Việt Nam sẽ có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại

Tiền Phong Online:
08:37 | 04/08/2011

> Lợi ích dân tộc là trên hết

TP - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 3-8, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại.

Ông Thanh nói: Quân đội sẽ được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, Hải quân, Phòng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử…sẽ đi thẳng vào hiện đại để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước.

Các quân chủng kỹ thuật phải đi trước và xây dựng con người hiện đại, có khả năng làm chủ các vũ khí có hàm lượng công nghệ cao. Chứ không phải hiện đại để gây trở ngại cho nước khác. Khi kinh tế phát triển thì quân đội phải hiện đại để nâng cao khả năng tự vệ.

Thưa ông, chúng ta đã công khai việc mua 6 tàu ngầm, đến nay tiến trình chuyển giao cụ thể ra sao?

Đây là kế hoạch dài hạn từ nay đến 2020, trước mắt 5-6 năm tới ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại. Nhưng như tôi nói, ta có mua tàu ngầm, tên lửa, máy bay, khí tài cũng là để tự vệ, bảo vệ hòa bình chủ quyền chứ không có ý định đe dọa, hay có ý đồ xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

Theo tôi biết các nước trên thế giới đều làm vậy nên không thể nói đó là chạy đua vũ trang. Anh có khả năng đến đâu thì mua sắm đến đó, nhưng chúng ta phải căn cứ vào khả năng tài chính của mình. Chúng ta không vượt quá khả năng vì còn nhiều vấn đề an sinh, ổn định xã hội bởi trong ấm thì ngoài mới êm.

Bộ trưởng có nói nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là tăng cường đối ngoại quốc phòng. Vậy làm sao để ta có thể tranh thủ ủng hộ của dư luận quốc tế trong vấn đề biển Đông?

Ta vẫn làm trên nguyên tắc bảo vệ bằng nội lực dân tộc cộng sức mạnh thời đại. Sức mạnh thời đại bây giờ không còn như thời kỳ chiến tranh lạnh, phân ra các phe. Bây giờ sức mạnh thời đại là sự ủng hộ chính nghĩa, cái đúng.

Muốn vậy, ta phải chủ động cung cấp thông tin minh bạch, chính xác để thế giới biết ai, đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa chứ không phải chúng ta lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về giải quyết vấn đề biển Đông như giải quyết song phương hay đa phương, quan điểm Bộ trưởng ra sao?

Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN, tôi nêu rõ: Vấn đề gì còn tranh chấp song phương thì giải quyết song phương, ví dụ Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và vùng cửa vịnh Bắc Bộ thì sẽ giải quyết song phương theo luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982.

Còn vấn đề Trường Sa… thì phải giải quyết giữa các bên có liên quan. Hoặc đường chín khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của Việt Nam, Malaysia, Indonesia… thì phải giải quyết đa phương, không thể song phương được. Vấn đề quốc tế thì phải giải quyết với nhiều bên trên cơ sở công khai, minh bạch chứ không giải quyết riêng với từng nước. Như thế các bên mới chấp nhận được.

Hà Nhân ghi

khoahoc.baodatviet.vn:
6:48 AM, 04/08/2011

Đó là kiến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học nước tại hội nghị quốc tế về Công nghệ điện tử - Truyền thông và các lĩnh vực liên quan - ATC 2011 và Hội thảo quốc tế về Cơ sở hạ tầng cho Công nghệ thông tin- GIIS 2011 tổ chức từ ngày 2 đến ngày 6.8 tại TP.Đà Nẵng.
Hội thảo do Hiệp hội Truyền thông IEEE (IEEE Communication Society) phối hợp với Hội vô tuyến điện tử Việt Nam (REV) và Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đồng tổ chức.
Giáo sư Ngô Bảo Châu tham quan vệ tinh nhỏ F-1 do nhóm nghiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu không gian Fspace, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT-Đại học FPT chế tạo; Ảnh nhỏ (dưới, bên phải): Vệ tinh nhỏ F-1 (Ảnh: ĐH FPT)

Sẽ có điện thoại chuyên dụng cho ngư dân

Tại hội nghị, đại diện Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, đến năm 2012, đơn vị sẽ tung ra thị trường dòng điện thoại chuyên dụng cho ngư dân, các tàu cá và tàu hải quân để liên lạc với đất liền. Được thiết kế sử dụng ăng- ten ngoài, có hệ số khuyếch đại lớn, thu nhiều phương khác nhau, thiết bị này giúp ngư dân và các chiến sỹ hải quân liên lạc trong cự ly 120km, xa hơn so với máy di động cầm tay thông thường 30%. Ngoài ra, thiết bị còn tích hợp các tính năng của đài thu AM, FM và thiết bị xác định tọa độ GPS.

Việc nghiên cứu điện thoại có thể liên lạc các trạm trạm thu phát sóng di động (BTS) ven biển tới 120km là một thành công ngoài mong đợi mà Việt Nam là nước đầu tiên làm được. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dựng hàng loạt trạm BTS ở các quần đảo, nhà giàn, các dàn khoan dầu khí. Đến nay 100% các điểm trọng yếu đã được phủ sóng, đảm bảo liên lạc cho quân, dân trên các đảo, cán bộ nhân viên khai thác dầu khí trên các giàn khoan.

Trong khi đó Phòng nghiên cứu không gian Fspace, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT-Đại học FPT) cũng cho biết, Phòng đang phối hợp cùng Trung tâm công nghệ vũ trụ Angstrom-ĐH Uppsala,Thụy Điển) tiến hành dự án chế tạo vệ tinh siêu nhỏ F-1 (10x10x10cm/1kg).

Theo kế hoạch, F-1 được phóng trực tiếp bằng máy bay vào cuối năm nay mang theo máy ảnh độ phân giải thấp và các cảm biến nhiệt độ, từ trường. Mục tiêu của F-1 là học tập, làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh siêu nhỏ. Nhóm nghiên cứu cho rằng vệ tinh nhỏ là giải pháp khả thi, tiết kiệm được về mặt thời gian nghiên cứu, chế tạo; kinh phí đầu tư... nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu như viễn thám, giám sát lãnh hải.

Phương tiện làm chủ vùng biển quốc gia

Tiến sỹ Vũ Như Vân (trường Đại học Thái Nguyên) cho biết, an ninh biển Đông đang có nhiều diễn biến mới, phức tạp, ảnh hưởng xấu đến khai thác tài nguyên biển Việt Nam và các nước lân cận.Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống kiểm soát biển và các hệ thống thông tin và định vị trên biển hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế để kịp thời báo cáo các diễn biến mới nhất trên vùng biển thuộc chủ quyền.

Đồng tình với nhận định trên, ông Dư Văn Toán - Viện nghiên cứu quản lý biển và hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo cho biết thêm: “Trong bối cảnh tình hình biển Đông phức tạp, hệ thống thông tin liên lạc tối ưu sẽ góp phần quan trọng trong việc trợ giúp ngư dân, các tàu hải quân, các nhà giàn....

Kỹ sư Phan Ngọc Quang (Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam-VISHIPEL- thuộc Cục Hàng hải Việt Nam) kiến nghị, Việt Nam cần sớm đầu tư xây dựng một hệ thống quản lý giao thông hàng hải (gọi tắt là hệ thống VTS), ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý và đảm bảo an toàn hàng hải. Hệ thống VTS có thể theo dõi sự di chuyển của phương tiện vận tải thủy, hỗ trợ đắc lực cho công tác điều hành và quản lý hàng hải, góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế ách tắc luồng tàu, bảo vệ tốt môi trường.

Trên cơ sở quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, hệ thống VTS sẽ dự kiến được triển khai tại các cảng tổng hợp quốc gia- trung chuyển quốc tế, cửa ngõ quốc tế, sau đó tiếp tục triển khai tại các cảng đầu mối-cảng khu vực, hình thành một mạng lưới VTS thống nhất đồng bộ trên cả nước.
Đoàn Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét