờ có lò lửa căng thẳng mới trong thế giới Hồi giáo, Iran có thể thở phào nhẹ nhõm và trong những năm tới tập trung hoàn thành quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân của mình. Sự xuất hiện của vũ khí này có thể biến sự yên ổn của Iran thật sự thành dài hạn.

Teheran cũng sẽ cố gắng tận dụng khoảng thời gian không phải đối phó với đòn tấn công có thể có của Mỹ và Israel để thiết lập sự kiểm soát các quá trình chính trị và kinh tế ở Iraq, nơi mà đã từ lâu Iran đã trở thành một trung tâm quyền lực không kém ảnh hưởng so với Washington.

Vì vậy, việc ra đi của Mubarak mở ra cho Iran những khả năng khu vực to lớn mà việc không tận dụng chúng sẽ là sai lầm đối với bất cứ quốc gia thành đạt và nhiều tham vọng nào, mà nước Cộng hoà Hồi giáo là một nước như vậy.

Song còn thú vị hơn nữa là tình hình ở Ai Cập, về mặt nào đó hợp nhất một phần lợi ích của Mỹ, Israel và Iran: Cả ba nước sẽ làm tất cả có thể để các sự việc ở Ai Cập không vượt qua bán đảo Sinai sang Cận Đông.

Mất đi đồng minh thân cận Mubarak là một tổn hại với lợi ích của nước Mỹ.

Về mặt nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ thảm hoạ xã hội và kinh tế, đây là khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới: Tại đây thực tế khắp nơi là là các nhóm và nhân vật không có được tính hợp pháp truyền thống không thể tranh cãi, cũng như tính hợp pháp hợp lý đang nắm quyền lực.

Thực tế tại tất cả các nước trong khu vực, phe đối lập chính quyền có thực lực không phải là những người đã tốt nghiệp ĐH Havard hoặc Sorbonne, và không phải là các đảng theo xu hướng tự do, mà là những người Hồi giáo cực đoan thật sự, những người căm thù đồng thời cả Mỹ, cả Israel, cả Iran dòng Shiite.

Việc tiếp tục dân chủ hoá Cận Đông sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho tất cả các nước có thể phải khốn khổ vì khu vực bị đạo Hồi hoá. Thật sự là nước Iran dòng Shiite rơi vào đúng nhóm các nước như vậy, cùng với Mỹ và Israel.

Sẽ là ngây thơ nếu chờ Iran sẽ có những hành động trực tiếp ngăn xuất khẩu cách mạng Ai Cập: Nước này không có đủ các nguồn lực để làm việc này, điều mà câu trả lời cứng rắn của “Những người anh em Hồi giáo” đối với Lãnh tụ Iran phần nào đã nói lên – ở Ai Cập.

Iran chưa thể hành động độc lập. Với sự giúp đỡ tích cực của Israel, Mỹ sẽ cố tiến hành việc có ít hiệu quả để ngăn chặn việc xuất khẩu cách mạng Ai Cập ra khu vực.

Iran sẽ phải củng cố vị thế của mình trong cuộc đấu tranh chính trị ở Lebanon và Iraq và thực hiện cho được việc đưa các lực lượng theo Iran lên nắm chính quyền ở những nước này, cũng như bằng mọi cách để đảm bảo sức sống ổn định cho chế độ của Bashar Asad ở Syria.

Chính quyền này đang đứng trước nguy cơ phải đối phó với cuộc cách mạng nhân dân Hồi giáo có thể xảy ra. Một nhiệm vụ khác của ban lãnh đạo Iran cho tương lai gần là phải trấn áp sự hưng phấn của phe đối lập trong nước do các sự kiện ở Ai Cập.

Phe đối lập Iran và cách mạng Ai Cập

Cần phải ghi nhận, là các cuộc biểu tình ở Ai Cập nhận được sự tán đồng không chỉ của chính quyền Teheran, mà cả của phe đối lập Iran. Một trong những thủ lĩnh đối lập Mir Hossein Mouxavi chính thức ủng hộ đối lập Ai Cập, sau khi nói thêm là “nếu chính phủ Ai Cập không gian lận bầu cử thì đã không phải đối mặt với tình hình như vậy”.

Tuy nhiên, phe đối lập Iran quan tâm đến điều khác: sự hưng phấn do các sự kiện ở Tusina và Ai Cập tạo ra có thể thúc đẩy xã hội Iran thức tỉnh và gây nên vòng xoáy mới của cuộc đấu tranh chống tầng lớp cầm quyền hiện nay.

Cho đến gần đây, như mọi người đều biết, công việc của phe đối lập Iran thật là tồi tệ: Toàn bộ các thành viên trẻ tích cực của phong trào phản kháng mùa hè năm 2009 hầu như bị bắt và bỏ tù, chính quyền bắt đầu hạn chế một cách có hiệu quả đi lại của các thủ lĩnh, mà các cuộc gặp gỡ của họ cũng không tập hợp được mấy quần chúng nữa.

Các cuộc biểu tình lớn ở Iran năm 2009.

Nhưng cái chính là chế độ đã thể hiện rõ sức mạnh của mình khi tháng 11/2010 toà án phê duyệt lệnh bắt Ali Akbar Hashemi Rafsanjani – con trai cựu Tổng thống và nhà phản đối Tổng thống đương nhiệm Ahmadinejad, nhà lãnh đạo Hội đồng xác định tính hợp lý của các quyết định.

Ông bị chính thức kết tội đầu cơ và ủng hộ các hoạt động chống chính phủ năm 2009, đúng hơn đây là lời kết tội chính Hashemi Rafsanjani – nhà tỷ phú và là chính khách hầu như công khai ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2009.

Không có một cú hích mạnh thì phe đối lập Iran khó có thể tạo ra làn sóng chống chính phủ mới (mà không có nó thì phe đối lập không thể mong đợi gì ở bầu cử Quốc hội năm 2012). Các sự kiện ở Ai Cập chính là cú hích đó. Các cuộc mít tinh tự phát đầu tiên đã diễn ra ở Teheran ngày 11/2.

Ngày 12, thủ lĩnh phe đối lập có vị trí số 2 Mehdi Kjarubi bị bắt giam tại gia, ngày 13/2 mấy nghìn người biểu tình xuống đường ở Teheran, 2 mạng Facebook và Twitter bị cấm. Tới ngày 14, Mir Hosein bị bắt giam tại gia, bắt đầu các cuộc xô sát đầu tiên giữa những người biểu tình và cảnh sát.

Khó nói trước điều gì có thể xảy ra ở Iran trong những ngày tháng tới, song hiện chưa hề có bất cứ cơ sở nào đáng kể để có thể nói tới cách mạng thực sự ở đất nước này: chính quyền hoàn toàn kiểm soát tình hình, còn phe đối lập thì bị suy yếu. Xem ra, chắc sẽ không thể có vòng xoáy mới của các cuộc biểu tình, và các bên (đối lập nhau) sẽ bắt đầu chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội năm 2012.

Nguyễn Vũ (theo Lenta)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét