Nhật Bản lên tiếng lo ngại Trung Quốc

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :9:06 AM, 05/08/2011
Nhật Bản bày tỏ quan ngại về sự quyết đoán và mở rộng tầm với của hải quân tại các vùng biển lân cận và Thái Bình Dương cũng như đối với tính “mập mờ” trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.

Trong báo cáo quốc phòng hàng năm vừa được công bố, Tokyo cũng chỉ rõ các mối đe dọa do các vụ thử hạt nhân và phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới của Triều Tiên và việc tranh chấp đảo kéo dài với Nga.

Bản báo cáo, được nội các của Thủ tướng Naoto Kan thông qua, đề cập đến việc gần đây Trung Quốc đã dính líu vào các vụ tranh chấp đảo với Nhật và một số nước ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và Philippines. Bản báo cáo nói rằng, trong bối cảnh như vậy “Xu hướng phát triển trong tương lai của Trung Quốc có thể là nguồn gốc lo ngại.”

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Toshimi Kitazawa, giải thích với báo chí rằng sử dụng từ “quyết đoán” trong bản dịch bằng tiếng Anh (assertive) “với suy nghĩ là toàn thể cộng đồng quốc tế có thể sẽ nhận thức theo cách đó, và đó cũng là một cách để bày tỏ hy vọng của chúng tôi rằng Trung Quốc sẽ giải quyết những vấn đề này bằng quan hệ thân hữu.”

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc, ông Toshimi Kitazawa và Lương Quang Liệt.

Báo cáo quốc phòng của Nhật cũng nhận xét chi phí quốc phòng của Trung Quốc là không minh bạch khi nhận định ngân sách quốc phòng được Trung Quốc công khai “được dư luận rộng rãi coi chỉ là một phần của tổng số tiền Bắc Kinh thực sự chi cho các mục đích quốc phòng”.

“Mập mờ trong chính sách quốc phòng và trong các hoạt động quân sự gây lo ngại cho khu vực, kể cả Nhật Bản, và cho cộng đồng quốc tế. Và chúng ta cần phải phân tích một cách cẩn thận.”

Bản báo cáo dự đoán Trung Quốc sẽ mở rộng các hoạt động thường xuyên của hải quân tại Biển Đông, Đông Hải và Thái Bình Dương. "Xét đến việc hiện đại hóa của lực lượng hải quân và không quân của Trung Quốc gần đây, khu vực bị ảnh hưởng bởi khả năng này rất có thể sẽ vượt ra ngoài vùng biển lân cận của nước này.”

Theo báo cáo này, triển vọng quốc phòng của Nhật Bản đã từ bỏ một nhận thức về mối đe dọa xâm lược kiểu chiến tranh lạnh từ Liên Xô, vì Nhật Bản đã tăng cường lực lượng bộ binh, không quân và hải quân trên đảo Nansei, phía cận Nam, gần các đảo đang bị tranh chấp ở Đông Hải, Trung Quốc.

Trong khi đó, hôm nay 4/8 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc (Ma Zhaoxu) nói rằng kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng của mình là “hoàn toàn nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “không nhằm vào bất kỳ nước nào.”

Trong bản tuyên bố chuẩn bị sẵn ông Mã nói: "Sách trắng quốc phòng 2011 của Nhật Bản đã đưa ra những bình luận thiếu trách nhiệm về công cuộc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ của mình.” Và “Sự phát triển của Trung Quốc đang tạo ra những cơ hội đáng kể cho tất cả các nước, kể cả Nhật bản, và Trung Quốc đã và sẽ không bao giờ là mối đe dọa cho bất kỳ nước nào”.

>> Nhân lúc Nhật gặp nạn, chiếm Điếu Ngư?
>> Nhật Bản đề phòng 'ngư dân Trung Quốc chiếm đảo'

>> Trung Quốc: Nhật Bản hãy tránh xa đảo Điếu Ngư
>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?
Phạm Ngọc Uyển

quocphong.baodatviet.vn
Cập nhật lúc :5:15 PM, 14/03/2011
Nhật Bản đang hứng chịu thiên tai nặng nề. Vậy mà lại có người theo chủ nghĩa cơ hội cho rằng đây là thời điểm tốt để tiến hành chiếm đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Báo Hoàn Cầu ngày 13/3 dẫn nguồn tin từ báo Đài Loan cho biết, sau khi Nhật Bản phải hứng chịu những thiệt hại nặng nền từ cơn động đất 8,9 độ richter, lãnh đạo của Đài Loan ông Mã Anh Cửu đã gửi lời chia buồn sâu sắc với nhân dân Nhật Bản đồng thời cũng trợ giúp nhân dân Nhật Bản với số tiền là 100 triệu Đô La Đài Loan.

Tuy nhiên, Đài Loan lại có rất nhiều những dư luận khác nhau xung quanh vụ động đất này. Phần lớn nhân dân Đài Loan cho rằng Nhật Bản cần giúp đỡ nhưng cũng có một số bộ phận cho rằng, nhân lúc Nhật Bản đang “loay hoay” trước cơn động đất lịch sử, Đài Loan nên tận dụng chiếm lại hòn đảo Điều Ngư, đang tranh chấp với Nhật Bản (phía Nhật Bản gọi là Senkaku).

Trong số đó điển hình là trợ lý Triệu Trí Viên của ông Hoàng Chiêu Thuận, Ủy viên lập pháp của Quốc Dân Đảng đã tuyên truyền trên mạng Facebook rằng, “Tại sao phải trợ giúp Nhật Bản? sao không nhân cơ hội này chiếm đóng đảo Điếu Ngư”.

Theo báo Hoàn Cầu, trên Facebook, ông Triệu Trí Viên bày tỏ mong muốn tấn công Tokyo của mình một cách công khai, đồng thời cũng cho rằng việc trợ giúp Nhật Bản trong hoà cảnh này đã bỏ phí cơ hội chiếm đảo Điếu Ngư. Tờ báo này lặp lại nhiều lần xác nhận cho biết, đó chính xác là phát ngôn của trợ lý Ủy viên lập pháp Quốc Dân Đảng, Hoàng Chiêu thuận.

Tuy nhiên Ngày 12/3, ông Hoàng Chiêu Thuận lên tiếng thanh minh cho câu nói này của viên trợ lý trên Facebook. Ông còn cho biết, trợ lý của mình đã hỗ trợ nhân dân Nhật bản 50.000 đô la Đài Loan.

Ý kiến của ông Triệu Trí Viên nhận được rất nhiều lời phê bình và chỉ trích từ phía cộng đồng mạng của Đài Loan. Triệu Trí Viên biện hộ cho câu nói của mình bằng cách cho rằng, ông không phản đối các hành động cứu trợ Nhật Bản nhưng đối với tình hình kinh tế của Đài Loan hiện nay mà nói, việc hỗ trợ tiền cho Nhật Bản chính là hành động “tự cắt vào bao tử của mình”.

Hoàng Long (theo Hoàn Cầu)
Nguyen khoa

Năm 1938, Hoàng Hà & Trường Giang cùng lúc bể đê dẫn đến đại hồng thủy, giết chết 20 triệu người, thì nhật tấn công Trung Quốc. Đây là cuộc tấn duy nhất trong hơn 4.000 năm lich sữ của Nhật, trực tiếp giết 5 triệu người nhưng kết thúc chỉ có vài trăm ngàn người chết vì bị mỹ ném 2 quả bom nguyên tử.



XuanThinh
Cộng đồng thế giới không bao giờ ngồi yên nếu như hành động này xảy ra.

Tung Bach

Thảm họa không chỉ với Nhật Bản mà còn đe dọa hòa bình thế giới bởi các thế lực phản động quốc tế càng có cơ hội phát triển. Cùng chia sẻ khó khăn với nhân dân Nhật Bản, chúng ta cần cảnh giác và sẵn sàng với thách thức mới khó khăn hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo.



hailong

Ở ác gặp ác! Gieo gió thì gặt bão. Không phải chỉ là luật nhân quả của trời đất. Gieo bạo lực thì người cũng dùng bạo lực trấn áp lại thôi. Kẻ tham lam bỉ ổi đâu thể ngôi yên hưởng thụ sau khi cướp phá người khác! Trong lịch sử cho thấy rõ ràng. Liên minh khu vực sẽ chặn ngay lập tức những hành động tồi tệ này.



Mai thanh

Xem ra Nhật Bản và cộng đồng quốc tế cũng nên cảnh giác.



satthat

Mọi chuyện đều có thể xảy ra, kẻ biết cơ hội luôn là người chiến thắng. 4.000 năm lịch sử Việt Nam dạy cho chúng ta biết điều đó mà.



le thanh tu
Mong rằng Nhật Bản nhanh thoát khỏi tình trạng khó khăn này.

vô ngọc dũng

Tranh thủ sự suy yếu của kẻ khác để kiếm lợi cho bản thân mình là kẻ cơ hội. Thật bỉ ổi và đáng khinh. Giả dụ lúc Trung Quốc đang hoạn nạn, Ấn độ thừa cơ xâm lấn thì sẽ nghĩ như thế nào?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét