Trung Quốc đề ra 'chiến lược quân sự mới'

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:17 AM, 02/08/2011

Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mới đây tuyên bố thực thi một chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự theo phương thức mới.

>> Trung Quốc 'kéo bè' thách thức phương Tây?

"Phương hướng phát triển chung hiện nay nên là thúc đẩy công nghệ quốc phòng bởi có như vậy thì quân đội ta mới có thể nâng cao khả năng tác chiến”, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh.

Sau khi chiến lược mới của Chủ tịch Đào được đưa ra, nhật báo của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc viết một bài xã luận kêu gọi các binh sĩ và sĩ quan khẩn trương thực hiện chiến lược này.

Bài báo cũng nhận định, quân đội Trung Quốc vừa qua đạt được rất nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt nhờ đi theo đường lối chiến lược mới của Chủ tịch Hồ.

Thêm vào đó, bài báo kêu gọi các binh sĩ cũng như sĩ quan đề cao tinh thần cảnh giác và nhận thức rõ về nhiệm vụ của mình trong bối cảnh cạnh tranh quân sự trên thế giới ngày càng khốc liệt, đồng thời chiến tranh hiện đại cũng không ngừng “biến hóa”.

Ông Hồ Cẩm Đào đề ra chiến lược phát triển quân sự mới. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, để hưởng ứng lời kêu gọi thực thi chiến lược mới của ông Hồ Cẩm Đào, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố chính thức khai trương trang web với cả hai tiếng Anh và Trung.

Theo hãng tin Xinhua, trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc www.mod.gov.cn hoạt động thử nghiệm từ hai năm qua nhưng hôm qua mới chính thức ra mắt và có thêm phiên bản cho điện thoại di động.

Trong thời gian thử nghiệm vừa qua, trung bình mỗi ngày trang mạng này thu hút hơn 10 triệu lượt truy cập.

BBC nhận định, động thái này của Trung Quốc nhằm “tuyên truyền về sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh đang có không ít lo ngại về sự cứng rắn của nước này trong nhiều vấn đề, điển hình là tranh chấp chủ quyền ở biên Đông”.

Trà My (theo Xinhua, BBC)


BAODATVIET.VN
Cân đo sức mạnh quân sự Mỹ, Trung
Cập nhật lúc :6:50 AM, 02/08/2011

Tài xế taxi Jin Yinjian có vài lời khuyên cho những người đang lo lắng về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, gồm cả chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này. Đó là, hãy quen với việc Trung Quốc giương oai.

Ông nói: “Tôi tự hào vì chúng tôi sẽ có chiếc tàu sân bay đầu tiên. Đó là dấu hiệu về sức mạnh đang lên của Trung Quốc, tất cả các nước lớn nên có hàng không mẫu hạm”.

Trong khi Mỹ dự định đưa quân khỏi Iraq và Afghanistan thì nước này vẫn cảnh giác với những mối đe dọa đang nổi lên ở phía Đông. Trong suốt hai thập niên qua, Trung Quốc bổ sung thêm cho quân đội khá nhiều tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và đáng kể hơn cả là phát triển tên lửa tấn công, có khả năng hạ máy bay tàng hình và tàu hải quân lớn nhất của Mỹ, gồm cả tàu sân bay.

Cùng lúc, Trung Quốc tuyên bố, lãnh hải nước này kéo dài hàng trăm dặm vượt xa khỏi bờ biển của họ, lấn cả vào khu vực của những nước láng giềng và những nơi mà Mỹ coi là vùng lãnh hải quốc tế. Bắc Kinh đặt hơn 1.000 tên lửa đạn đạo nhằm vào Đài Loan, một đồng minh của Mỹ. Nhiều nước phàn nàn với Mỹ về việc đối đầu với Trung Quốc ở ngoài biển.

Trung Quốc tuyên bố, nước này chỉ phát triển vũ khí phòng vệ và bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự nói, Mỹ dường như đang có một quan điểm khác về tuyên bố của Trung Quốc khi Lầu Năm Góc đang phát triển một thế hệ máy bay ném bom mới có thể bay xa ngoài tầm với của radar. Oanh tạc cơ tầm xa là công cụ ngăn chặn những đối tượng tìm cách cản đường của chúng tôi, Thiếu tướng không quân Mỹ Noel Jones cho biết.

Jones không đề cập tới việc Trung Quốc là đối thủ tiềm năng của chiếc oanh tạc cơ mới. “Ông Jones không cần nói thẳng ra”, Roger Cliff, một nhà nghiên cứu quốc phòng độc lập, chuyên gia về Trung Quốc đồng thời là cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Ông nói: “Trung Quốc là một trong những nước mà Mỹ chắc chắn nghĩ tới khi chế tạo máy bay ném bom. Khả năng tấn công của Trung Quốc sẽ tăng dần trong thập niên tới. Tới cuối thập niên này, chúng ta không thể tránh đòn. Họ có thể tiến hành các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình”.

Trung Quốc trở nên giàu có kỳ lạ từ khi từ bỏ các chính sách kinh tế cũ vào những năm 1980 và mở cửa hơn. Số tiền mà Trung Quốc mới kiếm được từ người tiêu dùng phương Tây phần lớn đều đổ về cho Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, Lầu Năm Góc cho hay.

Kể từ năm 1989, mỗi năm chi tiêu quốc phòng Trung Quốc đều tăng gần 13%, báo cáo hàng năm 2010 trình lên Quốc hội của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy. Tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh cho biết, ngân sách hàng năm của quân đội là 78,6 tỷ USD.

Ngân sách năm tài khóa 2012 mà Lầu Năm Góc đề xuất là 676 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Viện Kinh doanh Mỹ, một tổ chức cố vấn tập trung vào quân sự, quân đội Mỹ đang thiếu tiền và không thể chống lại các mối đe dọa của Trung Quốc đặt ra cho các đồng minh của nước này ở Đông Á do chi tiêu quốc phòng bị giảm.

Dù Mỹ chi tiêu nhiều hơn nhưng chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc gần tới mức 300 tỷ USD và nó chỉ tập trung ở một vùng là Đông Á. Trong khi đó, khoản tiền mà Mỹ bỏ ra phải phủ khắp nhiều vùng trên thế giới.

Chi tiêu quốc phòng của Mỹ đạt đỉnh là 517 tỷ USD vào năm 1985. Sau đó, chi tiêu cho quốc phòng giảm trong 15 năm tiếp theo và chỉ tăng vọt sau sự kiện ngày 11/9/2001, tăng ở mức trung bình là 4,4% năm. Năm mươi năm trước, chi tiêu quốc phòng Mỹ chiếm 47% tổng chi tiêu của liên bang và giờ đây nó chỉ chiếm 19%, Văn phòng quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng cho hay.

Cho tới thời điểm này, Mỹ triển khai nhiều tàu và tàu chiến trên toàn thế giới hơn các quốc gia khác nhưng chỉ trong hai thập niên Trung Quốc tạo ra một lực lượng tàu ngầm và tàu chiến lớn nhất ở châu Á. Không quân Trung Quốc được bổ sung thêm hàng trăm máy bay chiến đấu, có thể sánh được với các máy bay F-15 và F-16 của Mỹ. Năm nay, quân đội Trung Quốc thông báo, thử thành công một máy bay chiến đấu mới - chiếc J-20 dường như có khả năng tàng hình, tránh được radar.

Trung Quốc cũng tuyên bố chuẩn bị hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên và phát triển tên lửa chống hạm, có thể bay xa gần 1.500km, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.

Do sức mạnh quân sự tăng, Trung Quốc tăng cường đối đầu với đồng minh của Mỹ tại biển Đông và thậm chí còn đối đầu với cả tàu Mỹ ở Hoàng Hải. biển Đông là một vùng rộng lớn, hơn 1 triệu dặm vuông, chứa nhiều dầu và khí tự nhiên.

Trong tháng 5, tàu quân sự của Trung Quốc hai lần cắt cáp của tàu Việt Nam. Hồi tháng 3, hai tàu của Trung Quốc đe dọa một tàu khai thác khí của Philippines. Trung Quốc đói năng lượng đang quấy rối những nỗ lực khai thác dầu và khí của hai nước. Mùa thu năm ngoái, một tàu đánh cá của Trung Quốc va chạm với hai tàu tuần tra Nhật gần một hòn đảo ở biển Hoa Đông mà hai nước đều giành chủ quyền. Đài Loan cũng phàn nàn rằng Trung Quốc bắn tên lửa đạn đạo qua eo biển Đài Loan.

Thế giới chú ý tới vị thế quân sự mới của Trung Quốc, kết quả thăm dò thái độ của người dân toàn cầu do Trung tâm nghiên cứu Pew công bố ngày 14/7 cho thấy. Thăm dò cho thấy, 15/22 nước nói, Trung Quốc sẽ hoặc thay thế Mỹ với tư cách là siêu cường hàng đầu thế giới. Phần đông các nước thăm dò nói, sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là một điều không tốt.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai mới đây cảnh báo, một số quốc gia đang “đùa với lửa” và ông bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc. Trung Quốc kêu gọi đàm phán để giải quyết tranh chấp và Mỹ sẽ không tham gia đàm phán.

Đô đốc Michael Mullen, chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Mỹ bày tỏ lo ngại về những hành động của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh đầu tháng này, ông Mullen nói, Trung Quốc phải tôn trọng tự do hàng hải.


Theo VietnamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét